Quy trình xây dựng thang đo năng lực sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54 - 65)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

2.3. Thang đo và bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh

2.3.1. Quy trình xây dựng thang đo năng lực sáng tạo của học sinh

Chúng tôi xây dựng thang đo NLST theo quy trình 7 bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu

Để xây dựng thang đo chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến NLST, đánh giá NLST cho HS. Sau đây là các tài liệu tham khảo chính:

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018).

Trong tài liệu chúng tôi tham khảo về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, với các năng lực thành phần: Nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; tư duy độc lập.

Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).

Tài liệu đã đưa ra các biểu hiện của NLST:

a) Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

b) Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

c) Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnh mới.

d) Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.

Bài báo “Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông” Thạc sĩ Nguyễn Văn Phương (2015) đăng trên Tạp chí Giáo dục

Tác giả đưa ra 8 tiêu chí đánh giá NLST:

- Tiêu chí 1: Đề xuất được các câu hỏi cho sự kiện cụ thể mà GV đặt ra

- Tiêu chí 2: Xác định được mô hình phù hợp với sự kiện cụ thể từ các câu hỏi nghiên cứu

- Tiêu chí 3: Đề xuất được các hệ quả (giả thuyết) một cách khoa học

- Tiêu chí 4: Đề xuất phương án thực nghiệm để kiểm chứng hệ quả nghiên cứu khả thi, khoa học và sáng tạo

- Tiêu chí 5: Thực hiện phương án thực nghiệm một cách khoa học và sáng tạo - Tiêu chí 6: Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khoa học,

sáng tạo

- Tiêu chí 7: Trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo - Tiêu chí 8: Đề xuất phương án đánh giá và tự đánh giá kết quả nghiên cứu

Luận văn “Sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Anh Thơ (2016)

Tuy tác giả chưa xây dựng thang đo nhưng đã nêu ra các biểu hiện của NLST và thiết kế bộ công cụ đánh giá với những biểu hiện này. Trong luận văn, tác giả đã thiết kế bảng kiểm quan sát biểu hiện của NLST khi dạy học nêu vấn đề với các biểu hiện:

Giai đoạn đặt vấn đề:

- Phát hiện ra mâu thuẫn và nắm bắt vấn đề nhanh chóng - Hứng thú, chủ động và tích cực suy nghĩ không theo lối mòn

Giai đoạn giải quyết vấn đề

- Biết xác định phương hướng giải quyết vấn đề - Đề xuất giả thuyết

- Tự tin đưa ra các ý tưởng, giải pháp mới - Biết kết nối các ý tưởng, giải pháp - Biết lựa chọn được giải pháp tối ưu

- Đề xuất kế hoạch giải, có phương án dự phòng - Thực hiện kế hoạch giải nhanh chóng, linh hoạt - Không nản chí khi gặp khó khăn

Giai đoạn kết luận vấn đề - Hiểu được vấn đề

- Đưa ra kết luận chính xác về vấn đề - Vận dụng tốt vào tình huống mới

Bước 2: Xác định các năng lực thành phần (NLTP) của NLST, xây dựng các biểu hiện cho từng NLTP của NLST.

Sau khi nghiên cứu tài liệu, chúng tôi đề xuất các NLTP của NLST như sau:

Bảng 2.3. Các năng lực thành phần và những biểu hiện của NLST Các năng lực thành phần

của năng lực sáng tạo Biểu hiện của HS

Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu

Thu thập, phân tích thông tin

Thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn

Phân tích thông tin Nêu, chọn lọc ý tưởng mới Nêu ra ý tưởng mới

Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp

Thực hiện ý tưởng, đánh giá sản phẩm

Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm

Đánh giá tính mới và tính lợi ích của sản phẩm

Bước 3: Mô tả các mức độ của từng biểu hiện trong khung năng lực.

Chúng tôi mô tả các mức độ của từng biểu hiện của NLST như bảng sau:

Bảng 2.4. Thang đo năng lực sáng tạo bước đầu xây dựng Năng

lực thành

phần

Biểu hiện của HS/

tiêu chí

Các mức độ biểu hiện

0 1 2 3

Đề ra mục tiêu sáng tạo

1. Đề ra mục tiêu sáng tạo

Không xác định được mục tiêu sáng tạo

Nêu mục tiêu sáng tạo nhưng chưa đầy đủ

Nêu được đầy đủ mục tiêu sáng tạo nhưng cần sự hỗ trợ của giáo viên

Tự xác định nhanh chóng, chính xác mục tiêu sáng tạo

Thu thập, phân

2. Thu thập thông tin liên quan từ

Không thu được thập thông tin liên

Thu thập chưa đầy đủ thông tin

Thu thập đầy đủ các thông tin

Thu thập đầy đủ, chính xác

tích thông tin

nhiều nguồn

3. Phân tích thông tin, làm rõ đối tượng

quan

Không phân tích được thông tin

liên quan

Phân tích được một phần thông tin, chưa làm rõ hoàn toàn đối tượng

liên quan

Phân tích được thông tin, làm rõ đối tượng nhưng còn chậm

các thông tin liên quan từ nhiều nguồn

Phân tích nhanh chóng, chính xác thông tin, làm rõ đối tượng

Nảy sinh, chọn lọc ý tưởng mới

4. Nảy sinh ý tưởng mới

5. Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp

Không nêu được ý tưởng mới

Không có khả năng chọn lọc ý tưởng mới

Nảy sinh ý tưởng mới nhưng không phù hợp, ít có giá trị

Chọn lọc ý tưởng mới nhưng ít khả thi, không hiệu quả

Nảy sinh nhiều ý tưởng mới

Chọn lọc được ý tưởng mới khả thi

Nảy sinh nhiều ý tưởng mới phù hợp và có giá trị

Chọn lọc ý tưởng mới có tính khả thi cao và hiệu quả Thực

hiện ý tưởng, đánh giá quá

6. Thực hiện ý tưởng

Không thể thực hiện ý tưởng nên không tạo ra được sản

Lúng túng khi thực hiện ý tưởng nên tạo sản phẩm không

Thực hiện được ý tưởng, tạo ra sản phẩm sáng tạo tốt

Thực hiện tốt ý tưởng, tạo ra sản phẩm sáng tạo xuất sắc,

trình thực hiện

7. Đánh giá việc thực hiện ý tưởng

phẩm sáng tạo

Không có khả năng tự đánh giá

hoàn hảo

Chưa nêu được chính xác ưu điểm và hạn chế của quá trình thực hiện

Nêu được chính xác ưu điểm và hạn chế của quá trình thực hiện, nhưng chưa có căn cứ và chưa rút ra được kinh nghiệm

đáp ứng được mục tiêu sáng tạo

Nêu được chính xác ưu điểm và hạn chế của kết quả thực hiện, có căn cứ xác thực và rút kinh nghiệm

Bước 4 : Xin ý kiến chuyên gia về các năng lực thành phần và các biểu hiện.

Chúng tôi đã xin ý kiến các chuyên gia là giảng viên các trường đại học về thang đo NLST bước đầu xây dựng và đã nhận được các nhận xét sau:

PGS. TS Trần Trung Ninh – Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận xét:

Cơ sở khoa học của thang đo: Cần tham khảo thêm các cơ sở khoa học khác như thang Bloom mới (2002), chương trình phổ thông tổng thể và chương trình môn Hóa học đã công bố. Dạy học phát triển năng lực HS về cơ bản có ba cơ sở khoa học chính là lí thuyết vùng phát triển gần của Vygotsky, lí thuyết ứng đáp câu hỏi (IRT) của Rasch và lí thuyết đường phát triển năng lực của Glasser.

Quy trình xây dựng thang đo: Nên theo quy trình 7 bước do TS Thái Hoài Minh đề xuất. Quy trình này đã được đăng trên Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Sư phạm Tp HCM.

Nội dung thang đo:

- Tên của thang đo cần chỉ rõ đối tượng cần đo là HS THPT ở lớp nào.

- Số lượng 7 tiêu chí là phù hợp, tuy nhiên, theo lí thuyết đường phát triển năng lực của Glasser, ở cấp học THPT, HS đều đã có năng lực ở một mức độ nào đó. Do đó sẽ không có mức 0.

- Mức cao nhất của tiêu chí 1. Đề ra mục tiêu đã viết “Tự xác định nhanh chóng, chính xác mục tiêu sáng tạo” nên bổ sung ý “kiên định với mục tiêu”.

- Mức cao nhất của tiêu chí 2. Thu thập thông tin đã viết “Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan từ nhiều nguồn” nên bổ sung cụm từ “đáng tin cậy”

- Mức cao nhất của tiêu chí 5. Đã viết “Chọn lọc ý tưởng mới có tính khả thi cao và hiệu quả” nên bổ sung ý “quyết đoán”.

TS Phạm Hồng Bắc – Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận xét:

Nên xem lại logic các năng lực thành phần. Tham khảo thang đo năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong luận văn Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần dẫn xuất chứa oxi của hidrocacbon Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Đặng Giáng Thu, ĐHSP Tp.

HCM,2018).

TS Thái Hoài Minh – Giảng viên trường Đại học Sư phạmP TP. Hồ Chí Minh nhận xét:

- Bổ sung các căn cứ và cơ sở khoa học xác định thang đo.

- Một số biểu hiện trong thang đo còn chưa rõ nghĩa như “mục tiêu sáng tạo”

“làm rõ đối tượng”, khó đo lường đánh giá “Nảy sinh ý tưởng mới”.

- Các mức độ biểu hiện còn mang tính tương đối, khó đánh giá như “nhanh”,

“chậm”, “hoàn hảo”, “tốt”, “xuất sắc”, có câu còn chưa rõ nghĩa “không có khả năng tự đánh giá”.

Bước 5: Chỉnh sửa sau khi tiếp nhận ý kiến chuyên gia.

Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa thang đo năng lực cho phù hợp.

Bảng 2.5. Thang đo NLST sau khi xin ý kiến chuyên gia Năng

lực thành

phần

Biểu hiện của HS/

tiêu chí

Các mức độ biểu hiện

0 1 2 3

Xác định mục tiêu

1. Xác định mục tiêu

Không xác định được mục tiêu của quá trình sáng tạo

Xác định mục tiêu của quá trình sáng tạo nhưng chưa đầy đủ

Xác định được mục tiêu của quá trình sáng tạo

Xác định chính xác mục tiêu của quá trình sáng tạo, kiên định với mục tiêu đã đề ra

Thu thập, phân tích thông tin

2. Thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn

3. Phân tích thông tin

Không thu thập được thông tin liên quan

Không phân tích được thông tin

Thu thập chưa đầy đủ thông tin hoặc có một vài thông tin chưa chính xác

Chỉ phân tích được một phần thông tin

Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan từ một nguồn thông tin

Phân tích được các thông tin liên quan

Thu thập đầy đủ các thông tin đáng tin cậy, chính xác từ nhiều nguồn

Phân tích chính xác và nhận thấy mối liên hệ giữa các thông tin liên quan

Nêu, chọn lọc ý tưởng mới

4. Nêu ra ý tưởng mới

5. Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp

Không nêu ra được ý tưởng mới

Chọn lọc ý tưởng mới không khả thi, không hiệu quả

Nêu được ý tưởng mới nhưng không phù hợp, ít có giá trị

Chọn lọc ý tưởng mới nhưng ít khả thi

Nêu được nhiều ý tưởng mới

Chọn lọc được ý tưởng mới khả thi, hiệu quả

Nêu được nhiều ý tưởng mới phù hợp và có giá trị

Chọn lọc được ý tưởng mới có tính khả thi cao và hiệu quả

Thực hiện ý tưởng, đánh giá sản phẩm

6. Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm

7. Đánh giá tính mới và tính lợi ích của sản phẩm

Không thực hiện được ý tưởng nên không tạo ra sản phẩm

Không nêu được điểm mới, điểm lợi ích của sản phẩm

Lúng túng khi thực hiện ý tưởng, chưa hoàn thiện được sản phẩm Nêu được một phần điểm mới, lợi ích của sản phẩm

Thực hiện được ý tưởng, tạo ra được sản phẩm mới

Nêu được chính xác, đầy đủ những điểm mới, lợi ích của sản phẩm

Thực hiện ý tưởng một cách khoa học tạo ra sản phẩm sáng tạo mới, hữu ích Nêu được chính xác, đầy đủ điểm mới, lợi ích và hạn chế của sản phẩm

Bước 6: Sử dụng thử thang đánh giá NLST trong dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT.

Sau khi xin ý kiến chuyên gia và chỉnh sửa thang đo năng lực, chúng tôi tiến hành sử dụng thử thang đo này và thấy được hạn chế ở việc chưa mô tả rõ ràng các mức độ biểu hiện ở một số biểu hiện của NLST dẫn đến khó khăn trong đánh giá.

Vì vậy, chúng tôi đã điều chỉnh bằng cách tăng mức độ miêu tả các biểu hiện giúp quá trình đánh giá được dễ dàng hơn.

Bước 7: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sử dụng thang đánh giá NLST trong dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT.

Sau khi khắc phục những hạn chế thấy được sau quá trình sử dụng thử, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện và sử dụng thang đo NLST.

Bảng 2.6. Thang đo năng lực sáng tạo của học sinh hoàn chỉnh Năng

lực thành

phần

Biểu hiện của HS/

tiêu chí

Các mức độ biểu hiện 0

(0 điểm)

1 (1 điểm)

2 (2 điểm)

3 (3 điểm)

Xác định mục tiêu

1. Xác định mục tiêu

Không xác định được mục tiêu của quá trình sáng tạo

Xác định mục tiêu của quá trình sáng tạo nhưng chưa chính xác

Xác định được mục tiêu của quá trình sáng tạo chính xác nhưng chưa toàn diện

Xác định chính xác mục tiêu của quá trình sáng tạo toàn diện, chính xác

Thu thập, phân tích thông

2. Thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn

Không thu thập được thông tin liên quan

Thu thập chưa đầy đủ thông tin hoặc có một vài thông tin

Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan

Thu thập đầy đủ các thông tin đáng tin cậy, chính

tin

3. Phân tích thông tin

Không phân tích được thông tin

chưa chính xác

Chỉ phân tích được khoảng 1/3 thông tin liên quan

từ một nguồn thông tin

Phân tích được khoảng 2/3 thông tin liên quan

xác từ nhiều nguồn

Phân tích chính xác các thông tin và nhận thấy mối liên hệ giữa các thông tin liên quan

Nêu, chọn lọc ý tưởng mới

4. Nêu ra ý tưởng mới

5. Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp

Không nêu ra được ý tưởng mới

Không chọn lọc ý tưởng để thực hiện

Nêu được ý tưởng mới nhưng không phù hợp, không khả thi

Chọn lọc ý tưởng mới để thực hiện nhưng ít khả thi

Nêu được 1- 2 ý tưởng mới khả thi nhưng còn ít

Chọn lọc được ý tưởng mới khả thi nhưng kém hiệu quả

Nêu được trên 2 ý tưởng mới phù hợp và khả thi

Chọn lọc được ý tưởng mới có tính khả thi cao và hiệu quả Thực

hiện ý tưởng, đánh

6. Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm

Không thực hiện được ý tưởng nên không tạo ra

Lúng túng khi thực hiện ý tưởng, chưa

Thực hiện được ý tưởng, tạo ra được sản

Thực hiện ý tưởng một nhanh chóng để

giá sản phẩm

7. Đánh giá tính mới và tính lợi ích của sản phẩm

sản phẩm

Không nêu được điểm mới, điểm lợi ích của sản phẩm

hoàn thiện được sản phẩm

Nêu được một phần điểm mới, lợi ích của sản phẩm

phẩm hoàn thiện nhưng chưa đẹp và mất nhiều thời gian Nêu được chính xác, đầy đủ những điểm mới, lợi ích của sản phẩm

tạo ra sản phẩm hoàn thiện và có tính thẩm mỹ cao.

Nêu được chính xác, đầy đủ điểm mới, lợi ích và hạn chế của sản phẩm

Kết quả đánh giá năng lực của HS là điểm trung bình của các biểu hiện (x, làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) và được quy ước phân loại như sau:

 0  x < 0,9: NLST ở mức độ thấp

 0,9  x < 1,8: NLST ở mức độ trung bình

 1,8 x  3: NLST ở mức độ cao

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)