Một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 30 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

1.3. Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua các kỹ thuật dạy học

1.3.2. Một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Khái niệm

Lại Thế Luyện (2014) đã nêu trong tài liệu Kỹ năng tư duy sáng tạo về khái niệm của SĐTD:

SĐTD là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

SĐTD do nhà tâm lý học người Anh Tony Buzan tìm ra từ những năm 1970.

Ngày nay, nó được nhiều người trên thế giới sử dụng như “công cụ vạn năng cho bộ não”, đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong giáo dục.

Kỹ thuật này giúp bộ não “hoạt động hết công suất” các chức năng. Nó có thể kết hợp vừa sử dụng não phải chuyên xử lý thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình ảnh,.. vừa sử dụng não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, phân tích. SĐTD sẽ giải phóng nhứng năng lực tiềm ẩn, giúp con người phát triền NLST và giúp con người trở nên xuất sắc, vượt trội.

Cách vẽ SĐTD:

Tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông của Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010) và Kỹ năng tư duy sáng tạo của Lại Thế Luyện (2010) đã nêu ra cách vẽ SĐTD:

Các bước vẽ:

Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh chính thể hiện một nội dung lớn của chủ đề.

- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.

- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

Lưu ý khi vẽ:

- Nhánh và chữ viết trên nhánh được viết cùng một màu

- Các nhánh cùng cấp có hình dạng giống nhau, nên sử dụng đường cong thay vì đường thẳng để thu hút sự chú ý của mắt.

- Chỉ sử dụng các từ ngữ quan trọng (từ khóa) để viết lên nhánh - Nên sử dụng hình ảnh minh họa để thay cho chữ viết

- Sử dụng nhiều màu sắc để dễ ghi nhớ

Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học tập

Trong tài liệu Kỹ năng tư duy sáng tạo (Lại Thế Luyện, 2014) và luận văn Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần phi kim Hóa học lớp 10 THPT (Nguyễn Thị Như Ý, 2012) đã đưa ra một số tác dụng của SĐTD trong học tập:

SĐTD là công cụ giúp HS ghi chép một cách hiệu quả. Khi ghi chép bằng SĐTD, sẽ giúp HS ghi chép một cách nhanh chóng do chỉ ghi những từ khóa, kết hợp với sử dụng nhiều màu sắc giúp các em hứng thú trong học tập, thoát khỏi cảm giác nặng nhọc, buồn ngủ.

HS thuận lợi ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện. Toàn bộ các nhánh chính, nhánh phụ đã được thể hiện rõ trên sơ đồ bằng hình ảnh, HS có thể dễ dàng nhận thấy cấu trúc của chủ đề cũng như mối liên hệ giữa các ý trong chủ đề đó.

SĐTD là công cụ để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề. Toàn bộ nội dung của chủ đề được thể hiện trên SĐTD một cách ngắn ngọn, dễ dàng ghi nhớ, nên đây chắc chắn là một công cụ rất hữu ích cho việc ôn tập kiến thức khi kết thúc một bài học, một chương, thậm chí là kết nối nhiều chương với nhau.

SĐTD là công cụ chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo, thuyết trình. SĐTD thể hiện một cách xúc tích nội dung thuyết trình, người nghe có thể dễ dàng nắm được toàn bộ nội dung báo cáo, người thuyết trình có thể linh hoạt khi báo cáo, đặc biệt là khi trả lời câu hỏi có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với sơ đồ.

SĐTD có tác dụng thu thập, sắp xếp ý tưởng, động não về một vấn đề phức tạp. Nó là công cụ hữu ích giúp HS tập trung suy nghĩ về vấn đề bằng cách ghi lại toàn bộ ý tưởng trên một trang giấy một cách có hệ thống và trực quan.

SĐTD phát triển khả năng thẩm mỹ của HS. Vì trong quá trình vẽ SĐTD, HS sẽ rèn luyện được cách trình bày, bố cục hợp lý, phối hợp màu sắc, các đường nét, các nhánh, hình ảnh minh họa phù hợp, đẹp mắt.

Ưu và nhược điểm của SĐTD

Ưu và nhước điểm của SĐTD được Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010) nêu ra trong tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông:

Ưu điểm

- Các hướng tư duy được mở ngay từ đầu;

- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng;

- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;

- Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ;

- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng;

- Liên hệ giữa các nội dung then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác;

- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn;

- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.

Nhược điểm

- Khó sử dụng để mô tả những chủ đề, nội dung phức tạp có nhiều mối liên hệ.

- SĐTD mới thể hiện sự phát triển các nội dung của chủ đề theo một hướng phân nhánh, chưa thể hiện được mối liên hệ “ngang” giữa các nội dung.

Ví dụ: SĐTD thể hiện cách vẽ một SĐTD

Hình 1.5. Hình ảnh ví dụ về sơ đồ tư duy 1.3.2.2. Kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy

Tài liệu 6 chiếc mũ tư duy (Edward de Bono, 2017) và Kỹ năng tư duy sáng tạo (Lại Thế Luyện, 2014) đã đưa ra đầy đủ những thông tin về kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy (6CMTD). Chúng tôi đã tham khảo những tài liệu này và đúc kết lại những thông tin sau:

Giới thiệu về kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy:

Kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy (6CMTD) là một kỹ thuật độc đáo được Edward de Bono phát triển năm 1985. Kỹ thuật nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.

Để có thể tập trung suy nghĩ của mọi người vào một khía cạnh vấn đề, Edward de Bono đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua sáu chiếc mũ với sáu màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lục và xanh dương. Lưu ý rằng, sáu chiếc nón này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có sáu cái nón thật khi tiến hành kỹ thuật này.

Ý nghĩa của sáu chiếc mũ:

Mũ trắng

Khi đội “Mũ trắng”, người đội cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được.

Mũ đỏ

Khi đội “Mũ đỏ”, người tham gia thảo luận đưa ra cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lý lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết.

Mũ đen

Khi đội “Mũ đen”, người thảo luận cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng tìm những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả.

Mũ vàng

Khi đội “Mũ vàng”, người đội sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại.

Người đội sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, các khía cạnh tích cực của vấn đề, mức độ khả thi của kế hoạch.

Mũ xanh lục

Mũ lục tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội mũ xanh lục sẽ giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới, những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Mũ xanh dương

Mũ xanh dương giúp xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (chúng ta ngồi thảo luận ở đây để làm gì? Mục tiêu cuỗi cùng của buổi thảo luận là gì?) hay tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, đi đến kết luận.

Cách tiến hành kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy

Khi sử dụng kỹ thuật 6CMTD, mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng nhau tham gia đóng góp ý kiến. Tùy theo tính chất của việc đóng góp ý kiến, thời điểm của việc thảo luận mà nhóm trưởng sẽ đề nghị các thành viên “đội” chiếc nón màu gì.

Nhóm trưởng lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi màu mũ. Lưu ý đến việc sử dụng thời gian một cách hợp lý cho từng màu mũ.

Sử dụng sáu chiếc mũ vào các thời điểm của cuộc thảo luận Mở bài

(Mở đầu cuộc thảo luận)

Thân bài (thảo luận vấn đề)

Kết bài (tổng kết cuộc

thảo luận)

Mũ xanh dương

Xác định mục đích thảo luận, trình tự mũ, thời gian cho mỗi loại mũ

Tóm tắt nội dung Kết luận và quyết định bước sau

Mũ đỏ

Cảm tưởng về chủ đề thảo luận

Kiểm tra thay đổi cảm xúc

Kiểm tra phản ứng của các thành viên, tiến tới thông nhất ý kiến

Mũ trắng Chia sẻ thông tin sẵn có và cần thiết

Thêm thông tin Không thường sử dụng

Mũ xanh lục

Dùng sau mũ trắng để thu thập ý tưởng

Tạo ý tưởng khắc phục lo ngại của mũ đen

Cải tiến những ý kiến trước

Mũ vàng Tìm kiếm lợi ích Tìm kiến lợi ích Không thường sử dụng

Mũ đen Tránh sử dụng Tìm ra những khó khăn và điểm yếu

Kiểm tra rủi ro

Thứ tự sử dụng các chiếc mũ trong các trường hợp:

Khi thảo luận về một vấn đề nào đó, các chiếc mũ thường được sử dụng theo thứ tự sau: trắng, xanh lục, vàng, đen, đỏ, xanh dương. Trước tiên mũ trắng để thu thập thông tin về chủ đề, mũ xanh lục để tìm kiếm ý tưởng, giải pháp sáng tạo, mũ vàng để thấy được mặt tích cực của ý tưởng, mũ đen để đánh giá những khó khăn hay điểm yếu của ý tưởng, giải pháp đã được nêu, mũ đỏ để đánh giá vấn đề dựa vào trực giác và cảm xúc. Cuối cùng mũ xanh dương sẽ giúp tổng kết lại vấn đề.

Lưu ý là không nhất thiết phải theo đúng thứ tự trên, nhiều trường hợp có thể tiến hành theo trình tự sau: trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lục, xanh dương.

Ngoài ra, tùy theo mục đích của cuộc thảo luận mà sử dụng các loại mũ theo thứ tụ phù hợp. Ví dụ:

Mục đích thảo luận Thứ tự sử dụng mũ Tìm kiếm những ý tưởng đầu tiên xanh dương, trắng, xanh lục

Đưa ra sự đổi mới đen, xanh lục

Đưa ra ý tưởng để lựa chọn xanh lục, vàng, đen, đỏ

Giải quyết vấn đề xanh dương, trắng, xanh lục, vàng, đen, trắng, xanh dương

Nổ lực sáng tạo xanh lục, trắng, xanh dương, vàng, đen, xanh lục, đỏ

Đưa ra quyết định xanh lam, xanh lam, trắng, vàng, đen, đỏ, đen

Một số lưu ý khi sử dụng:

- Mỗi thành viên phải tuân thủ đúng suy nghĩ của chiếc mũ - Tất cả các góc nhìn phải được tôn trọng

- Tuân thủ đúng trình tự của các muc và luật chơi

- Cân đối thời gian sử dụng các loại mũ, tăng thời gian khi có nhiều ý tưởng mới, không dùng quá nhiều thời gian cho mũ đỏ.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Sử dụng kỹ thuật 6CMTD sẽ đem lại những hiệu quả sau:

- Không nảy sinh xung đột do mọi người cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn, tại từng thời điểm.

- Tạo môi trường làm việc tích cực, vui vẻ, là điều kiện để mọi người hợp tác làm việc hiệu quả.

- Tiết kiệm thời gian do không có sự tranh cãi, dấn đến kết quả làm việc nhóm cao hơn.

- Tầm nhận thức của mỗi cá nhân được mở rộng, thấy được đầy đủ các mặt của vấn đề.

- Đưa ra quyết định đúng đắn hơn do vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh.

- Dễ học, dễ sử dụng và thực hiện.

Nhược điểm

Một số người có tính ỳ trong tư duy khá lớn, nên không bắt kịp sự thay đổi màu mũ (đổi kiểu tư duy), họ cần có thời gian làm quen với kỹ thuật này.

Ví dụ

Khi thảo luận về ứng dụng của clo theo kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy, HS có thể sử dụng các chiếc mũ theo thứ tự sau: trắng, xanh lục, vàng, đen, đỏ, xanh dương. Nhóm trưởng có thể đưa ra các câu hỏi thảo luận:

- Mũ trắng: Bạn đã biết gì về clo? Bạn đã biết clo có ứng dụng gì? Thông tin về ứng dụng của clo có ở đâu? Dựa vào đâu để tìm ra ứng dụng của clo?

- Mũ xanh lục: Theo bạn clo còn có thể được sử dụng để làm gì?

- Mũ vàng: Tác dụng nào của clo mà chúng ta nghĩ hoặc tìm ra có được ứng dụng rộng rãi trong đời sống? Những ứng dụng nào của clo là có lợi? Đâu là mặt tích cực?

- Mũ đen: Sử dụng clo làm gì sẽ đem đến nguy hại? Những khó khăn, hạn chế của việc ứng dụng clo?

- Mũ đỏ: Bạn đã hài lòng về những ý kiến đưa ra trong cuộc thảo luận không?

Bạn có thích chủ đề thảo luận không?

- Mũ xanh dương: Chúng ta đã đạt được gì qua cuộc thảo luận?

1.4.2.3. Kỹ thuật DOIT

Giới thiệu về kỹ thuật DOIT

DOIT là một kỹ thuật đơn giản được sử dụng để phát triển NLST. Trong tài liệu “The Art of Creative Thinking” (Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) (Olson, 1980) DOIT được định nghĩa là các chữ viết tắt của Define – Open – Identify – Transform:

D –Define the problem – Xác định vấn đề

O –Open yourself to many possible solutions – Đưa ra nhiều giải pháp I – Identify the best solution – Xác định giải pháp tối ưu

T- Transform it into action effectively – Chuyển đổi giải pháp thành hành động

Các bước thực hiện:

Bước 1: Define the problem – Xác định vấn đề

Bước đầu tiên là xác định vấn đề cần giải quyết. Đây là bước quan trọng, không thể vội vàng, cẩu thả. Nếu xác định sai vấn đề sẽ phí nhiều thời gian và công sức cho các bước sau này mà không đạt được kết quả.

Olson (Nghệ thuật tư duy sáng tạo, 1980) cho rằng để xác định vấn đề cần:

- Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh; cố gắng chia vấn đề thành những vấn đề nhỏ hơn để xác định.

- Trình bày rõ ràng, chính xác vấn đề cần giải quyết.

- Liệt kê mục đích, các mục tiêu hay các tiêu chuẩn mà giải pháp cần đạt được.

Bước 2: Open yourself to many possible solutions – Đưa ra nhiều giải pháp Khi đã nắm rõ vấn đề cần giải quyết, thì đó là lúc để bắt đầu đề xuất ra các ý tưởng, giải pháp. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng mới lạ, sáng tạo nảy sinh.

Ở giai đoạn này, không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra. Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý tưởng khả dụng.

Theo Olson (Nghệ thuật tư duy sáng tạo, 1980), để đưa ra nhiều giải pháp, chúng ta có thể:

- Hỏi ý kiến nhiều người có nền tảng học vấn, hiểu biết khác nhau cho giải pháp của vấn đề. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau và cái

nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, các ý kiến dị biệt, khác thường sẽ góp phần vào quá trình chung.

- Dùng đến tất cả các phương pháp tư duy sáng tạo khác để tìm tất cả các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích.

Bước 3: Identify the best solution – Xác định giải pháp tối ưu

Trong bước này hãy lựa ra ý tưởng tốt nhất trong các ý tưởng đã nêu ra.

Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một ý kiến tiềm ẩn lại có giá trị khi được xem xét, phát triển chi tiết; và có thể có giá trị hơn những ý kiến đã đề ra, lựa chọn trước đó.

Khi lựa chọn ý tưởng, giải pháp phải luôn bám sát các mục đích đã đề ra.

Việc quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn khi biết rõ các mục đích này.

Hãy xem xét trong trường hợp xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xảy ra khi áp dụng giải pháp được lựa chọn. Điều chỉnh lại giải pháp nếu cần để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu tiềm tàng và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực tiềm năng.

Bước 4: Transform it into action effectively – Chuyển đổi giải pháp thành hành động

Sau khi xác định và đưa ra giải pháp cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện giải pháp. Biến giải pháp thành hành động, tạo ra sản phẩm.

Một số lưu ý khi sử dụng

- Phải xác định vấn đề một cách rõ ràng và phải xác định được tiêu chí cần đạt được của một ý tưởng, giải pháp, không vội vàng.

- Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các giải pháp khi thực hiện bước 2, cố gắng đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt.

- Xem xét tất cả các giải pháp đã đưa ra để có lựa chọn tốt nhất, không bỏ qua bất kì giải pháp nào.

Ưu và nhược điểm:

 Ưu điểm - Dễ thực hiện;

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)