Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3. Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
1.3.3. Nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
1.3.3.1. Đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học - giáo dục của tổ chuyên môn
Chương trình môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học là bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông; là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục.
So với chương trình giáo dục giáo dục tiểu học hiện hành, chương trình giáo dục cấp tiểu học 2018 có những điểm mới như sau:
Bảng 1.1. So sánh chương trình giáo dục giáo dục tiểu học hiện hành với chương trình giáo dục cấp tiểu học 2018
Chương trình GDTH hiện hành (ban hành 2006)
Chương trình GDTH 2018 (Ban hành 2018)
Mục tiêu
- Học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
- Học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong sinh hoạt và học tập.
Chương trình GDTH hiện hành (ban hành 2006)
Chương trình GDTH 2018 (Ban hành 2018) - Chương trình mỗi môn học và
hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó.
Nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục
- Xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, ít chú ý đến các kĩ năng trí tuệ, kĩ năng sống nên chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
- Sự kết nối nội dung giáo dục giữa các cấp học trong một môn học hoặc giữa nội dung các mộn học chưa chặt chẽ, một số nội dung bị trùng lặp, chồng chéo, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
- Thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở.
Phương pháp giáo dục
- Sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều.
- Sử dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học.
Đánh giá kết quả giáo dục
- Tập trung đánh giá để xếp hạng, phân loại học sinh.
- Đánh giá năng lực người học, chú trọng đánh giá quá trình, giúp học sinh biết tự đánh giá.
(Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018, BGDĐT)
Đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học các môn học và hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù chủ yếu thông qua môn học và hoạt động giáo dục: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những năng lực, đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
Như vậy, đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học các môn học và hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn theo đổi mới mục tiêu giáo dục chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
1.3.3.2. Đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch hoạt động giáo dục của TCM và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, nếu tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn trong tổ thì sẽ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên.
Kế hoạch số 88/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2014 về “Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên” đặt ra mục đích sinh hoạt tổ chuyên môn: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn, trường và cụm trường theo hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho CBQL giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh”. Thông tư 03/VBHN-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học quy định tại mục 3 điều 18, chương II năm 2010 quy định: “Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc”.
SHCM là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Nội dung đổi mới SHCM tập trung vào nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hoặc chuyên đề, thông qua dự giờ, phân tích bài học và hoạt động học tập của học sinh. Cụ thể:
- SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh là hoạt động giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến học sinh như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
- SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả cao như mong muốn, đặc biệt những khó khăn về học. Từ đó, giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quà trình học tập để nâng cao chất lượng dạy và học.
SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Qua đó, góp phần làm thay đổi văn hoá ứng xử trong nhà trường: Cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học bình đẳng, thnâ thiện cho tất cả mọi người.
So với SHCM truyền thống, SHCM theo hướng đổi mới dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh tạo chuyển biến mạnh mẽ đến chất lượng dạy học và giáo dục: Giáo viên tìm được các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của học sinh, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên vì giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng cho đối tượng học sinh của mình.
Bảng 1.2. So sánh hình thức SHCM theo hướng truyền thống và SHCM theo hướng nghiên cứu bài học
SHCM truyền thống SHCM theo hướng nghiên cứu bài học
Mục đích
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy tất cả các tiết thao giảng, chuyên đề.
- Tập trung vào hoạt động dạy của GV.
- Thống nhất cách dạy để các GV cùng thực hiện.
- Tìm giải pháp để nâng cao kết quả học tập của HS.
- Tập trung vào hoạt động của HS.
- Mỗi GV tự rút ra bài học để áp dụng cho đối tượng HS lớp mình.
Thiết kế bài dạy
- Một GV thiết kế và dạy minh hoạ
- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo SGK và SGV.
- GV dạy minh hoạ thiết kế bài học với sự góp ý của đồng nghiệp.
- Dựa vào trình độ của HS để lựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình cho phù hợp.
Dạy minh hoạ
- Theo nội dung, kiến thức SGK.
- Thực hiện tiến trình giờ học đúng quy định, rập khuôn giữa các tiết, các hoạt động.
- Điều chỉnh ngữ liệu dạy học phù hợp đối tượng, nhu cầu của học sinh.
- Tiến trình linh hoạt, sáng tạo dựa trên năng lực, cảm xúc của học sinh.
Dự giờ
- Người dự ngồi cuối lớp, theo dõi, quan sát và ghi chép từng hoạt động của GV: tác phong, quy trình dạy từ đó đối chiếu với các tiêu chí đánh giá để xếp loại.
- Đứng xung quanh lớp học, quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi cho học sinh.
-Tập trung quan sát từng hoạt động của HS: HS có tham gia hoạt động không, có tương tác làm việc với các bạn trong nhóm, lớp, GV không?
- Qua quan sát, phát hiện những khó khăn hay hứng thú của HS khi tham gia để đề xuất biện pháp phù hợp.
Thảo luận về giờ dạy
- Dựa bản tiêu chí theo hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Hướng dẫn 10358/BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007.
- GV lên tiết dạy trình bày những việc đã làm được và chưa làm được trong tiết dạy.
- Tập trung phân tích, nhận xét hoạt động của GV.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan.
- Tổ CM đánh giá giờ dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả GV.
- Dựa trên kết quả học tập của học sinh rút kinh nghiệm giờ dạy.
- GV lên tiết dạy trình bày những việc đã làm được và chưa làm được trong tiết dạy. Ý kiến của GV mới chuyển khối, giáo sinh hay GV lớn tuổi trong khối về tiết dạy.
- Phân tích các hoạt động của HS khi tham gia giờ học, có minh chứng cụ thể.
- Mọi người cùng phát hiện vấn đề học của học sinh, cùng tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
- Người chủ trì (Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hay TTCM) tóm tắt các vấn đề thảo luận, gợi ý nội dung cần suy ngẫm để mỗi giáo viên tự rút ra bài học phù hợp đối tượng học sinh lớp mình.
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh của tổ chức Plan Việt Nam., Hà Nội, 2012).
1.3.3.3. Đổi mới hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trong tổ chuyên môn
Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học, vai trò giáo viên tiểu học có nhiều thay đổi. Đó là:
- GV tiểu học hiện nay đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ hơn, bao gồm phát triển CTGD và chương trình dạy học cho HS.
- Đổi mới, PPDH theo hướng tổ chức cho HS học và tự học; học hợp tác theo hướng dẫn của GV và hỗ trợ của phương tiện truyền thông và công nghệ.
- Chú trọng tới dạy học tích hợp và dạy học văn hoá; định hướng giáo dục tới từng các nhân HS, theo từng phong cách học của HS.
- Là cầu nối giữa cộng đồng và nhà trường trong giáo dục HS tiểu học theo hướng nhân văn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Từ đó GV tiểu học cần thiết phải phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Hoạt động BDCM giáo viên là tác động của hiệu trưởng, TTCM đến hoạt động BDCM của giáo viên và tự bồi dưỡng của GV nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên trong tổ CM. Hoạt động BDCM giáo viên trong TCM gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động dự giờ và góp ý cho tiết dạy: Giáo viên được trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho nhau, nhận ra điểm mạnh và khắc phục hạn chế của bản thân về nhiều mặt: từ phẩm chất đạo đức đến kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm của giáo viên, hoạt động học sinh. Từ đó đề xuất những biện pháp hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động, giáo viên lớn tuổi được tiếp cận phương pháp mới, kĩ thuật mới, công nghệ thông tin; giáo sinh mới ra trường được học hỏi các áp dụng phương pháp mới hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh.
- Hoạt động chuyên đề của tổ: Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học, phân công chuyên đề tổ của nhà trường, tình hình thực tế của nhà trường, tổ chuyên môn và nhu cầu của giáo viên. Tổ chuyên môn lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề bằng các hình thức: thao giảng, thảo luận chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, tham gia tập huấn nâng cao.
- Hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên: Theo Thông tư ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (2012): “Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu
quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo.”
Đổi mới hoạt động BDGV là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Tổ chuyên môn cần thực hiện đổi mới hoạt động BDGV như:
+ Khuyến khích GV tự đọc, trải nghiệm và tự nghiên cứu;
+ Nhà trường, tổ bộ môn có kế hoạch đảm bảo thời gian về: số buổi sinh hoạt chuyên môn thảo luận; số lượng thành phần tham gia; nơi tiến hành bài học thực hành minh hoạ; điều chỉnh, mời chuyên gia, cử báo cáo viên.
+ Thảo luận các chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ, xê-mi-na: thảo luận lựa chọn bài học trọng tâm, chủ đề cần thiết, cử người báo cáo.
+ Thực hành minh hoạ: người thực hiện, chủ đề, môn, nghiên cứu bài học, lên tiết, dự giờ rút kinh nghiệm.
+ Quy trình thảo luận bài học, thảo luận chủ đề: Báo cáo viên trình bày ý định; ý kiến người tham dự (đánh giá, chia sẻ ý tưởng thông tin mới, vấn đề tiếp tục suy ngẫm).
+ Vai trò của người giáo viên cốt cán, người chủ trì: suy ngẫm kĩ ý kiến, ý tưởng, các ý kiến đóng góp; thảo luận thống nhất ý kiến; xác định, khắc hoạ trọng tâm, khắc hoạ tình huống; tạo không khí ham học hỏi, chia sẻ, tôn trọng, hợp tác, dẫn dắt kế hoạch tiếp theo.
1.3.3.4. Đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên
Đánh giá giáo viên là hoạt động quan trọng và phải làm thường niên đảm bảo đúng qui định xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm sau kiểm tra đánh giá theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên là tổ chức đánh giá giáo viên trong tổ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp mới của hiệu trưởng, TTCM và GV nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá giáo viên và chất lượng người giáo viên trong nhà trường. Để thực hiện đánh giá nhà giáo theo yêu cầu đổi mới CTGDPT,
đòi hỏi đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên trong tổ CM theo hướng phát triển năng lực dạy học và giáo dục gồm các bước: 1) Khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ GVTH; 2). Phân tích thực trạng năng lực nghề nghiệp GVTH; 3). Đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp GVTH; 4) Tổ chức thực hiện; 5) Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch của các biện pháp. Ngoài ra, mỗi GVTH không ngừng tự đánh giá và hoàn thiện nhằm cải tiến không ngừng chất lượng giáo dục.