Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đổi mới họat động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
1.5.2. Các yếu tố khách quan
1.5.2.1. Hệ thống các văn bản, thông tư, hướng dẫn của các cấp quản lí cấp trên đối với trường tiểu học.
Trường tiểu học chịu sự quản lí trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo Quận.
Yếu tố khách quan đầu tiên làm ảnh hưởng đến quản lí đổi mới họat động tổ chuyên
môn ở trường tiểu học là hệ thống các văn bản, thông tư, nghị quyết, chính sách của các cấp quản lí trên đối với trường tiểu học. Hằng năm, căn cứ vào văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học, hướng dẫn chuyên môn của phòng giáo dục, nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp tiểu học. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, các bộ phận dựa trên kế hoạch nhà trường xây dựng kế hoạch từng bộ phận mình phụ trách. Vì vậy, văn bản, chính sách giáo dục của phòng giáo dục và các cơ quan cấp trên có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính chất chỉ đạo tất cả các bộ phận, đặc biệt tổ chuyên môn. Qua đó, nhiệm vụ hiệu trưởng làm tốt công tác chỉ đạo cần nắm vững các chỉ thị, văn bản chỉ đạo, phân tích rõ đặc điểm tình hình đơn vị trong từng năm học để triển khai đúng hướng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động của nhà trường, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn đảm bảo không làm sai lệch đường lối, chủ trương của nhà nước trong hoạt động giáo dục, cụ thể là đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học.
1.5.2.2. Cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên trong quản lí hoạt động chuyên môn
Để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên trong quản lí hoạt động chuyên môn cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ. Sau đây là những giải pháp cơ bản:
- Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong quản lí hoạt động chuyên môn: Chọn, cử cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đủ tiêu chuẩn để tham gia tập huấn, học tập bồi dưỡng chuyên môn. Nhà trường luôn tạo dựng nguồn quỹ phát triển sự nghiệp phục vụ cho công tác bồi dưỡng cán bộ - giáo viên trong đơn vị.
- Thu hút cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đến công tác, làm việc tại đơn vị. Nhà trường cần tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thu hút cá nhân có trình độ cao đến làm việc tại đơn vị mình. Cần có sự ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ đang công tác tại cơ sở về nhiều mặt như: Tăng thu nhập, tạo điều kiện thuận cho nghiên cứu phương pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện tham gia các hội thảo/hội nghị.
Vinh danh những cống hiến của cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.
- Tăng cường bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế cho đội ngũ giáo viên:
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán theo từng môn cho công tác bồi dưỡng thường xuyên tại chỗ cho giáo viên.
1.5.2.3. Điều kiện kinh tế- văn hoá xã hội của thành phố, của địa phương Điều kiện kinh tế- văn hoá xã hội của thành phố, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục và giảng dạy của nhà trường trong đó có ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động tổ chuyên môn và quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn của cán bộ quản lí.
Trình độ dân trí của người người dân, phụ huynh học sinh đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đổi mới hoạt động tổ chuyên môn và quản lí của nhà trường đến đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong cơ cấu tổ chức nhà trường tiểu học, ngoài các bộ phận như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên Đội… thì bộ phận chuyên môn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhà trường. Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt mục tiêu giáo dục đề ra trong mỗi năm học phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại.
Để quản lí hiệu quả đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong giai đoạn hiện nạy, cán bộ quản lí không chỉ nắm vững lí luận về khoa học quản lí mà còn nắm vững các vấn đề cơ bản về tổ chuyên môn, yêu cầu đổi mới hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Đoổi mới thực hiện chương trình; Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn;
Đổi mới bồi dưỡng và đánh giá giáo viên.
Trên cơ sở phân tích và hệ thống các tài liệu, đề tài luận văn đã xác định được khung lí luận trong và ngoài nước để làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp giúp nâng cao chất lượng đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.
Chương 2