Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
2.5. Một số kế hoạch bài học sử dụng kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
2.5.1 Kế hoạch bài học áp dụng biện pháp 1
2.5.1.1 Kế hoạch dạy học bài “Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua”
HIDRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA (2 tiết – Thời gian: 90 phút)
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- HS viết được cấu tạo phân tử, nêu được tính chất của hidro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric)
- HS nêu được tính chất vật lí, hiểu được phương pháp điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS hiểu được tính chất, kể được ứng dụng một số muối clorua.
- HS giải thích được tính khử của axit clohidric.
2 . Kỹ năng
- Viết các phương trình hóa học (PTHH) có liên quan.
- Giải các bài tập liên quan kiến thức đã học.
- Nhận biết ion clorua.
3. Thái độ, tình cảm
- Say mê, hứng thú trong học tập.
- Thấy được tầm quan trọng của axit clohidric và muối clorua trong đời sống của con người.
4. Định hướng phát triển năng lực
Thông qua việc tổ chức các hoạt động, GV tạo điều kiện cho HS giải quyết vấn đề bằng kỹ thuật DOIT theo nhóm, sau đó đánh giá sản phẩm. Nhờ đó, HS phát triển được NLST và năng lực hơp tác của mình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: chuẩn bị một số thí nghiệm
Tìm hiểu tính chất vật lí
+ Dụng cụ: ống vút nhọn, chậu nước, quỳ tím + Hóa chất: khí hidro clorua, axit clohidric đặc
Tìm hiểu tính chất hóa học
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, chày, cối, cốc.
+ Hóa chất: dung dịch HCl loãng, dung dịch NaOH loãng, nước cất, trứng gà, bắp cải tím.
Tìm hiểu cách nhận biết ion clorua + Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm + Hóa chất: dd NaCl, dd HCl, dd AgNO3
Học sinh: Xem lại bài cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: PP hợp tác nhóm, PP trực quan, PP thuyết trình
Kỹ thuật dạy học: hợp tác nhóm, DOIT
Biện pháp sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo trong bài giảng Sử dụng KT DOIT phát triển NLST cho HS
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức
2. Nội dung
Mở đầu (1 phút): Ở những tiết trước chung ta đã tìm hiểu về clo. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một hợp chất quan trọng của clo là HCl và một số muối clorua.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS KTDH – PPDH NLTP Hoạt động 1: Tìm hiểu về hidro clorua (5 phút)
- GV yêu cầu HS viết công thức electron, công thức cấu tạo và giải thích sự phân cực của phân tử HCl -GV thực hiện thí nghiệm nghiên cứu độ tan của HCl trong nước (như thí nghiệm hình 5.5/SGK trang 102)
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS quan sát, rút ra kết luận về độ tan của HCl trong nước.
PP trực quan
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí của axit clohidric (4 phút) - GV cho HS quan sát mẫu
vật: lọ chứa dd HCl loãng và lọ chứa dd HCl đặc, mở nút để thấy “bốc khói”
- GV cung cấp thêm một số tính chất của dd HCl mà HS không quan sát được như: mùi xốc, nồng độ cao nhất là 37%, d = 1,19 g/ml.
- HS quan sát, rút ra nhận xét:
axit clohidric là chất lỏng, không màu, axit đặc “bốc khói”
trong không khí ẩm
PP trực quan
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính axit của dd HCl (30 phút) - GV chia lớp thành các
nhóm (mỗi nhóm có 6-8 HS)
- GV đưa ra vấn đề “ảo thuật” (trình bày cuối kế hoạch bài dạy) và yêu cầu các nhóm HS sử dụng KT
- HS chia nhóm theo yêu cầu của GV
- HS sử dụng KT DOIT giải quyết vấn đề mà GV đưa ra
+ HS xác định vấn đề
PP hợp tác nhóm
KT DOIT
Giúp HS phát triển NLTP xác
DOIT để giải quyết
-GV yêu cầu HS báo cáo những thông tin tìm kiếm được, đưa ra nhận xét và bổ sung (nếu cần)
Dựa vào tính chất hóa học của HCl, sử dụng những dụng cụ, hóa chất đã cho tạo những màn ảo thuật hấp dẫn thiếu nhi
Sử dụng những phản ứng hóa học có hiện tượng có thể quan sát được và dễ thực hiện để hướng dẫn cho thiếu nhi
+ HS đưa ra nhiều giải pháp HS tìm hiểu thông tin về tính chất hóa học của dd HCl, về vỏ trứng (CaCO3), bắp cải tím (chất chỉ thị axit, bazơ)
+ HS đưa ra nhiều màn “ảo thuật”
Cách 1: Sử dụng thí nghiệm
“trứng chui vào bình” (tính tan của khí HCl trong nước)
Cách 2: Sử dụng thí nghiệm
“nước chảy ngược” (tính tan của khí HCl trong nước)
Cách 3: Sử dụng thí nghiệm
“trứng không vỏ” (Cho quả trứng vào dd HCl)
Cách 4: Sử dụng thí nghiệm
“Vũ điệu vỏ trứng” (cho dd HCl vào cốc chứa những mẫu nhỏ vỏ trứng)
Cách 5: Sử dụng thí nghiệm
định mục tiêu (biểu hiện 1 trong thang đo)
Giúp HS phát triển NLTP thu thập, phân tích thông tin (biểu hiện 2,3 trong thang đo)
Giúp HS phát triển NLTP nêu, chọn lọc ý tưởng mới (biểu hiện 4,5 trong thang đo)
-GV yêu cầu các nhóm đưa
“...” (phản ứng trung hòa dd HCl và dd NaOH, dùng nước bắp cải tím làm chỉ thị)
+ Xác định giải pháp tốt nhất Cách 1, 2: có sức hấp dẫn cao nhưng không đủ dụng cụ, hóa chất để tiến hành, thí nghiệm độ khó cao với thiếu nhi
Cách 3: có thể gây hứng thú với thiếu nhi nhưng thí nghiệm cần nhiều thời gian mới thu được kết quả
Cách 4: thu hút, cách làm quá đơn giản đơn giản, dễ thực hiện, hiện tượng dễ quan sát
Cách 5: hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với các em thiếu nhi, dễ thực hiện, hiện tượng có màu sắc đẹp, dễ quan sát
Sau khi phân tích ưu điểm, hạn chế của các cách như trên, HS tiến hành lựa chọn thí nghiệm phù hợp là cách 5 (cách 4 và 5 có nhiều ưu điểm nhưng cách 5 gây hứng thú, ấn tượng với thiếu nhi hơn)
+ Chuyển đổi giải pháp thành hành động
HS thực hiện màn “ảo thuật” đã
PP thí nghiệm Giúp HS phát triển NLTP thực hiện ý tưởng,
ra kết quả thảo luận và nhận xét
- GV tổ chức cho HS thực hiện màn “ảo thuật” đã lựa chọn
- GV cho HS đánh giá màn ảo thuật vừa thực hiện và nhận xét
lựa chọn
- HS đánh giá tính mới, tính lợi ích và hạn chế của “ảo thuật”
vừa thực hiện
đánh giá sản phẩm (Biểu hiện 6,7 trong thang đo)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính khử của dd HCl (5 phút) - GV lần lượt đưa ra các
yêu cầu với HS
+ Nêu lại các phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm
+ Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để xác định tính chất của HCl
+ Giải thích tích chất đó của HCl
- HS thực hiện yêu cẩu của GV + Viết phương trình điều chế khí clo
+ Xác định số oxi hóa của các nguyên tố HCl là chất khử, có tính khử
+ Giải thích: do trong HCl clo có số oxi hóa thấp nhất là -1
PP đàm thoại
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách điều chế HCl (5 phút) -GV thông báo đầy đủ với
HS phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (sử dụng hình ảnh mô tả hình 5.7/SGK trang 104)
- HS lắng nghe PP trực quan
Hoạt động 5: Tìm hiểu về muối clorua và nhận biết ion clorua (10 phút) - GV hỏi HS về ứng dụng
của muối NaCl
- GV thông báo thêm về ứng dụng của một số muối clorua mà HS chưa biết -GV thông báo cách nhận biết ion clorua và cho một HS làm thí nghiệm kiểm chứng
- HS tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi của GV
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
- Một HS biểu diễn thí nghiệm kiểm chứng, cả lớp quan sát
PP thuyết trình
PP trực quan
Hoạt động 6: Củng cố (30 phút) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sử dụng KT DOIT tóm tắt kiến thức bài học để thuận lợi cho việc học bài và ôn tập kiến thức chuẩn bị cho các kì kiểm tra.
- HS tiếp nhận yêu cầu của GV, tiến hành thảo luận nhóm theo KT DOIT để tóm tắt kiến thức + HS xác định vấn đề
HS xác định tìm ra tóm tắt giúp học nhanh, nhớ lâu, dễ ôn tập Bản tóm tắt có nội dung đúng, đầy đủ, mối liên hệ giữa các ý;
phù hợp với nội dung bài học, dễ ghi nhớ; cách trình bày khoa học, có tính thẩm mĩ
+ Đưa ra nhiều giải pháp
HS tìm hiểu thông tin liên quan đến tóm tắt, hệ thống kiến thức, các kiến thức trọng tâm về hidro clorua, axit clohidric và muối clorua
HS có thể đưa ra các cách tóm
PP hợp tác nhóm KT DOIT
Giúp HS phát triển NLTP xác định mục tiêu (biểu hiện 1 trong thang đo)
Giúp HS phát triển NLTP thu thập, phân tích thông tin (biểu
tắt:
Cách 1: Rút gọn lấy ý chính, dàn ý trình bày theo cấu trúc như SGK
Cách 2: Rút gọn ý chính, trình bày dạng sơ đồ cây
Cách 3: dùng SĐTD tóm tắt kiến thức
Cách 4: Liệt kê những ý chính trong bài
+ Xác định giải pháp tốt nhất HS xem xét ưu, nhược điểm của các cách tóm tắt đã đưa ra
Cách 1: đơn giản, dễ thực hiện nhanh nhưng không thể hiện một cách trực quan cấu trúc bài học và mối liên hệ giữa các ý, khó khăn trong việc ghi nhớ Cách 2: dễ thực hiện, hơn nữa nó còn cho thấy cấu trúc và mối liên hệ giữa các ý.
Cách 3: thể thấy rõ cấu trúc, mối liên hệ giữa các ý, nội dung được tóm gọn kết hợp với hình ảnh làm tăng khả năng ghi nhớ Cách 4: đơn giản, thực hiện nhanh nhưng không thể hiện mối liên hệ giữa các ý, không thể hiện cấu trúc bài học
hiện 2,3 trong thang đo)
Giúp HS phát triển NLTP nêu, chọn lọc ý tưởng mới (biểu hiện 4,5 trong thang đo)
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận và đưa ra nhận xét
- GV yêu cầu HS vẽ SĐTD và tự đánh giá
-GV đưa ra đánh giá sản phẩm và việc tự đánh giá của HS
Sau khi xem xét ưu điểm, hạn chế của các cách tóm tắt, HS lựa chọn cách tóm tắt tốt nhất là cách 3.
+ Chuyển giải pháp thành hành động
HS vẽ SĐTD cho bài học
- HS đánh giá SĐTD vừa vẽ Giúp HS phát triển NLTP thực hiện ý tưởng, đánh giá sản phẩm (biểu hiện 6,7 trong thang đo)
Vấn đề “ảo thuật”
Các chiến sĩ Hoa Phượng Đỏ phải tổ chức sân chơi cho các em thiếu nhi trên địa bàn hoạt động. Để thu hút sự chú ý của các em nhỏ, cô trợ lí thanh niên đã yêu cầu các chiến sĩ biểu diễn một màn “ảo thuật” ấn tượng và hướng dẫn các em cùng thực hiện. Các dụng cụ, hóa chất nhà trường hỗ trợ hỗ trợ như sau:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, chày, cối, cốc.
+ Hóa chất: dung dịch HCl loãng, dung dịch NaOH loãng, nước cất, trứng gà, bắp cải tím.
Các em hãy giúp các bạn chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ này.