Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 108)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Xác định mục tiêu đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo mục tiêu chương trình phổ thông mới.

3,37 ,484 6 3,21 ,411 4

2

Đánh giá hiện trạng những hoạt động tổ chuyên môn thực hiện theo hướng đổi mới.

3,47 ,501 4 3,43 ,497 1

3

Xây dựng nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo kế hoạch chung của trường.

3,56 ,498 3 3,35 ,477 2

4

Xác định biện pháp thực hiện các nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3,43 ,497 5 3,26 ,439 3

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

5

Chuẩn bị điều kiện vật chất, kinh phí cho các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng đổi mới.

3,69 ,464 2 2,84 ,781 6

6

Tạo mội trường làm việc cho cán bộ quản lí, giáo viên trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3,78 ,416 1 2,95 ,782 5

Điểm trung bình chung 3,55 3,17

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: tính cần thiết của các biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn được CBQL và giáo viên đánh giá điểm trung bình chung là 3,55 và điểm trung bình của các biện pháp dao động ở khoảng từ 3,37 -3,78. Cụ thể tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá như sau: biện pháp được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là “Tạo mội trường làm việc cho cán bộ quản lí, giáo viên trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.” với điểm trung bình chung là 3,78 xếp bậc 1/6. Các biện pháp còn lại đều ở mức “Rất cần thiết” cho đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

Bảng 3.2. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học của tổ chuyên môn

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Phổ biến Chương trình giáo dục tiểu

học mới. 3,87 ,340 3 3,76 ,430 1

2

Tổ chức học tập nắm vững các nội dung đổi mới trong chương trình giáo dục.

3,74 ,443 5 3,36 ,674 4

3

Tổ chức tập huấn giáo viên các chuyên đề dạy học và giáo dục theo hướng đổi mới.

3,89 ,314 2 3,17 ,736 6

4

Phân công giáo viên theo năng lực thực hiện mục tiêu đổi mới thực hiện chương trình dạy học.

3,71 ,454 6 3,54 ,500 3

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 5 Tổ chức dự giờ, thao giảng, rút kinh

nghiệm giờ dạy. 3,80 ,400 4 3,58 ,495 2

6 Tổ chức đa dạng hoá hình thức

phương pháp dạy học tích cực. 3,67 ,472 7 3,15 ,694 7 7

Tổ chức phong trào đổi mới phương pháp, hình thức học tập tích cực của học sinh.

3,19 ,683 8 2,64 ,696 8

8

Tổ chức đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.

3,91 ,285 1 3,28 ,617 5

9

Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lí và giáo viên.

2,73 ,735 9 2,49 ,609 9

Điểm trung bình chung 3,61 3,21

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tính cần thiết của các biện pháp tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học của tổ chuyên môn được đánh giá điểm trung bình chung là 3,61 là “Rất cần thiết”. Mức khả thi của các biện pháp trên cũng đạt mức trung bình chung là 3,21 là “Khả thi”. Với kết quả trên cho phép kết luận tương quan giữa tính cần thiết và mức khả thi là thuận và chặt chẽ, mức độ phù hợp cao.

Bảng 3.3. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên

môn theo hướng đối mới. 3,24 ,599 5 2,90 ,687 6 2 Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn

theo chuyên đề. 3,85 ,363 2 3,51 ,502 2

3 Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn

theo nghiên cứu bài học. 3,89 ,314 1 3,13 ,745 3

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 4 Lựa chọn giáo viên cốt cán về

chuyên môn trong tổ chuyên môn. 3,76 ,430 3 3,62 ,486 1 5 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên

tổ, liên trường. 3,19 ,715 6 2,95 ,782 5

6

Phát huy vai trò chủ động tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong tổ tham gia sinh hoạt chuyên môn.

3,45 ,594 4 3,06 ,768 4

Điểm trung bình chung 3,56 3,19

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: tính cần thiết của các biện pháp tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn được CBQL và giáo viên đánh giá điểm trung bình chung là 3,56 là “Rất cần thiết”. Cụ thể tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá như sau: biện pháp được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là “Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” được xếp thứ hạng số 1 với điểm trung bình chung 3,89. Giữa tính cần thiết và mức khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tương quan và phù hợp ứng dụng trong thực tiễn.

Bảng 3.4. Tăng cường đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo

viên trong tổ chuyên môn. 3,74 ,443 6 3,60 ,491 2 2 Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

của tổ chuyên môn theo nhu cầu. 3,78 ,416 4 3,54 ,500 4 3

Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp tình hình thực tế, nhu cầu giáo viên và tổ chuyên môn.

3,87 ,340 2 3,67 ,472 1

4

Hợp tác, trao đổi nội dung bồi dưỡng giáo viên theo môn học, chuyên đề liên tổ chuyên môn liên trường.

3,40 ,647 9 3,12 ,774 7

5

Cử giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn theo trường, cụm trường, quận, thành phố.

3,65 ,480 8 3,48 ,570 5

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 6

Tổ chức bồi dưỡng lại cho giáo viên các chuyên đề đổi mới dạy học và giáo dục.

3,91 ,285 1 3,29 ,751 6 7 Tổ chức hướng dẫn và chia sẻ đồng

nghiệp trong bồi dưỡng giáo viên. 3,71 ,454 7 3,58 ,495 3 8

Tổng kết, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt đợt tập huấn, bồi dưỡng, chuyên đề.

3,78 ,416 4 2,79 ,771 8

9

Chuyển hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ sang bồi dưỡng thường xuyên theo nhu cầu của cá nhân và nhà trường.

3,82 ,383 3 2,79 ,799 8

Điểm trung bình chung 3,74 3,31

Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.4 cho thấy: Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi ở biện pháp tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên thì biện pháp ở vị trí thứ 1, 2, 3, 5, 6, 7 có tính tương quan ngang nhau, các biện pháp còn lại đều có sự lệch điểm, mức độ chưa tương ứng. Điều đó phản ánh khá chính xác tình hình thực tế trong tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Bảng 3.5. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên trong tổ chuyên môn

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Nắm vững văn bản, quy định mới về

đánh giá giáo viên. 3,36 ,674 5 3,10 ,791 5

2 Cập nhật, phổ biến nội dung chuẩn

đánh giá giáo viên mới. 3,58 ,495 3 3,50 ,502 1

3

Thay đổi hình thức, phương pháp đánh giá giáo viên trong tổ chuyên môn.

3,01 ,770 6 2,45 ,606 8

4 Cụ thể quy trình đánh giá giáo viên

theo chuẩn nghề nghiệp. 3,85 ,363 2 3,45 ,653 2

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

5

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực.

3,89 ,314 1 2,93 ,822 6

6 Tăng cường sử dụng công nghệ thông

tin trong đánh giá giáo viên. 2,99 ,755 7 2,31 ,524 9

7

Bồi dưỡng năng lực giáo viên tự đánh giá và đánh giá chéo đồng nghiệp trong tổ.

2,65 ,726 9 2,51 ,644 7

8 Thông báo công khai kết quả kiềm

tra đánh giá giáo viên 2,97 ,740 8 3,21 ,693 3

9

Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên trong phát triển nghề nghiệp giáo viên

3,54 ,500 4 3,17 ,794 4

Điểm trung bình chung 3,31 2,95

Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.5 cho thấy: tính cần thiết của các biện pháp tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên trong tổ chuyên môn được CBQL và giáo viên đánh giá điểm trung bình chung là 3,31 và điểm trung bình của các biện pháp dao động ở khoảng từ 2,65 -3,89. Cụ thể tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá như sau: biện pháp được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là “Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực.” với điểm trung bình chung là 3,89 xếp thứ hạng cao nhất trong các biện pháp. Trung bình chung của mức khả thi áp dụng các biện pháp tại đơn vị là 2,97 cho thấy mức độ tương quan, ngang hàng mới mức độ “Rất cần thiết” cho phép vận dụng các biện pháp trong thực tế tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên.

Bảng 3.6. Đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn

Stt Biện pháp Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Triển khai văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3,85 ,363 5 3,62 ,486 1

2

Thành lập đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, đủ phẩm chất, năng lực trong hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học.

3,98 ,147 1 2,88 ,761 4

3 Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học. 3,01 ,740 7 2,39 ,573 7

4

Thiết kế phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3,51 ,502 6 3,43 ,497 2

5

Tạo môi trường tích cực, khoa học thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3,87 ,340 4 3,12 ,774 3

6 Xây dựng cơ chế giúp giảm áp lực

công việc cho giáo viên. 3,93 ,250 2 2,70 ,801 5 7 Xây dựng chế độ đãi ngộ dành cho

giáo viên. 3,93 ,250 2 2,70 ,801 5

Điểm trung bình chung 3,72 2,97

Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.6 cho thấy: Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi ở biện pháp đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn thì biện pháp ở vị trí thứ 1, 4 có tính tương quan ngang nhau, các biện pháp còn lại đều có sự lệch điểm, mức độ chưa tương ứng. Điều đó phản ánh khá chính xác tình hình thực tế cần thiết cho việc áp dụng các biện pháp đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn. Các biện pháp đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn có mức cần thiết đạt trung bình chung 3,72 cho thấy mức độ “Rất cần

thiết” phải vận dụng trong thực tế các biện pháp đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn. Xét mức khả thi khi vận dụng các biện pháp đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn có điểm trung bình chung 2,97. Trong đó, biện pháp đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được xem là “Cần thiết” nhưng tính khả thi khi áp dụng thực tế lại ít khả thi.

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học, luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lí nhằm đổi mới hoạt động tổ chuyên môn bao gồm:

+ Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn;

+ Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học;

+ Đẩy mạnh đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn;

+Tăng cường đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên;

+Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên trong tổ chuyên môn;

+ Đảm bảo các điều kiện đối mới hoạt động tổ chuyên môn.

Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên cho thấy:

Các biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học có tính cần thiết và khả thi cao phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường tiểu học. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Trên cơ sở phân tích và hệ thống các tài liệu lí luận trong và ngoài nước, đề tài luận văn “ Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” đã xác định được khung lí luận cơ bản bao gồm: Các khái niệm cơ bản về tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, quản lí nhà trường tiểu học, quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học, quản lí đổi mới họat động tổ chuyên môn ở trường tiểu học;

Định hướng, mục tiêu, nội dung, phương thức và đánh giá kết quả đổi mới hoạt động tổ chuyên môn; Phân cấp quản lí, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá thực hiện kế hoạch quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đổi mới họat động tổ chuyên môn ở trường tiểu học bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan.

- Khảo sát 120 ý kiến của CBQL và giáo viên bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn khối 1,2,3,4,5 và giáo viên có tuổi nghề khác nhau cho phép rút ra kết luận về thực trạng quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn: Cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá mức độ “Quan trọng” về việc đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học. Việc thực hiện nội dung, phương thức và đánh giá thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đạt ở mức độ “ Thường xuyên”. Cán bộ quản lí và giáo viên nắm vững các yếu tố thuận lợi như phân cấp, phân quyền cụ thể rõ ràng trong quản lí;

CBQL và giáo viên đủ trình độ năng lực chuyên môn cho công tác quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Và các yếu tố khó khăn như cơ sơ vật chất, trang thiết bị dạy học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên, nhất là giáo viên lớn tuổi trong công tác quản lí đổi mới hoạt động. Hai yếu tố trên có mức độ ảnh hưởng “ Thường xuyên ” đến quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, giúp CBQL thực hiện hiệu quả quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học.

- Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên cho thấy:

Các biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học đề xuất có tính cần thiết và khả thi phù hợp với điều kiện của các trường tiểu học.

2. Khuyến nghị

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thủ Đức, TP. HCM

- Phòng giáo dục làm tốt công tác tham mưu UBND quận liên kết các phòng ban chủ động trong công tác tài chính và nhân sự: Trang bị cơ sở vật chất; Tăng cường nguồn kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực.

- Triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, công tác sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên và thực hiện kiểm tra đánh giá giáo viên.

* Đối với các trường Tiểu học tại Quận Thủ Đức, TP. HCM.

- Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

* Đối với chính quyền địa phương tại Quận Thủ Đức, TP. HCM

- Chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trường đóng trên địa bàn thực hiện hiệu quả hoạt động Quản lí đởi mới hoạt động tổ chuyên môn

- Tăng cường công tác phối hơp giữa gia đình - nhà trường- xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)