Chức năng quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.4. Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.4.2. Chức năng quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.4.2.1. Lập kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học Lập kế hoạch các hoạt động ở trường tiểu học là chức năng định hướng, có ý nghĩa quyết định thành công hoạt động quản lí nhà trường.

Theo Bùi Minh Hiền, (2015). “Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa hoc các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin,…) để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường.”

Theo Trần Kiểm, (2010). “Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác.”

Lập kế hoạch đổi mới hoạt động TCM ở trường tiểu học là quá trình xác định mục tiêu, nội dung, phương thức đổi mới hoạt động TCM nhằm giúp cán bộ quản lí chủ động trong việc triển khai các hoạt động, tạo điều kiện dễ dàng cho việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đổi mới hoạt động TCM.

Trong xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động TCM, cán bộ quản lí cần làm rõ 4 câu hỏi quan trọng: Chúng ta là ai và đang ở đâu? Chúng ta muốn đi đến đâu?

Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì? để đến được vị trí mong muốn? Làm thế nào để biết chúng ta tới nơi?

Hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động chuyên môn nhà trường và chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động TCM. Vì vậy cần quán triệt các yêu cầu lập kế hoạch đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính cụ thể - đo được, tính thực tiễn - khả thi, tính linh hoạt, tính dân chủ, tính hệ thống - nhất quán trong tổ chức nhà trường. Quán triệt mục tiêu đổi mới hoạt động tổ

chuyên môn. Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới cụ thể của tổ chuyên môn. Thống nhất nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Đảm bảo điều kiện cho hoạt động đổi mới tổ chuyên môn diễn ra đúng mục tiêu, kế hoạch thông qua phân công chuyên môn giáo viên.

Khi lập kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học, CBQL cần thực hiện các biện pháp sau:

- Quán triệt mục tiêu đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học.

- Căn cứ văn bản hướng dẫn về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học của ngành.

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường.

- Xác định phương pháp, hình thức tổ chức đổi mới hoạt động tổ chuyên môn phù hợp đặc điểm tình hình đơn vị và xu thế đổi mới của thời đại.

- Xác định được điều kiện, các nguồn lực của đơn vị để đáp ứng cho đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Xác định khả năng phối hợp giữa tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cho hoạt động đổi mới tổ chuyên môn.

- Xác định khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn lập các loại kế hoạch đổi mới hoạt động chuyên môn.

- Duyệt các loại kế hoạch đổi mới hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Theo Trần Kiểm (2010) “Tổ chức là quá trình xác định, cấu trúc tổ chức của hệ thống theo các đơn vị trực thuộc với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo thực thi các chức năng nhiệm vụ hướng t mục tiêu chung của hệ thống”. Đây là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường, thực hiện phân công lao

động, phân công nhân sự cho các vị trí, tổ chức phân bố công việc, quyền hạn và các nguồn lực để thực hiện thành công kế hoạch đề ra hướng tới đạt mục tiêu đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn gồm:

- Triển khai các văn bản chỉ đạo về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Thống nhất và phổ biến kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong TCM

- Xác định cụ thể nhiệm vụ của TTCM trong việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng TTCM kĩ năng thiết kế, chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn.

- Phân công giáo viên cho từng nội dung đổi mới hoạt động chuyên môn.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới hoạt động chuyên môn.

- Tăng cường phối hơp giữa tổ chuyên môn với các bộ phận khác để có điều kiện đảm bảo cho việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn như: Công đoàn: vận động công đoàn viên tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; Thư viện - Thiết bị: Trang bị tài liệu, đồ dùng dạy học.

- Triển khai thực hiện và điều chỉnh các hoạt động đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá các nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học.

Sau khi xây dựng kế hoạch và sắp sếp tổ chức, người cán bộ quản lí phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đối tượng bị quản lí (cụ thể: Con người: Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên; Bộ phận: Tổ chuyên môn và các bộ phân khác trong nhà trường) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng vào đạt mục tiêu chung của hệ thống. Theo Trần Kiểm . (2010). thì: lãnh đạo, chỉ đạo là điều hành,

điều khiển, tổ chức ho động, động viên giúp đỡ cán bộ, người dưới quyền, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được phân công nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học là hiệu trưởng điều khiển thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đến tổ chuyên môn, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường. Chỉ đạo đổi mới thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn bao gồm nội dung các công việc:

- Ra quyết định, triển khai văn bản về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Chỉ đạo nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn: hoạt động dạy học theo kế hoạch chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

- Điều chỉnh hoạt động của tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện các nội dung đổi mới nhiệm vụ tổ.

- Tổng kết, đánh giá các nội dung đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn theo kế hoạch đề ra.

- Tạo động lực đổi mới dạy và học cho giáo viên và học sinh.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Theo Trần Khánh Đức, Đặng Quốc Bảo (2008) cho rằng: Kiểm tra, đánh giá là chức năng của quản lí, thông qua đó, cá nhân, nhóm, tổ chức theo dõi, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động, uốn nắn, sửa chữa những sai lêch cần thiết.; Kiểm tra, đánh giá bao gồm 3 nội dung: xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếu với mục tiêu; điều chỉnh sai lệch cần thiết.

Chức năng này thể hiện việc thực hiện các hoạt động kiểm tra/giám sát một cách chủ động đối với các công việc của nhà trường nhằm tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lí. Trong quá trình vận hành các hoạt động của nhà trường, nếu không đạt được kết quả mong muốn, nhà quản lí cần phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết.

Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động TCM là hoạt động cán bộ quản lí tổ chức theo dõi, giám sát kế hoạch thực hiện hoạt động đổi mới tổ chuyên môn và kết quả đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Từ đó, đánh giá kế hoạch thực hiện và điều chỉnh, sữa chửa những sai lệch cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

Nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn gồm:

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Chỉ đạo lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra phù hợp để đánh giá thực chất việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Phân cấp trong kiểm tra thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Tiến hành thu thập thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo thời gian.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn của tổ chuyên môn, của giáo viên.

- Tổ chức phân tích, đánh giá thông tin về kết quả thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

- Điều chỉnh kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên (hình thức, nội dung, phân bố thời gian) phù hợp và đạt mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng đổi mới.

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)