Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuận lợi đến quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học
Stt Nội dung Mức độ
ĐTB ĐLC TH
K IT N RN
1
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có nhận thức đúng về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 69,9 30,1 0,0 2,30 ,461 6
2
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có năng lực trong quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 56,6 39,0 4,4 2,48 ,583 5
Stt Nội dung Mức độ
ĐTB ĐLC TH
K IT N RN
3
Hiệu trưởng có sự phân cấp, uỷ quyền đối với tổ trưởng chuyên môn trong quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 13,2 58,8 27,9 3,15 ,627 1
4
Giáo viên đáp ứng về trình độ, năng lực chuyên môn trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 33,1 50,0 16,9 2,84 ,691 3
5
Cơ chế, chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên được thực hiện.
0,0 76,5 23,5 0,0 2,24 ,426 7
6 Đời sống kinh tế của giáo
viên trong tổ được đảm bảo. 15,4 84,6 0,0 0,0 1,85 ,363 8
7
Văn bản, thông tư hướng dẫn của cấp quản lí ngành về quản lí nhà trường và quản lí hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 33,1 41,2 25,7 2,93 ,766 2
8
Phân cấp quản lí rõ ràng - Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quản lí hoạt động tổ chuyên môn.
0,0 37,5 56,6 5,9 2,68 ,580 4
Điểm trung bình chung 2,55
Nhận xét: Kết quả bảng 2.12 cho thấy: Điểm trung bình chung (2.55) theo đánh giá của CBQL và Giáo viên đều đạt mức ảnh hưởng “nhiều” và ĐTB từng yếu tố đạt mức ảnh hưởng “ít ảnh hưởng” và “ ảnh hưởng nhiều” (ĐTB từ 1.85 – 3.15), cụ thể như sau:
Các yếu tố thuận lợi được đánh giá ảnh hưởng nhiều đến việc quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học theo thứ bậc từ cao xuống thấp bao
gồm: Hiệu trưởng có sự phân cấp, uỷ quyền đối với tổ trưởng chuyên môn trong quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Văn bản, thông tư hướng dẫn của cấp quản lí ngành về quản lí nhà trường và quản lí hoạt động tổ chuyên môn; Giáo viên đáp ứng về trình độ, năng lực chuyên môn trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn;
Phân cấp quản lí rõ ràng - Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quản lí hoạt động tổ chuyên môn.
Các yếu tố thuận lợi còn lại trong bảng kết quả đều được đánh giá ít ảnh hưởng đến việc quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học, trong đó, Đời sống kinh tế của giáo viên trong tổ được đảm bảo là yếu tố được đánh giá “Ít ảnh hưởng” hơn cả.
Bảng 2.13. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học
Stt Nội dung Mức độ
ĐTB ĐLC TH
K IT N RN
1
Cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) thiếu.
0,0 0,0 19,9 80,1 3,80 ,400 1
2
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ nhu cầu đổi mới thực hiện chương trình dạy học hạn chế.
0,0 0,0 35,3 64,7 3,65 ,480 2
3
Điều kiện kinh tế - văn hoá xã hội nơi trường đóng không thuận lợi.
0,0 44,1 34,6 21,3 2,77 ,779 6
4
Trình độ dân trí của người dân, phụ huynh học sinh thấp.
0,0 54,4 35,3 10,3 2,56 ,675 7
5
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên yếu.
0,0 19,9 39,0 41,2 3,21 ,754 3
Stt Nội dung Mức độ
ĐTB ĐLC TH
K IT N RN
6 Trình độ, năng lực học sinh
thấp so với yêu cầu. 0,0 30,9 41,2 27,9 2,97 ,769 5
7
Thời gian dành cho dự sinh hoạt tổ chuyên môn của Ban giám hiệu còn ít.
0,0 17,6 52,2 30,1 3,12 ,682 4
Điểm trung bình chung 3,15
Nhận xét: Kết quả bảng 2.13 cho thấy: hầu hết các yếu tố khó khăn đều ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học với ĐTBC là 3.15.
Trong đó, các yếu tố khó khăn thuộc yếu tố chủ quan như: Cơ sở vật chất thiếu thốn; Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ nhu cầu đổi mới thực hiện chương trình dạy học hạn chế; Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên còn yếu; Thời gian dành cho dự sinh hoạt tổ chuyên môn của Ban giám hiệu còn ít được đánh giá ảnh hưởng nhiều hơn và được xếp thứ hạng cao hơn các yếu tố khách quan như: Trình độ, năng lực học sinh thấp so với yêu cầu;
Điều kiện kinh tế - văn hoá xã hội nơi trường đóng không thuận lợi; Trình độ dân trí của người dân, phụ huynh học sinh thấp. Yếu tố cơ sở vật chất được đánh giá là yếu tố khó khăn ảnh hưởng số 1 trong quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học.
Theo kết quả phỏng vấn, CBQL3 cho rằng: Thầy cô lớn tuổi chưa bắt kịp xu hướng đổi mới. Giáo viên sinh hoạt chuyên môn còn hình thức chưa đi sâu vào chuyên môn. Nguyên nhân là do hoạt động giảng dạy, phong trào chiếm nhiều thời gian. Đa phần giáo viên đang trong độ tuổi có con nhỏ mà họp tổ chuyên môn phải họp sau giờ dạy nên gió viên mất tập trung do tâm lý muốn về lo gia đình nên không bàn sâu về chuyên môn mà chỉ thông báo những kế hoạch của nhà trường;
CBQL2 cho rằng: Khó khăn đầu tiên là thời gian dành cho việc quản lí hoạt động của tổ chuyên môn còn hạn chế. Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được chú trọng trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Nguyên nhân do bản thân giáo viên và nhà quản lí chưa thận thấy được tầm quan trọng của việc quản lí đổi
mới hoạt động tổ chuyên môn. Giáo viên tiểu học đã đầu tư nhiều thời gian vào hoạt động giảng dạy, hoạt động nhà trường nên không đầu tư nhiều thời gian trong các hoạt động trao đổi chuyên môn trong tổ, khối. Một số nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, đối phó.
Với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu điều tra bằng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn CBQL cho thấy khó khăn chung còn gây hạn chế cho hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là thời gian dành cho sinh hoạt chuyên môn còn quá ít.
Nguyên nhân do sắp xếp công việc chưa khoa học. Chính vì lí do này mà một số hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính hình thức.