Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
2.3. Thang đo và bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
2.3.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
- Bài kiểm tra (đánh giá tiêu chí 1,2,3,4,5)
- Phiếu đánh giá thực hiện ý tưởng và đánh giá sản phẩm (đánh giá tiêu chí 6,7)
2.3.2.1. Đánh giá bằng bài kiểm tra
Dựa theo tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong trường trung học phổ thông môn Hóa học (2014) của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế đề kiểm tra đánh giá NLST như sau:
Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra
Đánh giá các tiêu chí 1,2,3,4,5 trong thang đo NLST
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Tự luận hoặc tự luận kết hợp trắc nghiệm
Bước 3: Xây dựng bảng ma trận đề kiểm tra bám sát các tiêu chí của thang đo NLST.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi dựa theo ma trận của đề kiểm tra đã được xây dựng.
Bước 5: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Đề kiểm tra minh họa
BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Mục đích của đề kiểm tra
Đánh giá các biểu hiện NLST từ 1 đến 5 của HS trước khi tiến hành TN sau khi HS học xong bài Clo.
Hình thức đề kiểm tra Hình thức tự luận
HS được sử dụng tài liệu làm bài kiểm tra tại lớp trong 30 phút.
Nội dung đề kiểm tra Thông tin:
Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Lượng clo dư còn lại chừng 1-2 g/m3 nước là đạt yêu cầu, clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Các vấn đề gặp phải khi sử dụng nước nhiễm clo dư:
Tình huống:
Do nhà quá xa trường học, bạn An chuyển đến sống ở nhà một người bác gần trường. Sau một thời gian, tóc An trở nên khô xơ, dễ gảy, da cũng sạm màu hơn so với trước. Đồng thời, khi sử dụng nước ở nhà bác, An ngửi thấy mùi xốc nặng nên đã nghi ngờ nước sinh hoạt chứa nhiều clo dư.
Yêu cầu:
Câu 1. Nếu là An, em sẽ làm gì để xác thực nghi ngờ của bản thân?
Câu 2. Để xác thực nghi ngờ của mình, An cần tìm hiểu những thông tin nào? Đó là những thông tin gì? (Ghi rõ những thông tin đó em đọc ở đâu?)
Câu 3. Hãy đề xuất giải pháp để nhận biết lượng nước clo dư trong nước sinh hoạt.
Câu 4. Chọn giải pháp có thể thực hiện ngay tại lớp với những dụng cụ, hóa chất sau:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc, ống nhỏ giọt.
- Hóa chất: Quỳ tím, dung dịch KI, hồ tinh bột, Na2S2O3. Đáp án và thang điểm
CÂU ĐÁP ÁN CÁC MỨC ĐỘ
BIỂU HIỆN ĐIỂM
NĂNG LỰC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 1 - HS xác định mục tiêu cần thực
hiện:
+ Tìm kiếm, phân tích thông tin liên quan đến nhận biết clo
+ Tìm ra phương pháp xác định lượng clo dư phù hợp với An
+ Thực hiện được phương pháp đã lựa chọn
- Phương pháp phải:
Có tính khả thi cao (cách làm đơn giản, sử dụng dụng cụ, hóa chất dễ tìm)
Đánh giá biểu hiện 1, HS xác định mục tiêu của quá trình sáng tạo.
Mức 0: HS không trả lời hoặc trả lời sai
0
Mức 1: HS có trả lời nhưng chưa chính xác ở cả 2 ý
1
Mức 2: HS trả lời được ý 1
2
Mức 3: HS trả lời được cả 2 ý
3
Có hiệu quả.
NĂNG LỰC THU THẬP, PHÂN TÍCH THÔNG TIN 2 - HS thu thập các thông tin có liên
quan đến clo giúp cho việc tìm ra phương pháp xác định clo dư trong nước:
Các thông tin HS có thể tìm kiếm:
Tính chất của clo
- Tính chất vật lí : clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.
- Tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa mạnh : tác dụng với kim loại, hidro, tác dụng với nước tạo chất oxi hóa mạnh HClO (phản ứng thuận nghịch).
Xử lí nước sinh hoạt bằng clo - Khử trùng nước bằng clo là
phương pháp khử trùng phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước cấp phục vụ sinh hoạt, ăn uống.
- Ưu và nhược điểm của phương pháp
+ Ưu điểm :
Clo có hiệu quả khử trùng cao, oxi hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ
Clo tiết kiệm chi phí hơn so
Đánh giá biểu hiện 2, HS thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan giúp ích cho việc tìm ra phương pháp giúp An xác định lượng clo trong nước.
Mức 0: HS không thực hiện yêu cầu
0
Mức 1: HS thu thập chưa đầy đủ thông tin, hoặc một vài thông tin chưa chính xác
1
Mức 2: các thông tin thu thập được đầy đủ, chính xác nhưng chỉ từ 1 nguồn thông tin
2
Mức 3: các thông tin thu thập được đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy từ 2 nguồn thông tin trở lên
3
với khử trùng bằng tia UV hoặc ozon
Clo dư còn lại trong nước có thể kéo dài hiệu quả khử trùng
+ Nhược điểm
Lượng clo dư có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng, lượng clo thấp không loại bỏ được một số loại kí sinh.
Clo oxi hóa một số hợp chất hữu cơ tạo ra các hợp chất nguy hiểm
- Nồng độ clo trong nước an toàn cho sinh hoạt là từ 0,3 mg/l đến 0,5 mg/l.
+ Clo có hàm lượng thấp trong nước dưới tiêu chuẩn (0,3 mg/l) dễ bị nhiễm vi sinh. Nước bị nhiễm vi sinh có người sử dụng có thể bị đau bụng, tiêu chảy,…
+ Clo có hàm lượng cao vượt quá tiêu chuẩn (0,5 mg/l) có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng : tóc khô xơ, có gàu, da khô sạm, viêm kết mạc, gây hen suyễn hoặc dị ứng (đặc biệt là trẻ nhỏ), gây sẩy
thai hoặc sinh con dị tật,…
Cách nhận biết sự có mặt của clo :
- Clo có mùi xốc
- Nồng độ clo dư trong nước có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iot. Nguyên tắc chung : Cho clo dư phản ứng với KI trong dung dịch axit để giải phóng I2, I2 vừa sinh ra bị khử ngay bằng lượng dư dung dịch chuẩn thiosunfat đã thêm trước vào dung dịch. Chuẩn độ lượng dư thiosunfat bằng dung dịch KIO3.
- Cho qùy tím ẩm vào bình chứa khí clo quỳ tím mất màu - Có thể dùng thuốc thử DPD
(N,N-dietyl-p-
phenylenediamin) nhận biết clo dư trong nước sinh hoạt tạo phức màu hồng (còn gọi là thuốc nhuộm Wurster)
- Dùng máy kiểm tra nồng độ clo
- HS thu thập thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy (sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí, internet, chuyên gia, giáo viên,…) Các nội dung thu thập được chia nhỏ, phân loại, sắp xếp hợp lí theo nội dung (Chủ đề ý chính (ý cấp 1) ý phụ (ý cấp 2) …), thể hiện mối liên hệ giữa các ý như các thông tin trong đáp án đánh giá biểu hiện 2 được trình bày ở trên
Đánh giá biểu hiện 3, HS xử lí, phân tích các thông tin đã thu thập được Mức 0: Các thông tin thu thập không được phân loại theo nội dung
0
Mức 1: Chỉ 1/3 các thông tin được sắp xếp, phân loại theo nội dung (chủ đề
ý chính ý phụ)
1
Mức 2: 2/3 các thông tin được sắp xếp, phân loại theo nội dung (chủ đề ý chính ý phụ)
2
Mức 3: Các thông tin đều được trình bày một cách khoa học, sắp xếp, phân loại theo nội dung và thể hiện mỗi liên hệ giữa các ý
3
3 Giải pháp nhận biết nước có chứa clo dư HS có thể đề xuất:
- Dựa vào mùi của clo (không hiệu quả)
- Cho quỳ tím vào mất màu quỳ tím
(không hiệu quả) - Dùng thuốc thử DPD
(phù hợp, khả thi) - Sử dụng máy đo clo dư
(phù hợp, khả thi)
- Phương pháp chuẩn độ iot (ít khả thi, do thao tác thực hành khó)
- Sử dụng KI dung dịch chuyển sang màu nâu do có I2
tạo nên.
(không khả thi do lượng I2 tạo thành rất ít, không làm thay đổi màu nước)
- Sử dụng KI + hồ tinh bột, nếu xuất hiện màu xanh chứng tỏ có nhiều clo dư.
(phù hợp, khả thi, hiệu quả) Lưu ý: các phương pháp khả thi hay không còn tùy thuộc vào khả năng của HS.
Đánh giá biểu hiện 4, HS nêu ra ý tưởng mới về phương pháp xác định clo dư trong nước sinh hoạt Mức 0: HS không nêu được ý tưởng nào
0
Mức 1: HS nêu ý tưởng không phù hợp, không khả thi
1
Mức 2: HS nêu được 1-2 ý tưởng mới khả thi nhưng còn ít
2
Mức 3: Nêu được trên 2 ý tưởng mới phù hợp và khả thi, có hiệu quả
3
4 Giải pháp được lựa chọn để thực hiện tại lớp: phương pháp KI + hồ tinh bột.
Đánh giá biểu hiện 5, HS chọn lọc ý tưởng mới phù hợp
Vì đây là phương pháp chỉ sử dụng dụng cụ, hóa chất đã cho, dễ thực hiện, nhanh chóng, hiệu quả.
Mức 0: HS không chọn được ý tưởng để thực hiện
0
Mức 1: HS chọn phương pháp ít khả thi để thực hiện
1
Mức 2: HS chọn phương pháp khả thi nhưng kém hiệu quả
2
Mức 3: HS chọn được ý tưởng có tính khả thi và hiệu quả
3
2.3.2.2 . Phiếu đánh giá về thực hiện ý tưởng và đánh giá sản phẩm Mục đích:
Đánh giá hai tiêu chí: thực hiện ý tưởng sáng tạo (tiêu chí 6) và đánh giá sản phẩm sáng tạo (tiêu chí 7)
Yêu cầu:
Phiếu đánh giá phải có những tiêu chí cụ thể rõ ràng, cụ thể để có thể đánh giá được các biểu hiện của năng lực.
Quy trình thiết kế:
- Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng, thời điểm và hình thức đánh giá.
- Bước 2: Xác định các tiêu chí cần đánh giá.
- Bước 3: Xây dựng mức độ cho mỗi tiêu chí, gắn điểm cho mỗi mức độ từ điểm thấp ứng với mức độ thấp đến điểm cao ứng với mức độ cao.
Ví dụ: Phiếu đánh giá thực hiện ý tưởng và đánh giá sản phẩm sáng tạo của HS trong bài đánh giá tiền thực nghiệm
Mục đích:
Đánh giá biểu hiện thực hiện ý tưởng của HS (tiêu chí 6): Thực hiện thí nghiệm xác định lượng clo dư trong nước
Đánh giá được biểu hiện đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm (tiêu chí 7): HS đánh giá được tính mới, tính lợi ích và hạn chế của phương pháp HS đã lựa chọn và thực hiện.
Yêu cầu:
Phiếu đánh giá sản phẩm của HS phải có những tiêu chí cụ thể rõ ràng, cụ thể để có thể đánh giá được các biểu hiện trong quá trình thực hiện thí nghiệm của HS.
Quy trình thiết kế:
- Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng thời điểm đánh giá.
Mục tiêu – Đối tượng: Đánh giá được quá trình thực hiện và kết quả thí nghiệm xác định lượng clo dư trong nước; khả năng đánh giá tính mới, tính lợi ích của phương pháp xác định lượng clo dư mà HS đã thực hiện.
Thời điểm – Hình thức: Sau khi cho HS làm bài kiểm tra tiền thực nghiệm để đo các tiêu chí từ 1 đến 5, GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm xác định lượng clo dư trong nước và đánh giá thí nghiệm vừa thực hiện. GV trực tiếp quan sát HS thực hành (trực tiếp hoặc gián tiếp qua chụp hình, quay phim), đánh giá sản phẩm (qua phiếu tự đánh giá của HS).
- Bước 2: Xác định các tiêu chí cần đánh giá.
Dựa trên các biểu hiện của việc thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm sáng tạo, chúng tôi đưa ra các tiêu chí cần đánh giá việc thực hiện thí nghiệm của HS như: thực hiện thí nghiệm một cách nhanh chóng; thao tác thí nghiệm thuần thục, không lúng túng;
thực hiện thành công thí nghiệm; kết quả thí nghiệm rõ ràng.
Các tiêu chí đánh giá biểu hiện đánh giá tính mới và tính lợi ích của sản phẩm:
nêu được điểm mới của sản phẩm, nêu được lợi ích của sản phẩm, nêu được hạn chế của sản phẩm.
- Bước 3: Xây dựng mức độ cho mỗi tiêu chí, gắn điểm cho mỗi mức độ từ điểm thấp ứng với mức độ thấp đến điểm cao ứng với mức độ cao.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Ý TƯỞNG VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
STT Tiêu chí
Mức độ của biểu hiện
Điểm năng lực 0 1 2 3
1
Thực hiện ý tưởng
Thực hiện thí nghiệm một cách
nhanh chóng Tổng
điểm đánh giá/4 2 Thao tác thí nghiệm thành thục,
không lúng túng
3 Thực hiện thành công thí nghiệm 4 Kết quả thí nghiệm rõ ràng
5
Đánh giá sản
phẩm
Nêu được điểm mới: Phương pháp mới ở chỗ sử dụng hồ tinh bột thay vì dùng phương pháp chuẩn độ iot (phương pháp tìm
kiếm được từ các tài liệu) Tổng
điểm đánh giá/3 6 Nêu được lợi ích của sản phẩm:
sử dụng những hóa chất dễ tìm, dụng cụ đơn giản, chi phí thấp, thực hiện nhanh chóng, dễ dàng 7 Nêu được hạn chế của sản phẩm:
không thể biết chính xác nồng độ clo trong mẫu nước