Kế hoạch bài học áp dụng biện pháp 2

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 92 - 102)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

2.5. Một số kế hoạch bài học sử dụng kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

2.5.2. Kế hoạch bài học áp dụng biện pháp 2

2.5.2.1 Kế hoạch dạy học bài “Flo – Brom – Iot” (tiết 2) FLO – BROM – IOT

(1 tiết – Thời gian: 45 phút) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 HS nêu được tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế iot.

 HS giải thích được nguyên nhân sự giảm dần tính oxi hóa từ F2 đến I2.

 HS so sánh được tính chất hóa học của iot với các đơn chất halogen khác.

2 . Kỹ năng

 Vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề thực tế về iot và hợp chất của nó.

 Viết các phương trình hóa học (PTHH) có liên quan.

 Giải các bài tập liên quan kiến thức đã học.

3. Thái độ, tình cảm

 Say mê, hứng thú trong học tập.

 Thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng muối iot và tuyên truyền để gia đình, người thân cùng sử dụng.

4. Định hướng phát triển năng lực

Thông qua việc tổ chức các hoạt động, GV tạo điều kiện cho HS thảo luận nhóm bằng kỹ thuật 6CMTD, sau đó thực hiện ý tưởng để tạo sản phẩm và đánh giá sản phẩm đó nhằm phát triển NLST cho HS. Ngoài ra, HS còn phát triển được năng lực hợp tác của mình qua quá trình làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: chuẩn bị 2 thí nghiệm

+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, dĩa sứ trắng + Hóa chất: dd brom, dd KI, bồ tinh bột, chanh/tắc.

Học sinh: Xem lại bài cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

Phương pháp dạy học: hợp tác nhóm, trực quan, thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: 6CMTD, SĐTD, học tập hợp tác, đặt câu hỏi.

Biện pháp sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo trong bài giảng Kết hợp sử dụng kĩ thuật 6CMTD và SĐTD phát triển NLST cho HS IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức 2. Nội dung

Mở đầu (1 phút): Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các đơn chất halogen: đầu tiên là clo, rồi đến flo và brom. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đơn chất halogen còn lại trong chương trình, đó là iot.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS PPDH, KTDH, NLTP Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của iot (4 phút) - GV cho HS quan sát lọ

đựng mẫu iot, yêu cầu HS kết hợp tìm kiếm thông tin SGK để tìm hiểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của iot

- GV nhấn mạnh sự thăng hoa của iot

- HS quan sát mẫu vật, tìm kiếm thông tin SGK

- HS phát biểu về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của iot:

+ Iot là chất rắn, màu đen tím, iot có sự thăng hoa.

+ Iot tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, xăng,...

+ Trong tự nhiện iot chủ yếu tồn tại dạng muối iotua.

PP trực quan

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học (20 phút) - GV lần lượt nêu ra các câu

hỏi, yêu cầu

- HS tìm kiếm thông tin, sau đó trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu của

KT đặt câu hỏi PP hỏi đáp

+ Iot có tính chất hóa học cơ bản gì?

+ So sánh tính chất đó với F2, Cl2, Br2.

+ Nêu ra các phản ứng để minh họa tính chất của iot.

- Gv nhấn mạnh tính chất đặc biết của iot là tác dụng hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh

- (Bước 1) GV chia lớp thành nhóm (6 – 8 HS) và đưa ra đề tài thảo luận cho các nhóm:

Các em hãy đề xuất cách làm thí nghiệm tại lớp kiểm chứng tính oxi hóa Br2

mạnh hơn I2.

- GV yêu cầu HS sử dụng kết hợp kỹ thuật 6CMTD và SĐTD để thảo luận

- GV có thể cung cấp một số thông tin nếu HS cần (HS hỏi ý kiến)

giáo viên.

- HS chia nhóm theo yêu cầu GV, chọn ra nhóm trưởng và thư kí cho nhóm mình.

- Các nhóm tiếp nhận đề tài cần thảo luận.

(Bước 2)

- HS xác định mục tiêu cần đạt được: đưa ra được thí nghiệm có dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, hiện tượng rõ ràng, có thể quan sát được.

- Nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm, yêu cầu các thành viên trong nhóm “đội” các nón:

+ Mũ trắng: HS tìm kiếm thông tin cần thiết có liên quan đến tính

PP hợp tác nhóm

Giúp HS phát triển NLTP xác định mục tiêu (biểu hiện 1 trong thang đo)

chất hóa học của I2. (Các thông tin được viết dưới dạng SĐTD)

+ Mũ lục: Các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng về các thí nghiệm

Thí nghiệm 1: cho Br2, I2 tác dụng với H2. Brom phản ứng một chiều, iot phản ứng thuận nghịch.

Thí nghiệm 2: cho Br2, I2 tác dụng với H2O. Dùng quỳ tím thử dd sau phản ứng. Brom tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu, iot không làm đổi màu quỳ tím.

Thí nghiệm 3: Thí nghiệm cho dd Br2 tác dụng với dd NaI/KI. Thấy màu của dd NaI/KI từ không màu chuyển sang nâu và đậm dần.

Thí nghiệm 4: Thí nghiệm cho dd Br2 tác dụng với NaI/KI, sau đó thêm vài giọt hồ tinh bột thì thấy xuất hiện hợp chất màu xanh.

+ Mũ vàng: Các thành viên trong nhóm đưa ra mặt tích cực của các ý tưởng

Thí nghiệm 1: Chứng minh được

KT 6CMTD, KT SĐTD Giúp HS phát triển NLTP tìm kiếm, phân tích thông tin (biểu hiện 2,3 trong thang đo)

Giúp HS phát triển NLTP nêu, chọn lọc ý tưởng mới (biểu hiện 3,4 trong thang đo)

-GV nhận lại kết quả thảo luận của HS và đưa ra một số nhận xét.

tính oxi hóa của Br2 > I2.

Thí nghiệm 2,3,4: đơn giản, dễ thực hiện, riêng thí nghiệm 4 còn có ưu điểm là hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát, từ một phương trình chứng minh trực tiếp tính oxi hóa Br2 > I2.

+ Mũ đen: Hs đưa ra những hạn chế của các ý tưởng

Thí nghiệm 1: khó thực hiện tại lớp

Thí nghiệm 2: Chứng minh độ hoạt động hóa học của Br2 > I2. Chưa chứng minh rõ về tính oxi hóa. Hiện tượng khó quan sát.

Thí nghiệm 3: Hiện tượng khó quan sát, so Br2 có màu sẽ làm ảnh hưởng đến việc quan sát sự đổi màu của dd NaI/KI.

Thí nghiệm 4: Cần nhiều hóa chất (thêm hồ tinh bột) hơn so với thí nghiệm 3

+ Mũ đỏ: Mỗi thành viên trong nhóm đánh gia các ý tưởng dựa trên trực giác, cảm xúc của mình Ví dụ: Mình cảm thấy thích thí nghiệm 3, hoặc mình muốn thực hiện thí nghiệm 4,...

+ Mũ xanh dương: Nhóm trưởng

- Gv tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm 4, quan sát thao tác HS thực hiện, kết quả thí nghiệm và đưa ra một số nhận xét.

- GV yêu cầu HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm vào phiếu đánh giá

yêu cầu các thành viên “đội” mũ xanh dương tổng kết cuộc thảo luận

HS lựa chọn đề xuất thí nghiệm 4 chứng minh tính oxi hóa Br2 > I2. - (Bước 3) HS thực hiện thí nghiệm

HS thực hiện thí nghiệm vừa lựa chọn

- (Bước 4) HS tiến hành đánh giá vào phiếu đánh giá rồi nộp lại cho GV

PP thực hành thí nghiệm

Giúp HS phát triển NLTP thực hiện ý tưởng, đánh giá sản phẩm (Biểu hiên 6,7 trong thang đo)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng và phương pháp điều chế (5 phút) - GV yêu cầu HS nghiên

cứu SGK tìm hiểu về ứng dụng và cách điều chế iot - GV nhấn mạnh việc dùng iot để phòng tránh bướu cổ

- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

PP nghiên cứu tài liệu

Hoạt động 4: Củng cố qua hoạt động nhận biết muối iot thật-giả? (15 phút) Bước 1: Chia nhóm HS và

giao đề tài

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và đưa ra thông

- HS chia nhóm như yêu cầu của giáo viên và tiếp nhận đề tài được

PP hợp tác nhóm, PP giải

tin

Iot là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động của con người.

Người thiếu iốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém.

Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ iốt sẽ làm giảm phát triển trí tuệ ở trẻ, tăng nguy cơ tai biến sản khoa, dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.

Để phòng ngừa các bệnh do thiếu iot, nhà nước ta đã sản xuất và khuyến khích người dân sử dụng muối iot. Tuy nhiên, lượng iot trong muối rất dễ bị thất thoát nếu bảo quản không đúng cách. Bên cạnh đó,

giao

Bước 2: HS sử dụng kỹ thuật 6CMTD, SĐTD thảo luận nhóm tìm ra phương pháp tốt nhất

- HS xác định mục tiêu thảo luận:

Tìm ra phương pháp xác định sự có mặt của iot trong muối bằng những dụng cụ, hóa chất dễ tìm (tại nhà).

- HS sử dụng kỹ thuật 6 CMTD thảo luận tìm ra phương pháp tốt nhất xác định iot trong muối.

+ Mũ trắng: tìm kiếm thông tin có liên quan đến việc xác định iot trong muối ăn. Các thông tin tìm kiếm được ghi lại dưới dạng SĐTD.

+ Mũ lục: các thành viên trong nhóm đưa ra các phương pháp xác định iot trong muối ăn

Cách 1: Nhỏ dung dịch brom vào muối ăn. Thử I2 sinh ra bằng hồ tinh bột.

Cách 2: Cho axit clohidric vào muối ăn, sau đó cho bồ tinh bột vào.

Cách 3: Cho nước chanh, nước tắc hay giấm vào mẫu muối

quyết vấn đề

KT 6CMTC, KT SĐTD

Giúp HS phát triể NLTP xác định mục tiêu (biểu hiện 1 trong thang đo)

Giúp hS phát triểnNLTP thu thập, phân tích thông tin (biểu hiện 2,3 trong thang đo)

Giúp HS phát triển NLTP nêu, chọn lọc ý tưởng mới (biểu hiện 4,5 trong thang đo)

một số cá nhân vì muốn trục lợi nên đã sản xuất muối iot giả (muối không chứa iot).

- GV đưa đề tài: Làm thế nào để xác định muối nhà mình đang sử dụng có chứa iot hay không.

- GV quan sát quá trình thảo luận của HS, có thể giúp đỡ thông tin nếu HS cần.

ăn rồi cho nước cơm hay nước cháo vào.

+ Mũ vàng: Các thành viên nêu ưu điểm, tính khả thi, hiệu quả của các phương pháp đã đưa ra

Các cách đều là những thí nghiệm thí nghiệm có thao tác đơn giản và dễ thực hiện.

Riêng cách 3 có thêm ưu điểm là sử dụng những chất dễ tìm, có trong nhà bếp.

+ Mũ đen: Các thành viên nêu nhược điểm của phương pháp đã đưa ra

Cách 1 cán hóa chất là dung dịch brom, cách 2 cần dùng axit clohidric, đây là những hóa chất không sẵn có, khó tìm tại nhà.

Ngoài ra hiện tượng thí nghiệm ở cách 1 (nếu có) sẽ khó quan sát được do ảnh hưởng màu của dung dịch brom.

Cách 3: Cách phù hợp, không có nhược điểm

+ Mũ đỏ: Trực giác của HS đối với các phương pháp (cảm giác) + Mũ xanh dương: Các thành viên nhóm đi tới thống nhất phương pháp tốt nhất xác định sự có mặt

-Giáo viên tổ chức cho HS thực hành tại lớp, quan sát HS lúc làm thí nghiệm và kiểm tra kết quả.

- GV yêu cầu HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm vào phiếu đánh giá

của iot trong muối.

HS lựa chọn cách 3 là phương pháp tốt nhất để thực hiện Bước 3: HS thực hiện phương pháp vừa lựa chọn

Bước 4: HS đánh giá tính mới, tính lợi ích của thí nghiệm vừa

thực hiện PP thực hành

Giúp HS phát triển NLTP thực hiện ý tưởng, đánh giá sản phẩm (biểu hiện 6,7 trong thang đo)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Họ tên HS:...

Nhóm:... Lớp: ...

Em hãy đưa ra nhận xét về thí nghiệm mình vừa thực hiện:

Điểm mới Lợi ích Hạn chế

2.5.2.2 Kế hoạch dạy học bài “Luyện tập nhóm halogen” (tiết 2) (Phụ lục 5)

Tiểu kết chương 2

Chúng tôi đã tiến hành phân tích chương trình hóa học vô cơ lớp 10 THPT về mục tiêu, cấu trúc nội dung và PPDH. Đây là cơ sở để xây dựng các biện pháp, áp dụng vào các kế hoạch dạy học TN theo hướng phát triển năng lực.

Tiếp theo, chúng tôi xác định ba nguyên tắc lựa chọn KTDH triển NLST cho HS. Đề xuất hai biện pháp sử dụng KTDH phát triển NLST cho HS trong dạy học hóa học, trong đó nêu rõ nội dung, cách tiến hành và các ví dụ minh họa.

Chúng tôi xây dựng thang đo, xây dựng và nêu rõ cách sử dụng bộ công cụ đánh giá NLST của HS gồm bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát.

Cuối cùng, chúng tôi thiết kế 4 kế hoạch dạy học theo hướng phát triển NLST cho HS áp dụng các biện pháp đã đề xuất. Cụ thể:

Các kế hoạch dạy học áp dụng biện pháp 1

 Bài “Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua”.

 Bài “Luyện tập: Nhóm halogen”.

Các kế hoạch dạy học áp dụng biện pháp 2

 Bài “Flo – Brom - Iot”.

 Bài “Luyện tập: Nhóm halogen”.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)