CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO - TENAMYD
2.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty
2.3.3 Phân tích kh ả năng thanh toán của công ty qua 3 năm (2013 - 2015)
Để hiểu sâu hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng ta tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số nợ, hệ số đảm bảo nợ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán tại công ty qua 3 năm (2013 - 2015)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
(+/-) % (+/-) %
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền VNĐ 16.281.993.996 22.344.039.550 12.822.441.628 6.062.045.554 37,23 (9.521.597.922) (42,61) 2. Hàng tồn kho VNĐ 129.235.765.197 148.864.781.810 216.896.540.104 19.629.016.613 15,19 68.031.758.294 45,70 3. Khoản phải thu VNĐ 213.758.451.298 139.235.366.789 149.026.276.045 (74.523.084.509) (34,86) 9.790.909.256 7,03 4. Tài sản ngắn hạn VNĐ 361.257.188.193 314.580.525.604 383.468.887.873 (46.676.662.589) (12,92) 68.888.362.269 21,90 5. Tổng tài sản VNĐ 424.967.972.630 377.689.283.057 444.027.051.604 (47.278.689.573) (11,13) 66.337.768.547 17,56 6. Nợ ngắn hạn VNĐ 360.522.524.347 312.890.979.018 382.538.358.911 (47.631.545.329) (13,21) 69.647.379.893 22,26 7. Nợ phải trả VNĐ 377.760.437.527 328.088.892.198 396.696.272.091 (49.671.545.329) (13,15) 68.607.379.893 20,91 8. Vốn chủ sở hữu VNĐ 47.207.535.103 49.600.390.859 47.330.779.513 2.392.855.756 5,07 (2.269.611.346) (4,58) 9. Tổng nguồn vốn VNĐ 424.967.972.630 377.689.283.057 444.027.051.604 (47.278.689.573) (11,13) 66.337.768.547 17,56 10. Hệ thống thanh
toán tổng quát Lần 1,12 1,15 1,12 0,03 (0,03)
11. Hệ số thanh toán
hiện hành Lần 1,00 1,01 1,00 0,003 (0,003)
12. Khả năng thanh
toán nhanh Lần 0,64 0,53 0,44 (0,11)
(0,09)
13. Khả năng thanh
toán tức thời Lần 0,05 0,07 0,03 0,03 (0,04)
14. Hệ số nợ Lần 0,89 0,87 0,89 (0,02) 0,02
15. Hệ số đảm bảo
nợ Lần 0,12 0,15 0,12 0,03 (0,03)
(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Dược TW Medipharco–Tenamyd qua 3 năm 2013 - 2015)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng số liệu 2.9 thể hiện chi tiết khả năng thanh toán của công ty cổ phần Dược TW Medipharco-Tenamyd qua 3 năm 2013 - 2015.
Hệ số thanh toán tổng quát
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ của công ty, nó cho biết 1 đồng nợ được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản.
Số liệu ở bảng 2.9 cho ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2013, chỉ tiêu này đạt giá trị là 1,12 lần, tức là cứ 1 đồng nợ sẽ được đảm bảo bởi 1,12 đồng tài sản. Năm 2014 là 1,15 đồng, tăng 0,03 đồng so với năm 2013. Nhưng đến năm 2015 thì chỉ tiêu này lại là 1,12 đồng, lại giảm đi 0,03 đồng so với năm 2014.
Hệ số thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm dù biến động không ổn định nhưng đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản công ty đủ để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tài sản của công ty được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc giá gốc, do vậy chỉ tiêu này phản ánh không hoàn toàn chính xác về khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty.
Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Trong đó, tổng tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi hệ số này thấp, thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Biểu đồ 2.3 : Hệ số thanh toán hiện hành
Nhìn vào bảng số liệu phân tích và biểu đồ trên, ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có thấp và không có biến động đáng kể qua từng năm. Năm 2014, hệ số này có giá trị là 1,01 lần, nghĩa là 1,01 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2015, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm nhẹ xuống còn 1,00 lần, tức là công ty có 1,00 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nhìn chung khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn thấp và có thể sẽ xảy ra các rủi ro tài chính. Vì vậy, công ty cần nâng cao khả năng thanh toán hơn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Bởi có những tài sản HTK chưa thể bán ngay hay các khoản chi phí trả trước do công ty mua sắm mới công cụ dụng cụ, vật tư nên chúng có khả năng thanh toán thấp, không thể chuyển ngay thành tiền trong ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán đúng thời hạn khi xảy ra những biến động lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta cần sử dụng thêm chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn 361257188193,0 314580525604,0 383468887873,0 Nợ ngắn hạn 360522524347,0 312890979018,0 382538358911,0
Hệ số thanh toán hiện hành 001 001 001
001 001 001 001 001 001 001 001 001 001
,0 50000000000,0 100000000000,0 150000000000,0 200000000000,0 250000000000,0 300000000000,0 350000000000,0 400000000000,0 450000000000,0
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
phải bán đi hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn. Yếu tố HTK là loại tài sản khó chuyển thành tiền một cách dễ dàng nên đã bị loại trừ. Chính xác hơn thì TSNH khác cũng bị loại trừ nhưng đối với tỷ trọng của nó trong tổng tài sản của công ty là quá ít qua 3 năm chỉ trên dưới 1% nên ảnh hưởng không đáng kể.
Thông thường hệ số thanh toán nhanh phải ít nhất bằng 0,5 là chấp nhận được.
Hệ số này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao kéo dài có thể dẫn đến vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp quá chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể.
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh không. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
Biểu đồ 2.4 : Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn 361257188193,0 314580525604,0 383468887873,0 Hàng tồn kho 129235765197,0 148864781810,0 216896540104,0 Nợ ngắn hạn 360522524347,0 312890979018,0 382538358911,0
Hệ số thanh toán nhanh 0,64 0,53 0,44
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
,0 50000000000,0 100000000000,0 150000000000,0 200000000000,0 250000000000,0 300000000000,0 350000000000,0 400000000000,0 450000000000,0
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty từ năm 2013 - 2015 đều thấp, nhỏ hơn 1.
Năm 2013, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,64 lần, chỉ số trong năm này vẫn lớn hơn 0,5 nên tình hình thanh toán của công ty vẫn được đánh giá tương đối tốt. Sang năm 2014, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 0,53 lần. Chỉ có 0,53 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là vì tài sản ngắn hạn giảm 12,92% đồng thời hàng tồn kho cũng tăng cao với tốc độ tăng 15,19% làm hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm, mặt khác dù nợ ngắn hạn giảm 13,21% nhưng vẫn không đủ kéo hệ số này tăng lên. Sự giảm sút trong khả năng thanh toán nhanh này đã phản ánh tình hình thanh lý hàng tồn kho của Công ty, khả năng thanh toán nhanh vẫn còn thấp.
Qua năm 2015, hệ số này tiếp tục có xu hướng giảm so với năm trước, giảm xuống còn 0,44 lần. Cả 3 chỉ tiêu ảnh hưởng đến hệ số này đều tăng trong năm 2015 nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (21,90%) chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho (45,70%) và nợ ngắn hạn nên hệ số này tăng. Hệ số thanh toán nhanh năm 2015 nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn hạn nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho, như vậy tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn không cao, khiến uy tín của công ty không được đảm bảo trong suốt quá trình thu chi thanh toán và mua bán hàng hóa.
Khả năng thanh toán tức thời
Ngoài hai chỉ tiêu trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời. Nó được tính bằng cách lấy tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền và tương đương tiền chia cho nợ ngắn hạn trong kỳ của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Biểu đồ 2.5 : Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Năm 2013, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,05 lần, nghĩa là 0,05 đồng tiền và tương đương tiền sẽ đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, nhưng sang năm 2014 nó đã tăng lên thành 0,07 lần, không nằm trong khoản từ 0,1 cho đến 0,5 cho thấy khả năng thanh toán tức thời năm 2013 không được đánh giá tốt. Qua đến năm 2015, hệ số này lại giảm xuống còn 0,03 lần, điều này bị chi phối bởi biến động giảm của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền (có tốc độ giảm 42,61% so với năm 2014), hơn nữa chỉ tiêu nợ ngắn hạn năm 2015 cũng tăng đáng kể (tốc độ tăng 22,26%).
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty trong 3 năm 2013 – 2015 luôn dưới 0,1 cho thấy đây là hệ số này rất thấp, dễ gặp rủi ro trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu cần thiết khi khách hàng hay nhà cung cấp yêu cầu, dễ dẫn đến mất uy tín trong kinh doanh.
Việc lượng tiền dự trữ không đủ đáp ứng khả năng chi trả sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty trong việc các nhà cung cấp, cũng như các tổ chức tín dụng bất ngờ thu hồi lại các khoản nợ. Tuy nhiên việc này lại có khả năng xảy ra rất thấp, nên việc sử dụng vốn đi chiếm dụng để gia tăng hiệu quả của lợi nhuận là một biện pháp tốt, cũng như sử dụng tiền trong việc thúc đẩy nhanh quá trình xoay vòng vốn cho công ty. Nhưng công ty cũng không nên chủ quan mà phải có hướng đề phòng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tiền và các khoản tương
đương tiền 16281993996,0 22344039550,0 12822441628,0 Nợ ngắn hạn 360522524347,0 312890979018,0 382538358911,0
Khả năng thanh toán tức thời 0,05 0,07 0,03
0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08
,0 50000000000,0 100000000000,0 150000000000,0 200000000000,0 250000000000,0 300000000000,0 350000000000,0 400000000000,0 450000000000,0
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
những rủi ro không đáng có trong những năm tới. Đồng thời công ty cần phải giảm các khoản phải thu khách hàng nhằm làm tăng tồn quỹ trong công ty, qua đó làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty ngày càng tốt hơn.
Thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta có thể thấy rằng. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, với nhà cung cấp trong thời gian tới, song nếu khách hàng yêu cầu thanh toán gấp các khoản nợ là còn hạn chế với công ty.
Đây là hạn chế không phải chỉ của công ty mà là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Và công ty phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ, có biện pháp tăng khả năng thanh toán của mình tạo những thuận lợi trong hoạt động với khách hàng, với nhà cung ứng.
Hệ số nợ
Hệ số tổng nợ trên tổng nguồn vốn cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn có bao nhiêu đồng là nợ phải trả. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Hệ số nợ càng thấp cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng vốn chủ sỡ hữu và ngược lại.
Biểu đồ 2.6 : Hệ số nợ
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nợ phải trả 377760437527,0 328088892198,0 396696272091,0 Tổng nguồn vốn 424967972630,0 377689283057,0 444027051604,0
Hệ số nợ 0,89 0,87 0,89
0,86 0,865 0,87 0,875 0,88 0,885 0,89 0,895
,0 50000000000,0 100000000000,0 150000000000,0 200000000000,0 250000000000,0 300000000000,0 350000000000,0 400000000000,0 450000000000,0 500000000000,0
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Trong 3 năm nghiên cứu thì hệ số này biến động như sau:
Năm 2014, hệ số nợ này đã giảm 0,02 lần so với năm 2013, đạt giá trị là 0,89 lần, nghĩa là cứ 1 đồng vốn hình thành tài sản sẽ có 0,89 đồng nợ phải trả. Nguyên nhân là do trong năm 2013, trong khi tổng nguồn vốn có tốc độ giảm là 11,13% thì nợ phải trả lại có tốc độ giảm lớn hơn, giảm xuống 13,15%. Đến năm 2015, hệ số nợ của công ty lại tăng nhẹ lên thành 0,89 lần do biến động tăng đồng thời của cả 2 nhân tố nợ phải trả và tổng nguồn vốn, tuy nhiên tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn làm cho hệ số nợ của công ty năm 2015 tăng nhẹ.
Trong cả 3 năm 2012 – 2014, hệ số nợ của công ty đều lớn hơn 0,5 tức là hơn 50% tổng tài sản của công ty qua 3 năm nghiên cứu được tài trợ bởi nợ phải trả. Điều này cho thấy công ty biết khai thác tối đa đòn bẩy tài chính, tức là biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Tuy nhiên bên cạnh đó, chỉ số này cũng mang ý nghĩa doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, khả năng tự chủ của doanh nghiệp thấp,điều này sẽ gây khó khăn sức ép rất lớn cho công ty trong việc thanh toán các khoản vốn vay khi đến hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn. Do đó, công ty cần có biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp hơn.
Hệ số đảm bảo nợ
Biểu đồ 2.7 : Hệ số đảm bảo nợ
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Vốn chủ sở hữu 47207535103,0 49600390859,0 47330779513,0 Nợ phải trả 377760437527,0 328088892198,0 396696272091,0
Hệ số đảm bảo nợ 0,12 0,15 0,12
0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 0,14 0,16
,0 50000000000,0 100000000000,0 150000000000,0 200000000000,0 250000000000,0 300000000000,0 350000000000,0 400000000000,0 450000000000,0
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua biểu đồ phân tích trên ta thấy, hệ số đảm bảo nợ của công ty tăng vào năm 2014 và lại giảm vào năm 2015 với mức tăng giảm cùng giá trị. Năm 2013, hệ số đảm bảo nợ là 0,12 lần, tức là trong 1 đồng vốn hoạt động có 0,12 đồng vốn chủ sỡ hữu.
Năm 2014 hệ số đảm bảo nợ là 0,15 lần, tăng lên so với năm 2012 là 0,03 đồng. Năm 2015, hệ số đảm bảo nợ lại giảm xuống còn 0,12 lần, nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu giảm xuống. Hệ số nợ tăng lên vì vốn chủ sỡ hữu giảm hơn 2 tỷ tương ứng tốc độ giảm 4,58%.
Hệ số này của công ty qua 3 năm nghiên cứu vẫn còn rất thấp, nên công ty cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn để tạo được sự tự chủ về mặt tài chính và tăng mức độ đóng góp của vốn chủ sỡ hữu đối với các tài sản đang sử dụng thông qua việc nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, góp phần tích lũy, cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù các khoản nợ của công ty còn lớn nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp đẩy nhanh khả năng thanh toán hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, cải thiện tình hình tài chính, tăng hiệu quả kinh doanh.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 này đã trình bày được những nội dung chủ đạo của đề tài:
Thứ nhất, giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Dược TW Medipharco- Tenamyd, về bộ máy của công ty, bộ máy kế toán cũng như phương thức hoạt động của công ty.
Thứ hai, phân tích tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2013 - 2015, như tình hình lao động, tình hình tài sản nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ ba, tìm hiểu rõ về quy trình luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ bán hàng và cách thức, trình tự ghi sổ các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp.
Thứ tư, phân tích tình hình khoản phải thu, đưa ra các chỉ tiêu phân tích khoản phải thu, phân tích khoản phải trả, các chỉ tiêu phân tích khoản phải trả, từ đó đưa ra chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của công ty qua giai đoạn 2013 - 2015.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế