Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá

Nhằm đánh giá hoạt động GTVT của một quốc gia hay địa phương, “người ta thường dùng hai nhóm tiêu chí là mạng lưới GTVT và hoạt động vận tải. Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định của hoạt động GTVT” (Nguyễn Thị Chính, 2013).

a. Các tiêu chí đánh giá mạng lưới giao thông

Phản ánh mức độ phát triển của ngành GTVT theo lãnh thổ. Thể hiện qua

các chỉ tiêu về chiều dài và mật độ đường giao thông.

* Mạng lưới đường giao thông

- Tổng chiều dài hệ thống đường (đơn vị tính là km) - Mạng lưới đường các loại

+ Đường bộ: quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn, các bến xe.

+ Đường sông: các luồng – tuyến, hệ thống cảng.

* Mật độ mạng lưới đường

“Mật độ mạng lưới đường so với diện tích: được xác định bằng tương quan giữa chiều dài của hệ thống đường so với diện tích tự nhiên tương ứng trên lãnh thổ.

Đơn vị tính là km/1000 km2 (hoặc km/km2)” (Nguyễn Thị Khánh, 2010).

Công thức tính như sau:

F Trong đó:

đ: Mật độ mạng lưới đường (km/1000km2)

: Tổng chiều dài của các loại đường giao thông (km)

F:Tổng diện tích của vùng tương ứng (km2)

“Mật độ mạng lưới đường so với dân số: được xác định bằng tương quan giữa chiều dài hệ thống đường so với số người tương ứng trên lãnh thổ. Đơn vị tính là km/1000 người” (Bùi Thị Hải Yến, 2011).

Công thức tính như sau:

Trong đó:

t: Mật độ mạng lưới tuyến (km/1.000 người)

Lt : Tổng chiều dài của các tuyến đường giao thông (km)

F:Tổng dân số của vùng tương ứng (1.000 người)

Lt

F

t =

đ =

Tùy vào mỗi quốc gia thì độ lớn của mật độ mạng lưới đường sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, nếu mật độ mạng lưới đường càng lớn thì sẽ gây khó khăn lớn đến hoạt động của các phương tiện GTVT.

* Quy mô và chất lượng đường

Đường bộ: tỉ lệ kết cấu mặt đường bộ phân theo loại mặt đường gồm nhựa, bê tông xi măng, mặt đường đá dăm – cấp phối, mặt đường gạch – đất; tỉ lệ đường tốt, trung bình, xấu hoặc rất xấu.

Đường sông: chiều dài, chiều sâu tuyến luồng.

b. Các tiêu chí đánh giá vận tải

Thể hiện khả năng phục vụ và hiệu quả phục vụ của hệ thống GTVT được tính bằng các nhóm chỉ tiêu khác nhau như doanh thu vận tải và bốc xếp; năng lực vận tải; phương tiện vận tải.

* Doanh thu vận tải và bốc xếp

Thể hiện hiệu quả kinh tế của hệ thống vận tải. Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc tỉ đồng).

Phân theo ngành vận tải:

+ Đường bộ + Đường sông.

* Năng lực vận tải

Phản ánh năng lực phục vụ của hệ thống vận tải. Bao gồm các chỉ tiêu:

- Khối lượng vận chuyển

“Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận” (Đỗ Thị Hoài, 2015).

Đơn vị tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn (hoặc nghìn tấn, triệu tấn).

Số lượng hành khách vận chuyển là số hành khách thực tế đã được vận chuyển. Đơn vị tính là lượt người (hoặc nghìn lượt người, triệu lượt người).

- Khối lượng luân chuyển

“Là khối lượng hàng hóa hoạc hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài quãng đường vận chuyển. Khối lượng hàng hóa luân chuyển được tính bằng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển”

(Nguyễn Thị Hoài Thu, 2009). Đơn vị tính là tấn.km (hoặc nghìn tấn.km, triệu tấn.km).

Công thức tính: P = Qhh x Lhh Trong đó:

P: Khối lượng hàng hóa luân chuyển (tấn.km) Qhh: Khối lượng hàng hóa vận chuyển (tấn)

Lhh: Cự li vận chuyển trung bình của hàng hóa (km)

“Khối lượng hành khách luân chuyển được tính bằng số hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển” (Võ Thị Thúy Kiều, 2014). Đơn vị tính là lượt người.km (hoặc nghìn lượt người.km, triệu lượt người.km).

Công thức tính: P = Qhk x Lhk Trong đó:

P: Khối lượng hành khách luân chuyển (người.km) Qhh: Khối lượng hành khách vận chuyển (người) Lhh: Cự li vận chuyển trung bình của hành khách (km) - Cự li vận chuyển trung bình

“Cự li vận chuyển trung bình là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi nhận hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km (hoặc nghìn km…)” (Võ Thị Thúy Kiều, 2014).

Căn cứ vào cự li vận chuyển trung bình để tính giá vé hoặc giá cước vận chuyển.

* Các phương tiện vận tải - Đường bộ, bao gồm:

+ Ô tô chở hàng (cái và trọng tải).

+ Ô tô chở khách, xe con, xe tải, xe khác (cái và số ghế).

+ Xe có động cơ 2 bánh (cái).

- Đường sông, bao gồm:

+ Tàu, ca nô chở hàng (cái và trọng tải).

+ Tàu, ca nô chở khách (cái và số ghế).

+ Thuyền, xuồng máy (cái và số ghế).

Để đánh giá ngành GTVT của một quốc gia hay khu vực có rất nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, trong nội dung của luận văn, tác giả chỉ dùng một số tiêu chí cơ bản như mạng lưới, mật độ và chất lượng đường để đánh giá thực trạng phát triển của ngành GTVT; các tiêu chí về doanh thu, năng lực vận tải, các phương tiện vận tải để đánh giá hiệu quả ngành GTVT mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tình Bình Dương.

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)