Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
2.4. Một số biện pháp sử dụng kỹ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học
2.4.1. Biện pháp 1: Sử dụng kỹ thuật DOIT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
Nội dung của biện pháp
Trong quá trình dạy học, HS sử dụng kỹ thuật DOIT giải quyết vấn đề (tình huống hoặc yêu cầu khó) mà giáo viên đưa ra. Khi thực hiện kỹ thuật này, HS phải
trải qua các bước như xác định vấn đề, tìm kiếm các giải pháp phù hợp, sau đó xác định giải pháp tốt nhất và thực hiện giải pháp tạo ra sản phẩm. HS sẽ phải tìm kiếm, phân tích thông tin để đưa ra các giải pháp cho vấn đề. Bên cạnh đó, sau khi tạo ra sản phẩm, giáo viên tổ chức cho HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm. Vì vậy, biện pháp sẽ giúp HS phát triển được NLST.
Cách tiến hành
- B1: Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết
Giáo viên đưa ra những tình huống hoặc yêu cầu khó, đòi hỏi HS phải nghiên cứu, tìm cách giải quyết.
- B2: HS sử dụng kĩ thuật DOIT để giải quyết vấn đề theo trình tự + Xác định vấn đề (hình thành biểu hiện 1 của NLST)
HS tìm hiểu để hiểu rõ ràng, chính xác vấn đề
HS xác định mục tiêu cần làm, các tiêu chuẩn mà giải pháp cần đạt được.
+ Đưa ra nhiều giải pháp
HS tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề (hình thành biểu hiện 2,3 của NLST), sau đó đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt (hình thành biểu hiện 4 của NLST).
Lưu ý: ở bước không tiến hành đánh giá về các ý tưởng.
+ Xác định giải pháp tốt nhất (hình thành biểu hiện 5 của NLST)
HS tiến hành đánh giá các giải pháp đã đưa ra ở trên. Xem xét ưu, nhược điểm của từng ý tưởng, cẩn thận lựa chọn ra phương pháp tốt nhất.
HS có thể điều chỉnh để hoàn thiện phương pháp đã được lựa chọn (hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm)
+ Chuyển đổi giải pháp thành hành động (hình thành biểu hiện 6 của NLST)
HS thực hiện giải pháp đã lựa chọn tạo ra sản phẩm
- B3: HS đánh giá sản phẩm (hình thành biểu hiện 7 của NLST)
GV yêu cầu HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm vừa thực hiện.
Ví dụ
Bước 1: Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết
An muốn gửi một bức mật thư cho Bình. Em hãy nghĩ cách giúp An viết một bức thư “tàng hình” từ các vật dụng và hóa chất sau: giấy trắng, tăm, bông, cốc, ống nhỏ giọt, kẹp ông nghiệm, nước cơm, dd HCl, giấy quỳ tím, dd AgNO3, dung dịch iot.
B2: HS sử dụng kỹ thuật DOIT đưa ra giải pháp phù hợp - Xác định vấn đề
+ HS hiểu rõ vấn đề: Dùng dụng cụ, hóa chất đã cho viết thư có chữ viết không thể nhìn thấy được “tàng hình”. Người đọc sẽ phải thực hiện tác động nào đó để chữ viết “hiện ra”.
+ HS xác định mục tiêu của giải pháp
Tìm ra “mực” không màu, dưới tác động thích hợp, “mực” chuyển sang có màu nhìn được trên nền giấy trắng.
Cách viết và giải mật thư càng đơn giản càng tốt
Chỉ sử dụng những dụng cụm hóa chất được cho ở trên.
- Đưa ra nhiều giải pháp
HS tìm hiểu thông tin liên quan đến sự thay đổi màu sắc của các chất đã cho ở trên, sau đó đưa ra các giải pháp:
+ Cách 1: Dùng dung dịch HCl làm mực dung dịch HCl sẽ làm giấy quỳ tím hóa đỏ.
+ Cách 2: Dùng dung dịch HCl làm mực, khi tác dụng với dung dịch AgNO3
sẽ tạo ra kết tủa hoặc ngược lại
+ Cách 3: Dùng dung dịch HCl làm mực, hơ nóng chữ sẽ xuất hiện.
+ Cách 4: Dùng nước cơm làm mực tàng hình, khi gặp dung dịch iot sẽ chuyển sang màu xanh.
+ Cách 5: Dùng dung dịch iot làm mực, dùng nước cơm để giải mật thư.
- Xác định giải pháp tốt nhất:
HS xem xét ưu nhược điểm, triển khai chi tiết từng phương pháp để đưa ra giải pháp tốt nhất.
+ Cách 1: Quỳ tím ở dạng giấy nên khó thực hiện. Muốn thực hiện được phải thấm ướt giấy quỳ tím và phù lên toàn bộ bề mặt bức thư. Như vậy sẽ không đủ giấy quỳ, tốn kém.
+ Cách 2: Khi dung dịch HCl và dung dịch AgNO3 phản ứng với nhau sẽ tạo ra kết tủa trắng. Giấy viết thư cũng màu trắng nên chữ viết sẽ không thấy được. Cách này chỉ thích hợp làm trên các loại giấy màu.
+ Cách 3: Cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhưng không có đèn cồn hoặc dụng cụ cung cấp nhiệt.
+ Cách 4: Dùng tăm bông tẩm nước cơm viết lên giấy, sau đó nhúng qua dung dịch iot. Những chữ được viết bằng nước cơm từ không mù chuyển sang màu xanh. Thực hiên đơn giản, hiện tượng dễ nhìn thấy, kết quả nhanh.
+ Cách 5: Dùng dung dịch iot làm mực “tàng hình” là không hợp lí, do dung dịch iot có màu.
Sau khi xem xét ưu điểm, hạn chế của các cách đã đưa ra, HS chọn ra cách tốt nhất để viết mật thư là cách 4.
- Chuyển đổi giải pháp thành hành động
GV cung cấp dụng cụ, hóa chất để HS thực hiện thí nghiệm đã lựa chọn.
Bước 3: HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của thí nghiệm vừa thực hiện
- Tính mới: tìm ra cách viết một bức thư “tàng hình” từ sự thay đổi màu sắc của các chất hóa học.
- Ưu điểm: Thí nghiệm có thao tác đơn giản, dễ thực hiện, tiến hành nhanh chóng
- Hạn chế: Chữ viết dễ bị nhòe nếu thao tác không cẩn thận, sau khi đọc khó có thể lưu giữ bức thư.