Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên -

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.4. Quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên -

a) Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ năng lực của CBQL

Cán bộ quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả trong việc QL HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. Quản lí HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó, CBQL nhận thức đúng về đổi mới hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh là yếu tố có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năng lực quản lí cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quản lí HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh sinh. CBQL tác động trực tiếp đến hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL thông qua đề ra những biện pháp quản lí HĐDH hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lí kịp thời, chính xác để GV và HS điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho đạt kết quả như mong muốn.

Để có hiệu quả cao trong công tác QL HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL, CBQL trước hết phải là người có nhận thức đúng đắn về đổi mới hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL để thực hiện đúng đường lối, chủ trường về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng theo Nghị quyế số 29. CBQL không ngừng học tập có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí của mình để đáp ứng

yêu cầu phát triển của giáo dục. Quản lí giáo dục nói chung và quản lí HĐDHmôn TNXH theo hướng PTNL nói riêng cũng luôn vận động đổi mới, người quản lí cần linh hoạt không nên cứng nhắc, máy móc. Muốn làm được vậy, người CBQL phải có năng lực quản lí tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh vững vàng.

* Nhận thức, năng lực của giáo viên

Nhận thức, năng lực của đội ngũ GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. Người GV nếu có nhận thức đúng đắn, năng lực trình độ đầy đủ về đổi mới phương phát dạy học môn TNXH theo hướng PTNL sẽ có ý thức tự giác, chủ động đầu tư nghiên cứu chuẩn bị bài dạy, đầu tư tiết dạy chu đáo và thực hiện hiệu quả. Người trực tiếp đứng lớp giảng dạy HS cũng là GV, nếu GV có trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy sẽ có đủ tự tin làm chủ việc tổ chức các hoạt động dạy, tổ chức cho HS chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và giảng quyết các vấn đề trong tự nhiên và xã hội, biến học tập thành đam mê, điều đó góp phần lớn tạo nên sự thành công và hiệu quả vượt bậc đến quá trình dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh.

* Nhận thức, năng lực của học sinh

Ý thức tự học, tìm tòi, khám phá có ý nghĩa quyết định trong hoạt động học tập của học sinh. Trong dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, kiến thức phải do chính HS tích cực chủ động chiếm lĩnh. Mục tiêu “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình” phải luôn hiện hữu để các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá phải do các em tích cực chủ động trong quá trình học tập. Khi HS chăm chỉ, có động cơ và ý chí học tập tốt, đặc biệt là tinh thần tự học, tìm tòi, khám phá thì việc khơi dậy các tiềm năng giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của GV sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, từ đó việc tổ chức dạy học môn TNXH theo hướng PTNL HS đảm bảo thành công.

* Điều kiện dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh Chất lượng HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL HS trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện dạy học. Các điều điều kiện dạy học là yếu tố không thể thiếu để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn TNXH theo hướng PTNL HS thành công. Các nhà trường tiểu học xây dựng, sửa chữa

khang trang và được trang bị một số thiết bị hiện đại đó là điều kiện tốt giúp giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môn TNXH để PTNL học sinh đòi hỏi các phòng chức năng, thiết bị dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh.

b) Các yếu tố khách quan

* Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi HS.

Điều đó không chỉ tác động đến chất lượng dạy học và giáo dục chung của nhà trường mà còn tác động rất lớn đến công tác quản lí cũng như tổ chức dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. Chính vì vậy, nhà quản lí phải xây dựng được mối quan hệ giữa ba môi trường sẽ giúp cho công tác quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL có hiệu quả hơn.

Sự quan tâm, động viên, khuyến khích của CMHS có tác động và ảnh hưởng lớn đến tâm lí, động cơ, thói quen, thái độ cũng như phương pháp học tập của học sinh. Để quản lí hiệu quả HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh thì sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình là rất quan trọng, góp phần tạo ra môi trường học tập tích cực cho việc học tập của học sinh, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học.

* Sự tác động của môi trường xã hội

Sự tác động của môi trường xã hội (phát triển kinh tế thị trường, hội nhập, bùng phát công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của Internet các mạng xã hội đã gây ra nhiều thay đổi sâu sắc trong phương thức con người giao tiếp và tương tác với nhau) cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí cũng như tổ chức dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tiểu kết Chương 1

Nghiên cứu về lí luận quản lí HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh là một vấn đề cấp thiết trước yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát triển phảm chất và năng lực như hiện nay. Kết quả của HĐDH không chỉ phản ánh hiệu quả quá trình dạy học của GV và HS mà còn phản ánh hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng nhà trường đối với quá trình dạy học. Hiện nay, DH nói chung và DH môn TNXH nói riêng theo hướng PTNL học sinh là yêu cầu tất yếu của các trường tiểu học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện học sinh của các nhà trường.

HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá môn TNXH theo hướng PTNL học sinh.

Quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học theo tiếp cận nội dung như quản lí chương trình, kế hoạch dạy môn TNXH; quản lí hoạt động dạy môn TNXH; quản lí hoạt động học môn TNXH;

quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TNXH; quản lí các điều kiện dạy học môn TNXH.

Quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học giúp cán bộ quản lí và giáo viên có được nền tảng để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy môn TNXH và quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đây là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Giờ, Tp HCM.được trình bày ở chương sau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)