Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 112)

MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

a) Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Bảng 3.2. Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB Đ

LC TH Đ

TB Đ

LC TH

1

Tổ chức quán triệt các văn bản triển khai thực hiện chương trình môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

3,08 ,727 4 2,82 ,770 4

2

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung, PPDH môn TNXH theo định hướng PTNL học sinh

3,50 ,502 3 2,85 ,659 3

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB Đ

LC TH Đ

TB Đ

LC TH

3

Tổ chức cho giáo viên giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn

2,74 ,617 5 2,35 ,480 5

4

Tổ chức cho GV thao giảng, chuyên đề trao đổi về dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

3,61 ,489 1 3,29 ,454 2

5

Hướng dẫn giáo viên nguồn tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng về dạy học theo định hướng PTNL học sinh.

3,51 ,623 2 3,39 ,652 1

Điểm trung bình chung 3,28 2,94

Bảng 3.2 cho thấy, để nâng cao nhận thức cho GV và CBQL về tổ chức hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL cho học sinh thì các biện pháp được đánh giá “rất cần thiết” và “rất khả thi”, xếp ở thứ hạng cao nhất gồm: Hướng dẫn giáo viên nguồn tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng về dạy học theo định hướng PTNL học sinh (CT=3,51; KT=3,39); Tổ chức cho GV thao giảng, chuyên đề trao đổi về dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh (CT=3,61; KT=3,29). Kết quả đánh giá cho thấy việc trang bị tài liệu, tạo điều kiện để giáo viên tự học tập, bồi dưỡng năng lực dạy học và thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng, các chuyên đề nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến trong dạy học môn TNXH có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của GV. Trong các biện pháp đề xuất có biện pháp Tổ chức cho giáo viên giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn mặc dù được đánh giá “khả thi” (ĐTB=2,74), nhưng việc áp dụng biện pháp này không có tính khả thi cao, ĐTB=2,35. Kết quả này cho thấy các trường cần thận trọng khi áp dụng biện pháp này vào triển khai tại các trường tiểu học Huyện Cần Giờ.

b) Đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh Bảng 3.3. Đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần

thiết Mức khả thi Đ

TB Đ LC

T H

Đ TB

Đ

LC TH

1

Tổ chức GV học tập kế hoạch, nhiệm vụ năm học, tập trung kế hoạch dạy học theo PTNL

3,40 ,493 3 3,09 ,664 5

2

Tổ chức rà soát nội dung chương trình môn TNXH hiện hành và chương trình môn TNXH theo CTPT2018 về PTNL học sinh.

2,83 ,785 5 3,21 ,746 4

3 Triển khai cho giáo viên các văn bản chỉ

đạo dạy học theo hướng PTNL học sinh 3,72 ,450 2 3,67 ,471 1

4

Chỉ đạo khối chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

3,39 ,814 4 3,46 ,622 2

5

Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch bài học theo nội dung, chủ đề môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

3,81 ,397 1 3,45 ,500 3

Điểm trung bình chung 3,43 3,37

Bảng 3.3 cho thấy, điểm trung bình chung cho nhóm biện pháp Đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh được đánh giá “rất cần thiết (ĐTBC=3,43) và “rất khả thi” (ĐTBC=3,37). Trong đó, các biện pháp được đánh giá cần thiết và khả thi cao nhất như: Triển khai cho giáo viên các văn bản chỉ đạo dạy học theo hướng PTNL học sinh (CT=3,72; KT=3,67); Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch bài học theo nội dung, chủ đề môn TNXH theo hướng PTNL học sinh (CT=3,81; KT=3,45); Chỉ đạo khối chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn môn TNXH theo hướng PTNL học sinh (CT=3,39; KT=3,46). Kết

quả cho thấy, việc đổi mới kế hoạch tổ chức dạy học Môn TNXH cần thực hiện theo quy trình CBQL triển khai, hướng dẫn các văn bản, kế hoạch về dạy học môn TNXH theo tiếp cận năng lực, chỉ đạo cho tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên mục tiêu, nội dung chương trình đã ban hành. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá “cần thiết” và “khả thi” nếu đưa vào áp dụng.

c) Tổ chức, chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Bảng 3.4. Tổ chức, chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB Đ LC

T H

Đ TB

Đ LC

T H 1 Tổ chức, hướng dẫn GV dạy học tích hợp

theo chủ đề trong môn TNXH 3,75 ,436 3 3,04 ,775 4 2

Tổ chức, hướng dẫn GV kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học môn TNXH theo hướng trải nghiệm

3,82 ,383 1 2,80 ,777 6

3 Tổ chức, hướng dẫn GV vận dụng dạy học

đặt và giải quyết vấn đề phù hợp học sinh 3,55 ,500 5 3,24 ,610 2 4 Tổ chức, hướng dẫn GV vận dụng dạy học

theo tình huống 2,99 ,808 7 2,88 ,783 5

5 Tổ chức, hướng dẫn Vận dụng phương

pháp bàn tay nặn bột 3,45 ,500 6 3,08 ,703 3 6

Tổ chức, hướng dẫn GV sử dụng đa dạng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học

3,66 ,603 4 2,71 ,738 7

7

Tổ chức, hướng dẫn GV rèn luyện cho học sinh kĩ năng học tập, thói quen tự học, tích cực, chủ động

3,81 ,397 2 3,53 ,501 1

Điểm trung bình chung 3,57 3,04

Bảng 3.4 cho thấy, có sự chênh lệch khá lớn của điểm trung bình trong đánh giá tính cần thiết và khả thi của nhóm biện pháp tổ chức, chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh.

Kết quả thống kê thể hiện ĐTBC của mức độ cần thiết là 3,57, trong khi mức độ khả thi chỉ 3,03. Các biện pháp được đánh giá “rất cần thiết” và có tính khả thi cao gồm: Tổ chức, hướng dẫn GV rèn luyện cho học sinh kĩ năng học tập, thói quen tự học, tích cực, chủ động (CT=3,57; KT=3,04); Tổ chức, hướng dẫn GV vận dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề phù hợp học sinh (CT=3,55; KT=3,24); Tổ chức, hướng dẫn GV dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn TNXH (CT=3,75;

KT=3,04). Các biện pháp về việc tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học được đánh giá “rất cần thiết”, nhưng tính khả thi có điểm trung bình khá thấp.

d) Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

Bảng 3.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB

Đ LC

T H

Đ TB

Đ

LC TH

1

Huy động, phối hợp các giáo viên bộ môn (Âm nhạc, Mĩ thuật, Tổng phụ trách) để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

3,16 ,701 4 2,90 ,630 3

2 Phối hợp các GV khác hướng dẫn học

sinh xây dựng kế hoạch học tập cá nhân 2,71 ,783 6 2,45 ,578 5 3 Phối hợp các GV khác để giáo dục học

sinh ý thức và thái độ chủ động 3,06 ,693 5 2,35 ,514 6 4 Phối hợp xây dựng môi trường học tập

theo câu lạc bộ, đội nhóm 3,50 ,735 3 2,96 ,785 2

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB

Đ LC

T H

Đ TB

Đ

LC TH

5

Phối hợp tổ chức các tiết học ngoài thiên nhiên các buổi giao lưu, hội thi về môn học TNXH

3,84 ,368 1 2,64 ,778 4

6

Phối hợp với phụ huynh giáo dục học sinh thói quen học tập ở nhà và chuẩn bị điều kiện, phương tiện cho bài học mới.

3,63 ,485 2 2,97 ,688 1

Điểm trung bình chung 3,31 2,71

Bảng 3.5 cho thấy, nhóm biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục được đánh giá ở mức độ cần thiết với ĐTBC rất cao 3,31, nhưng mức độ khả thi có ĐTBC khá thấp, tiệm cận mức “ít khả thi” (ĐTBC=2,71). Một số biện pháp được đánh giá có tính cần thiết và khả thi cao liên quan đến: Phối hợp xây dựng môi trường học tập theo câu lạc bộ, đội nhóm (CT=3,50; KT=2,96); Phối hợp tổ chức các tiết học ngoài thiên nhiên các buổi giao lưu, hội thi về môn học TNXH (CT=3,84; KT=2,64); Phối hợp với phụ huynh giáo dục học sinh thói quen học tập ở nhà và chuẩn bị điều kiện, phương tiện cho bài học mới (CT=3,63; KT=2,97).

Tuy nhiên, có 2 biện pháp mặc dù được đánh giá là cần thiết nhưng ít khả thi khi áp dụng là phối hợp với các giáo viên khác để hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập cá nhân và giáo dục thái độ học tập một cách chủ động. Việc hướng dẫn cho học sinh xây dựng kế hoạch học tập, giáo dục ý thức học tập chủ động cho học sinh tiểu học không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì vậy các trường cần xem xét áp dụng các biện pháp này một cách hiệu quả nhất.

đ) Tổ chức, chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Bảng 3.6. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB Đ

LC TH Đ TB

Đ LC

T H

1

Tổ chức giáo viên nắm vững qui định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016

3,75 ,436 4 3,61 ,489 1

2

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh so với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng môn TNXH ở từng chủ đề

3,84 ,368 1 2,63 ,711 6

3

Chỉ đạo giáo viên thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng mới

3,72 ,450 5 2,90 ,775 4

4 Tổ chức đánh giá thường xuyên theo từng chủ

đề, từng nội dung trong môn TNXH 3,81 ,397 2 3,25 ,739 2

5

Chỉ đạo GV chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, cuộc sống của HS

3,77 ,421 3 2,66 ,559 5

6

Chỉ đạo GV chủ động trong đánh giá, khuyến khích học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo

3,32 ,468 6 2,95 ,675 3

7 Khuyến khích GV tăng cường sử dụng công

nghệ thông tin trong đánh giá 2,73 ,660 7 2,63 ,735 6

Điểm trung bình chung 3,56 2,94

Bảng 3.6 cho thấy, nhóm biện pháp về đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập môn TNXH được đánh giá “rất cần thiết” (ĐTBC=3,56) và “khả thi” (ĐTBC=2,94). Trong đó, nhóm các biện pháp được đánh giá rất cần thiết và có tính khả thi, có điểm trung bình khá cao gồm: Tổ chức giáo viên nắm vững qui định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 (CT=3,75;

KT=3,71); Tổ chức đánh giá thường xuyên theo từng chủ đề, từng nội dung trong môn TNXH (CT=3,81; KT=3,25). Các biện gồm: Xây dựng tiêu chí đánh giá; chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, cuộc sống của HS; chủ động trong đánh giá, khuyến khích học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo; ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá, mặc dù được đánh giá

“rất cần thiết”, nhưng điểm trung bình của tính khả thi khá thấp, tiệm cận mức “ít khả thi”.

e) Đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Bảng 3.7. Đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh

Stt Biện pháp

Mức cần thiết Mức khả thi Đ

TB Đ LC

T H

Đ TB

Đ LC

T H 1 Xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung cơ

sở vật chất, thiết bị dạy học cho môn học 2,97 ,758 5 2,66 ,644 5 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực

dạy học môn học cho GV 3,82 ,383 2 3,51 ,502 1 3 Đầu tư tài liệu dạy học mới cho GV và học

sinh 3,84 ,368 1 3,43 ,497 2

4 Đầu tư kinh phí cho các hoạt động dạy học

môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. 3,75 ,436 3 2,88 ,845 4 5

Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS

3,67 ,471 4 3,06 ,784 3

Điểm trung bình chung 3,61 3,10

Bảng 3.7 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá “rất cần thiết”

(ĐTBC=3,61) và mức độ “khả thi” cao (ĐTBC=3,10). Kết quả phân tích cho thấy, các trường cần triển khai ngay các biện pháp về xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị, CSVC hỗ trợ hoạt động dạy học. Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học môn TNXH; Đầu tư kinh phí, cung cấp các tài liệu hướng dẫn, tham khảo về dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh. Đặc biệt tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học.

Kết luận: Kết quả khảo nghiệm 06 nhóm biện pháp cho thấy các nhóm biện pháp đề xuất đều được đánh giá “cần thiết” và “khả thi” cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Cần Giờ.

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp

Biểu đồ 3.1 cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết cao. Trong đó, biện pháp 6: Đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng PTNL học sinh được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất (ĐTB 3.61). Các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi cao. Trong đó, biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh được đánh giá mức độ khả thi cao nhất (ĐTB 3.37).

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

Biện pháp 6

3.28 3.43 3.57

3.31 3.56 3.61

2.94

3.37

3.04

2.71 2.94 3.1

Cần thiết Khả thi

Tiểu kết Chương 3

Từ việc nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh theo chủ trương đổi mới GDPT hiện nay của Đảng và Nhà nước. Trong mỗi biện pháp, tác giả đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thực hiện, điều kiện thực hiện.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết cao. Trong đó, biện pháp 6: Đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tự nhiên xã hội theo hướng PTNL học sinh được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi cao. Trong đó, biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học môn TNXH theo hướng PTNL học sinh được đánh giá mức độ khả thi cao nhất.

Như vậy, cả 06 biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết và mang tính khả thi cao. Trong quá trình áp dụng, tùy đặc điểm, tình hình và điều kiện từng nhà trường, nếu vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hợp lí thì chắc chắn các biện pháp trên sẽ tác động tích cực tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn TNXH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)