Định hướng đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.3. Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.3.1. Định hướng đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay

Quan điểm đổi mới và phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên ba căn cứ chính: Xu thế quốc tế về đổi mới GDPT; Hiện trạng của nền giáo dục nước nhà và bối cảnh đổi mới; Yêu cầu của đất nước, dân tộc thông qua các văn kiện của các cấp/tổ chức lãnh đạo quốc gia.

Nghị quyết 29/TW8 (2013) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã định hướng chung của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay là:

- “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiêụ quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học

tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả ”.

- “ Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

- “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời ”.

Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình giáo dục tiểu học 2018 thể hiện các quan điểm đổi mới:

- Đổi mới mục tiêu: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

- Đổi mới chương trình giáo dục, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực:

CTGDPT mới được xây dựng theo tiếp cận năng lực, có nghĩa việc xây dựng chương trình được bắt đầu từ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở các yêu cầu cần đạt, nhà giáo dục thiết kế nội dung và hình thức giáo dục sao cho đạt được mục tiêu năng lực đề ra. Chính vì vậy, nội dung chương trình phải mang tính tích hợp bên cạnh phân hoá sâu để tạo ra năng lực của học sinh theo cách của riêng mình (bản thân chương trình tiểu học là chương trình tích hợp cao). Cách tiếp

cận này cũng đòi hỏi học sinh nắm vững không những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà còn chú trọng việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Trong chương trình tiếp cận theo năng lực, tất cả các hoạt động trong nhà trường, các môn học hay lĩnh vực hoạt động đều phải góp phần hình thành những năng lực chung (Tự chủ, tự học; Giao tiếp, hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo) cho học sinh bên cạnh các năng lực đặc thù (Năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất) được bổ sung. Chính vì tính tập trung của cả chương trình vào các mục tiêu chung năng lực và phẩm chất của học sinh có cơ hội để hình thành, củng cố và phát triển.

- Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục: Phương pháp dạy học của chương trình mới thể hiện rõ tính kế thừa của chủ trương: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tất cả các PPDH truyền thống và hiện hành đều được kế thừa trong CTGD mới với một tinh thần và định hướng mới. Đó là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đều tập trung hình thành, phát triển năng lực người học. Các hình thức đổi mới PPDH và giáo dục cần chú trọng hình thành năng lực thông qua thực hành, trải nghiệm phong phú và sâu sắc. Đổi mới PPDH cần đảm bảo các yếu tố: Cân bằng giữa tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hình thành năng lực cá nhân và năng lực làm việc nhóm; Tổ chức hoạt động rèn luyện năng lực thực tiễn; Phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập; Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau vừa đạt mục tiêu, phù hợp đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở; Phát triển khả năng tự học của người học; Kiểm tra và đánh giá thường xuyên kết quả học tập của người học.

- Lãnh đạo các nhà trường tiên phong trong đổi mới giáo dục. Lãnh đạo giữ vai trò vô cùng quan trọng trong mọi công cuộc đổi mới. Ở đâu lãnh đạo tiên phong, phát động phong trào, tạo động lực cho đội ngũ, ở đó luôn tìm thấy sự thành công.

- Đội ngũ giáo viên sẵn sàng học tập nâng cao trình độ. Giáo viên phải thường xuyên được tập huấn về những nội dung đổi mới và tự học nâng cao trình độ.

Trong một nền kinh tế toàn cầu của thị trường tự do không ngừng cạnh tranh mãnh liệt, một lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ chất lượng cao là yếu tố sống còn của một nền kinh tế quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài vào tạo nên việc làm và của cải cho đất nước. Vì thế chất lượng GDPT bắt đầu từ tiểu học ngày càng được công nhận là cơ sở quan trọng cho sự tăng tưởng kinh tế và được coi như công cụ để đạt được những mục tiêu phát triển khác. Chính vì vậy, định hướng đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay đóng vai trò quan trọng, là ưu tiên hàng đầu để nhanh chóng phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)