Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò, mục tiêu hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò, mục tiêu hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực

Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của GV, CBQL về vai trò, mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh mục tiêu của môn TNXH là góp phần hình thành, phát triển ở học sinh thể hiện ở Bảng 2.5

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục tiêu hoạt động dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh

Stt Nội dung Mức độ

ĐTB ĐLC TH KQT IQT QT RQT

1

Đặt cơ sở ban đầu quan trọng cho giáo dục khoa học tự nhiên và xã hội ở các cấp học trên

0,0 0,0 37,0 63,0 3,63 ,485 3

2 Coi trọng việc tổ chức cho HS 0,0 0,0 45,4 54,6 3,55 ,500 4

Stt Nội dung Mức độ

ĐTB ĐLC TH KQT IQT QT RQT

trải nghiệm thực tế, tạo cơ hội HS tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh

3

Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

0,0 14,3 45,4 40,3 3,26 ,695 6

4

Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh tiểu học

0,0 21,0 45,4 33,6 3,13 ,731 7

5

HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học về TNXH.

0,0 0,0 30,3 69,7 3,70 ,461 2

6

HS hình thành và phát triển năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng.

0,0 14,3 26,1 59,7 3,45 ,734 5

7

HS hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề tình huống, năng lực giao tiếp

0,0 25,2 42,9 31,9 3,07 ,756 8

8

HS hình thành, phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống

0,0 0,0 25,2 74,8 3,75 ,436 1

Điểm trung bình chung 3,44

Bảng 2.5 cho thấy, đánh giá chung của GV và CBQL về vai trò, mục tiêu của môn Tự nhiên - Xã hội theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở bậc tiểu học là “rất quan trọng” (ĐTBC=3,44). Trong đó, các mục tiêu mà GV và CBQL cho rằng quan trọng nhất, xếp ở thứ hạng từ 1 đến 3 gồm: HS hình thành, phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống (ĐTB=3,75); HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học về tự nhiên và xã hội (ĐTB=3,70); Đặt cơ sở ban đầu quan trọng cho giáo dục khoa học tự nhiên và xã hội ở các cấp học trên (ĐTB=3,63). Kết quả cho thấy, đây cũng là các mục tiêu cơ bản, nền tảng trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mà BGD&ĐT đã ban hành. Tuy nhiên, với mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì còn một số GV và CBQL cho rằng “ít quan trọng” ở các mục tiêu như: HS hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề tình huống, năng lực giao tiếp (IQT=25%); Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh tiểu học (IQT=21%); Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.(IQT=14,3%). Mục tiêu của dạy học phát triển năng lực là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang phát triển năng lực cá nhân (năng lực chung, năng lực đặt thù), phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, các tình huống trong thực tiễn.

Trao đổi về vấn đề này, QL1 cho rằng “Dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học sinh là thực hiện đúng chủ trương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay”. Tuy nhiên qua phỏng vấn QL2, QL3, QL5, QL6, QL7, QL9, QL10, QL12 và GV1 đến GV12 đều cho rằng “môn TNXH trong nhà trường chỉ là môn phụ, môn ít tiết, ít quan trọng, chủ yếu dạy cho HS biết về con người và xã hội để giúp HS hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề tình huống, năng lực giao tiếp”.

Kết quả đánh giá cho thấy, một số GV và CBQL chưa nhận thức đúng đắn bản chất của dạy học phát triển năng lực cho học sinh đối với môn TNXH. Đánh giá này là cơ sở quan trọng để các trường tiểu học ở huyện Cần Giờ có kế hoạch xây dựng và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm giúp GV và CBQL nhận thức đúng

đắn về vai trò và mục tiêu của hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)