Chương trình hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 50 - 53)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

2.1. Chương trình hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông

2.1.1. Mục tiêu của chương trình hóa vô cơ 10 trung học phổ thông

Chương trình hóa vô cơ lớp 10 gồm chương 5: Nhóm halogen và chương 6:

Oxi – Lưu huỳnh. Mục tiêu chương trình được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành trong “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10 chương trình chuẩn”, cụ thể:

2.2.2.1. Mục tiêu cơ bản chương nhóm halogen

Về kiến thức

Xác định được vị trí các nguyên tố nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; nêu được tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, phương pháp điều chế của các đơn chất và một số hợp chất của chúng.

Giải thích được tính oxi hóa của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng; giải thích được nguyên nhân sự giảm dần tính oxi hóa từ F2

đến I2.

Về kỹ năng

Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử

Viết các phương trình hóa học (PTHH) có liên quan.

Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.

Thực hành, quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.

Giải bài tập hóa học và tính toán

Về thái độ

Có ý thức tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của người lao động như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác.

Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

2.2.2.2. Mục tiêu cơ bản của chương oxi – lưu huỳnh

Về kiến thức:

Xác định được vị trí các nguyên tố nhóm oxi trong bảng tuần hoàn; nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, ozon, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.

Nêu được nguyên tắc và các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, một số ứng dụng và phương pháp điều chế lưu huỳnh.

Giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của các nguyên tố oxi, lưu huỳnh; giải thích được nguyên nhân quyết định tính chất hóa học các hợp chất của lưu huỳnh.

Về kỹ năng

Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử.

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa.

Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống và giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến hóa học.

Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học của đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng.

Có kỹ năng giải bài tập hóa học và tính toán.

Về thái độ

Có ý thức tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập. Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của người lao động như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác.

Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Thái độ thận trọng khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm như H2SO4 đặc, H2S.

2.1.2. Cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình hóa học vô cơ 10 trung học phổ thông

2.1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình hóa học vô cơ 10 trung học phổ thông

Chúng tôi xin phép trình bày cấu trúc nội dung chương trình hóa học vô cơ 10 cơ bản qua các bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Nội dung chương trình phần hóa học vô cơ 10 cơ bản

Nội dung Số tiết

Lý thuyết Luyện tập Thực hành Kiểm tra

Chương halogen 7 2 2 1

Chương oxi – lưu huỳnh 7 2 2 1

Bảng 2.2. Phân phối chương trình phần hóa học vô cơ 10 cơ bản

Nội dung Số tiết

Chương 5: Nhóm halogen (12 tiết)

Bài 21: Khái quát về nhóm halogen 1

Bài 22: Clo 1

Bài 23: Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua 2

Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo 1

Bài 25: Flo – Brom – Iot 2

Bài 27: Luyện tập: Nhóm halogen 2

Bài 27: Bài thực hành số 2. Tính chất hóa học của khí clo và hợp

chất của clo 1

Bài 28: Bài thực hành số 3. Tính chất hóa học của brom và iot 1

Kiểm tra 1 tiết 1

Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh (12 tiết)

Bài 29: Oxi – Ozon 2

Bài 30: Lưu huỳnh 1

Bài 31: Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi lưu huỳnh 1 Bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit 2

Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat 2

Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh 2

Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh 1

Kiểm tra 1 tiết 1

2.1.2.2. Phương pháp dạy học của chương trình hóa học vô cơ 10 trung học phổ thông

Nhóm halogen và nhóm oxi – lưu huỳnh là hai nhóm nguyên tố phi kim được học sau khi nghiên cứu lý thuyết chủ đạo. Việc nghiên cứu các chất cụ thể tuân theo quy luật từ cấu tạo suy ra tính chất, từ tính chất dẫn đến ứng dụng. Trong tài liệu phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu, 2015, tr112-113) đã đưa ra những phương pháp dạy học sau:

Phương pháp trực quan được sử dụng thường xuyên trong các bài giảng về chất có kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Các phương tiện trược quan giúp HS tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm hóa học, kiểm tra các giả thuyết, dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hóa các khái niệm, quy luật hóa học,…

Sử dụng thí nghiệm (chủ yếu theo phương pháp kiểm chứng) để minh họa, kiểm tra, đánh giá tính xác thực của giả thuyết, những điều dự đoán về tính chất các chất được xuất phát từ cấu tạo, thành phần các chất và được sử dụng để tạo tình huống có vấn đề trong nghiên cứu tài liệu mới,..

Phương pháp suy lí – diễn dịch là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong trình bày nội dung bài học. Phương pháp này giúp HS đưa ra các phán đoán, suy lí, lập luận trong việc giải quyết các vấn đề học tập, góp phần phát triển năng lực nhận thức cho HS.

Các phương pháp dùng lời như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử dụng kết hợp các phương pháp rèn luyện thao tác tư duy, đặc biệt là so sánh đối chiếu. Phương pháp này giúp HS hiểu bài sâu, dễ nhớ kiến thức, tự trang bị cho mình phương pháp học tập và tư duy đúng đắn.

 Chú ý vận dụng các nội dung định lượng để rèn luyện kỹ năng tính toán, giải bài tập định lượng có liên quan đến các biến đổi hóa học của các chất.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)