Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. Biện pháp quản lí đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lí là xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xây dựng kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với tổ chuyên môn bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, tổ chuyên môn xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn bao gồm đổi mới xây dựng chương trình giáo dục, xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá giáo viên.
- Đánh giá hiện trạng những hoạt động tổ chuyên môn thực hiện theo hướng đổi mới. Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn hiệu quả cần thực hiện: Đánh giá được hiện trạng hoạt động tổ chuyên môn của đơn vị: Thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức. Từ đó, hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch, tạo điều kiện để phát huy điểm mạnh của đơn vị và bồi dưỡng những điểm yếu hiện có.
- Xây dựng nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo kế hoạch chung của trường. Từ tình hình thực tế của đơn vị, người cán bộ quản lí cụ thể là hiệu trưởng xác định mục tiêu mũi nhọn của đơn vị bao gồm tăng cường đổi mới chương trình giáo dục, sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng hay kiểm tra, đánh giá giáo viên để xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch năm, tháng, tuần.
- Xác định biện pháp thực hiện các nội dung đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Xác định biện pháp phải phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, biện pháp sau
buổi triển khai chuyên đề phải được vận dụng trong thực tế tổ chuyên môn, có được kiểm tra, bồi dưỡng.
- Xác định mục tiêu đổi mới hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo mục tiêu chương trình phổ thông mới. Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn luôn được đánh giá là kim chỉ nam cho mọi hoạt động định hướng của nhà trường. Kế hoạch phải xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong một khoảng thời gian xác định. Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng: Chúng ta là ai và đang ở đâu?; Chúng ta muốn đi đến đâu? Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì để đến được vị trí mong muốn?; Làm thế nào để biết chúng ta tới đích? Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể (một cá nhân hoặc một tổ chức) để đưa ra các quyết định về phương hướng của một hoạt động trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động đó sẽ được tiến hành một cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn. Khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo các nguyên tắc: tính Đảng; tập trung dân chủ; tính khoa học; tính pháp lệnh, tính mục đích, tính cụ thể đo được, tính khả thi, tinh linh hoạt, tính dân chủ, tính hệ thống và nhất quán trong nhà trường.
- Tạo mội trường làm việc cho cán bộ quản lí, giáo viên trong đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Môi trường được xem là yếu tố chủ quan của đơn vị, đơn vị làm chủ được khi tạo môi trường cho CBQL - GV thực hiện đổi mới các hoạt động tổ chuyên môn.
- Chuẩn bị điều kiện vật chất, kinh phí cho các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng đổi mới. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Xác định biện pháp thực hiện và chuẩn bị đầy đủ nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất cho đơn vị vừa đảm bảo môi trường học tập, làm việc, trao đồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động thực hiện chương trình dạy học 1. Mục đích biện pháp
- Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là: Học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong sinh hoạt và học tập.
- Chương trình môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học là bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông; là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục.
- Chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó.
2. Nội dung và cách thức thực hiện
Nếu kế hoạch được xem là kim chỉ nam thì công tác tổ chức, chỉ đạo cũng vô cùng quan trọng để triển khai kế hoạch thực hiện đến đối tượng. Cụ thể:
- Phổ biến Chương trình giáo dục tiểu học mới. Chương trình giáo dục tiểu học mới đòi hỏi người CBQL - GV phải thay đổi cách thức và phương pháp giáo dục cũ. Cụ thể: học sinh được phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực để phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Để thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn phù hợp chương trình tiểu học mới thì việc đầu tiên phải tìm hiểu, biết, và nắm rõ về chương trình. Ngay từ lúc bắt đầu triển khai chương trình, CBQL - GV đã được tiếp cân và thực hiện công tác tự bồi dưỡng và tập huấn để nắm rõ.
- Tổ chức dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm giờ dạy. Thông qua dự giờ thao giảng, rút kinh nghiệm giờ dạy giúp hoạt động đổi mới tổ chuyên môn ngày càng hiệu quả, khắc phục những hạn chế, cách làm chưa hay để hoàn thiên nội dung cho hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Phân công giáo viên theo năng lực thực hiện mục tiêu đổi mới thực hiện chương trình dạy học. Phân công nhân sự cũng là công việc được thực hiện ngay từ đầu năm học. Hiệu trường là người thực hiện việc phân công nhân sự. Để công tác
tổ chức hiệu quả thì phân công giáo viên theo năng lực thực hiện mục tiêu đổi mới thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu vô cùng quan trọng.
- Tổ chức học tập nắm vững các nội dung đổi mới trong chương trình giáo dục. Để công tác tổ chức, chỉ đạo hiệu quả đòi hỏi người CBQL và giáo viên phải nắm vững Chương trình giáo dục tiểu học mới. Ngay từ đầu năm học thì công tác tổ chức học tập nắm vững các nội dung đổi mới trong chương trình giáo dục và tổ chức tập huấn giáo viên các chuyên đề dạy học và giáo dục theo hướng đổi mới được thực hiện.
- Tổ chức đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.
Trong quá trình quản lí, CBQL và tổ chuyên môn thường xuyên thực hiện các nội dung như: Tổ chức dự giờ, thao giảng theo chuyên đề, theo hướng nghiên cứu bài học, rút kinh nghiệm giờ dạy; Tổ chức đa dạng hoá hình thức phương pháp dạy học tích cực; Tổ chức phong trào đổi mới phương pháp, hình thức học tập tích cực của học sinh; Tổ chức đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh.