NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2.6. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn
Quản lí hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí nhà trường phổ thông. Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện một số ưu điểm và hạn chế sau:
2.6.1. Ưu điểm
Công tác quản lí, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đạt được những thành công đáng kích lệ, nhiều nội dung quản lí đã thực hiện hiệu quả: Trong quản lí chương trình, kế hoạch dạy môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh, việc thường xuyên phê duyệt kế hoạch, xây dựng thời khóa biểu giúp tạo hành lang pháp lý vững chắc, bắt buộc, xác định trình tự thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch bài dạy.
Trong quản lí hoạt động dạy môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên, các trường đã có sự quan tâm nhất định trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp.
Trong quản lí hoạt động học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh, việc thường xuyên giáo dục động cơ học tập, hướng dẫn phương pháp tự học, thực hiện các bài kiểm tra phù hợp với năng lực học sinh, bên cạnh đó
đã có sự phối hợp một cách thường xuyên với gia đình để quản lý, theo dõi hoạt động học tập của học sinh.
Trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh, việc kiểm tra, giám sát giáo viên nhận xét, đánh giá thường xuyên học sinh thông qua tập vở; kiểm tra việc ghi lời nhận xét vào học bạ, ghi kết quả học tập vào bảng tổng hợp, nhập lưu trữ vào cổng thông tin điện tử của GV được các nhà trường được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc.
Đội ngũ GVCN các trường tiểu học huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đa số có năng lực chuyên môn, thâm niên trong nghề cao, tỉ lệ có bằng đại học cao 87,98% đáp ứng được yêu cầu dạy học, có phẩm chất đạo đức tốt, tình thần trách nhiệm cao.
2.6.2. Hạn chế
Bên cạnh những nội dung quản lí đã được quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả nêu trên, vẫn còn nhiều hạn chế: Trong quản lí chương trình, kế hoạch dạy môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, việc xây dựng và hướng dẫn phát triển chương trình, kế hoạch dạy học; phân tích, trao đổi, chỉnh sửa kế hoạch, chương trình của tổ chuyên môn và giáo viên chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.
Trong quản lí hoạt động dạy môn TNXH theo hướng PTNL học sinh của giáo viên, việc tổ chức giáo viên trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức bồi dưỡng về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào môn học chưa được quan tâm thực hiện sâu sắc.
Trong quản lí hoạt động học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, việc xây dựng nền nếp học tập, thói quen chuẩn bị đồ vật thực hành theo môn TNXH của học sinh chưa được các trược thực hiện tốt. Vì đây là nền tảng quan trọng, bước đầu hình thành những năng lực chung cho học sinh trong việc hình thành tính kỷ luật, tự chủ, học sinh bắt buộc phải chấp hành các quy định, nền nếp của trường, lớp, tôn trọng mọi người xung quanh.
Trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, việc kiểm tra kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng
lực học sinh của GV; kiểm tra trực tiếp hoạt động dạy của giáo viên trên lớp qua dự giờ ít được các trường quan tâm thực hiện.
Cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học ở các trường chỉ đáp ứng đủ nhu cầu dạy học tối thiểu, chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh.
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc thiếu phòng chức năng, trang thiết bị dạy học để tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm và ý thức tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh còn hạn chế.
Việc xây dựng, sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất như phòng chức năng, trang thiết bị dạy học để tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm là rất tốn kém, cần có nhiều kinh phí và được sự chấp thuận chủ trương của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó, kinh phí cấp hoạt động hằng năm cho các trường rất hạn hẹp, chỉ đử tổ chức các hoạt động chung của nhà trường.
Những nguyên nhân chủ yếu nêu trên đã dẫn tới những hạn chế trong thực trạng quản lí HĐDH môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, ảnh hướng lớn đến chất lượng hiệu quả dạy học.
Tiểu kết Chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh và thực trạng QL hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh, cho thấy:
Hoạt động dạy học môn TNXH: các trường đã quan tâm thực hiện thường xuyên các tiêu chí về việc thực hiện nội dung môn học và thực hiện phương pháp, phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các tiêu chí về hình thức dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá chỉ thực hiện ở mức “ít thường xuyên”.
QL hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh:
các trường đã thực hiện khá thường xuyên các nội dung về: QL chương trình, kế hoạch dạy học; QL hoạt động dạy; QL hoạt động kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, 02 nội dung bị đánh giá thực hiện “ít thường xuyên” gồm: QL hoạt động học; QL các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Về các yếu tố gây khó khăn cho hoạt động QL cho thấy các yếu tố gây khó khăn lớn nhất liên quan đến: cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính hỗ trợ cho hoạt động dạy học; học sinh có chủ động, tích cực học tập, khám phá; giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về việc phát triển năng lực của học sinh; thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong triển khai hoạt động dạy học môn TNXH.
Kết quả này là cơ sở quan trọng để đề tài đề xuất các biện pháp cần thiết trong Chương 3 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học tại các trường tiểu học huyện Cần Giờ.
Chương 3