Trường trung học phổ thông Trung Lập thực nghiệm (biện pháp 1)

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 107 - 111)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Xử lí kết quả thực nghiệm và nhận xét

3.7.1. Trường trung học phổ thông Trung Lập thực nghiệm (biện pháp 1)

Kết quả NLST của HS

Bảng 3.3. Kết quả NLST của lớp thực nghiệm trước tác động (THPT Trung Lập)

STT Tiêu chí Số HS đạt mức độ tương ứng

Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3

1 Xác định mục tiêu 17 14 4 0

2 Thu thập thông tin liên quan từ

nhiều nguồn 12 19 4 0

3 Phân tích thông tin 19 10 6 0

4 Nêu ra ý tưởng mới 13 14 7 1

5 Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp 8 10 8 9

6 Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm 21 12 2 0

7 Đánh giá tính mới, tính lợi ích

của sản phẩm 16 18 1 0

Bảng 3.4. Kết quả NLST của lớp thực nghiệm sau tác động (THPT Trung Lập)

STT Tiêu chí

Số HS đạt mức độ tương ứng Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3

1 Xác định mục tiêu 12 14 8 1

2 Thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn

12 12 9 2

3 Phân tích thông tin 15 11 9 0

4 Nêu ra ý tưởng mới 9 14 10 2

5 Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp 6 9 8 12

6 Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm 15 11 8 1

7 Đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm

17 10 10 1

Kết quả bài kiểm tra 1 tiết (sau tác động)

Bảng 3.5. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC sau TĐ (THPT Trung Lập)

Điểm Số HS

Điểm Số HS

Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC

0.0 0 0 5.5 2 1

0.5 0 0 6.0 4 2

1.0 0 0 6.5 6 5

1.5 0 1 7.0 4 6

2.0 1 0 7.5 4 2

2.5 0 0 8.0 3 4

3.0 0 1 8.5 2 3

3.5 1 0 9.0 2 2

4.0 2 3 9.5 1 0

4.5 0 1 10.0 1 2

5.0 2 4 Điểm trung

bình 6.69 6.58

3.7.1.2. Xử lí số liệu thực nghiệm, nhận xét

So sánh NLST của HS ở lớp TN trước và sau TĐ

Bảng 3.6. Điểm trung bình từng biểu hiện của NLST của HS lớp thực nghiệm (THPT Trung Lập)

STT Tiêu chí Điểm trung bình

Trước TĐ Sau TĐ

1 Xác định mục tiêu 0,63 0,94

2 Thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn 0,77 1,03

3 Phân tích thông tin 0,63 0,83

4 Nêu ra ý tưởng mới 0,89 1,14

5 Chọn lọc ý tưởng mới phù hợp 1,51 1,74

6 Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm 0,46 0,86

7 Đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm 0,57 0,94

Điểm trung bình của NLST 0,78 1,07

0.00 1.00 2.00 3.00

1 2 3 4 5 6 7

Mức đbiểu hiện của từng tiêu chí

Tiêu chí

Trước TN Sau TN

Hình 3.4. Đồ thị sự phát triển từng biểu hiện của NLST của HS lớp thực nghiệm (THPT Trung Lập)

Bảng 3.7. Các tham số thống kê điểm NLST trước và sau tác động của HS lớp thực nghiệm (THPT Trung Lập)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

p (t-test phụ thuộc)

Mức độ ảnh hưởng (ES)

Trước TĐ 0,78 0,35

2,47.10-5 0,82

Sau TĐ 1,07 0,32

Nhận xét

Từ kết quả tổng hợp điểm trung bình từng tiêu chí của NLST ở bảng 3.6 và biểu đồ sự phát triển NLST của HS từng tiêu chí ở hình 3.4 chúng tôi nhận thấy:

- Trước TĐ, điểm trung bình của từng tiêu chí đa số ở mức độ thấp. Tiêu chí 5

“Chọn lọc ý tưởng phù hợp” có số điểm trung bình cao nhất cũng chỉ lên đến 1,51.

Sáu tiêu chí còn lại có điểm trung bình dưới 1. Đặc biệt, các tiêu chí “thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm”, “đánh giá tính mới, tính lợi ích của sản phẩm” có điểm trung bình rất thấp, lần lượt là 0,46 và 0,57.

- Sau TĐ, điểm trung bình của từng tiêu chí tuy còn thấp nhưng đã có chuyển biến tích cực. Tất cả các tiêu chí đều có điểm trung bình tăng lên so với trước TĐ.

Cụ thể, sau TĐ tiêu chí có điểm trung bình tăng nhiều nhất là “Thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm”, tăng 0,40 điểm so với trước TĐ; tăng ít nhất là 0,20 điểm ở tiêu chí

“Phân tích thông tin”.

- Ngoài ra, từ bảng 3.7 cho thấy trước và sau TĐ điểm trung bình NLST của HS tăng từ 0,78 lên 1,07. Chứng tỏ nhìn chung HS từ mức NLST thấp đã phát triển được NLST ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, giá trị p của phép kiểm chứng T-test phụ thuộc là 2,47.10-5 (<0,05) nên sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê, không xảy ra ngẫu nhiên mà là do TĐ.

- Số liệu từ bảng 3.7 còn cho thấy mức độ ảnh hưởng theo tiêu chí Cohen là khá lớn (ES=0,82) chứng tỏ được tính hiệu quả, khả thi của biện pháp trong việc phát triển NLST cho HS trong quá trình thực nghiệm.

- Qua kết quả nhận được từ lớp thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định việc áp dụng biện pháp là có hiệu quả, bước đầu phát triển NLST cho HS. Tuy có sự phát triển nhưng NLST của HS vẫn còn thấp, các tiêu chí “Phân tích thông tin”,

“Nêu ra ý tưởng mới” phát triển nhưng chưa nhiều. Vì vậy, để HS có NLST ở mức cao thì việc áp dụng biện pháp phát triển NLST cho HS cần được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.

So sánh điểm kiểm tra 1 tiết lớp TN và lớp ĐC sau TĐ Bảng 3.8. Điểm trung bình kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC

Lớp Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p t-test

Lớp TN 6,69 1,73

0,404

Lớp ĐC 6,58 1,91

Nhận xét

Từ kết quả điểm kiểm tra 1 tiết cho thấy ở lớp TN (6,69) và lớp ĐC (6,58) có điểm trung bình xấp xỉ nhau. Chứng tỏ việc áp dụng biện pháp sẽ không trở ngại cho việc hình thành kiến thức, kỹ năng cần thiết cho HS. Mục tiêu học tập của HS vẫn được đảm bảo. Dù kết quả thực nghiệm cho thấy việc áp dụng biện pháp chưa

giúp HS cải thiện kết quả học tập. Tuy nhiên, do thời gian thực nghiệm còn hạn chế nên chúng tôi chưa vội vàng kết luận.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số kỹ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)