Chương 2. CÁC Â TỐ Ả ƯỞNG VÀ THỰC TR NG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương
2.2.3. Hoạt động vận tải
Bình Dương với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp, sự hình thành các KCN, cụm CN và những chính sách mở cửa thu hút đầu tư thì trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế vượt trội, doanh thu các ngành đều tăng, trong đó có ngành GTVT.
Từ năm 2008 – 2018, doanh thu của ngành GTVT tăng đáng kể, trong vòng 10 năm đã tăng lên 16.509 tỉ đồng, tăng 5,2 lần và có những đóng góp lớn đến sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Doanh thu từ vận tải đường bộ tăng nhanh chóng, gấp 1,7 lần. Doanh từ vận tải đường sông cũng tăng lên, khoảng 1,9 lần. Đáng kể nhất là doanh thu từ các kho bãi và dịch vụ hỗ trộ vận tải của Bình Dương từ năm 2012 – 2018, tăng trưởng vượt bật 2,2 lần, đặc biệt năm 2018 đạt 13.583 tỉ đồng (Biểu đồ 2.7), góp phần không nhỏ trong tăng trưởng doanh thu của toàn ngành GTVT trên địa bàn tỉnh nói chung.
Biểu đồ 2.7. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2018
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Bình Dương 2009, 2015, 2018.
Doanh thu ngành GTVT của Bình Dương tăng nhanh, doanh thu vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng khá cao khoảng 33% (năm 2018) trong cơ cấu. Đặc biệt là doanh thu từ kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải của chiếm tỉ trọng cao và giữ ở mức ổn định trong cơ cấu doanh thu của ngành, năm 2012 đạt mức 65,5% và đến năm 2018 là 66,5%. Có đóng góp tích cực vào tăng trưởng doanh thu của toàn ngành. Điều này chứng tỏ, tỉnh đã có những chính sách đầu tư, hiện đại hóa vào hệ thống kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải. Tuy nhiên, doanh thu từ vận tải đường sông của tỉnh mang lại vẫn ở mức thấp khoảng 1%, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Cần có những chính sách, quy hoạch phát triển đường thủy nội địa của tỉnh trong thời gian tới.
Từ năm 2008 – 2018, cơ cấu doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải theo thành phần kinh tế của Bình Dương có nhiều biến động. Đặc biệt là tỉ trọng khu vực nhà nước giảm đáng kể từ 28% năm 2008 xuống còn 5,3% năm 2018, thay vào đó là tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng, trong
3869.6 3095.3 4447.9 5558 6754
43.4
140.3
63.9 96 85
6149.5
7299.1
11753
13583
0 5000 10000 15000 20000 25000
2008 2012 2014 2016 2018
Vận tải đường bộ Vận tải đường sông Kho bãi
năm
Tỉ đồng
vòng 10 năm từ 21,4% năm 2008 tăng lên 41,4% năm 2018, tăng lên 20% (Bảng 2.9). Do tỉnh có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành GTVT nói riêng, thể hiện từ năm 2012 đến nay thì doanh thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá mạnh và giữ mức ổn định.
Bảng 2.9. Cơ cấu doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Bình Dương từ 2008 – 2018.
(Đơn vị %) Cơ cấu doanh thu 2008 2012 2014 2016 2018
Nhà nước 28,0 5,3 4,9 5,4 5,3
Ngoài nhà nước 50,6 49,8 48,6 54,6 53,3
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 21,4 44,9 46,5 40,0 41,4
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Bình Dương 2009, 2015, 2018 Bên cạnh đó, tỉ trọng doanh thu từ khu vực ngoài nhà nước chiếm đa số trong cơ cấu của toàn ngành GTVT, tăng từ 50,6% năm 2008 tăng lên 53,3% năm 2018 (Bảng 2.10), có đóng góp đáng kể vào doanh thu của ngành. Thể hiện trong lĩnh vực GTVT của Bình Dương hiện nay đã có sự xã hội cao, vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong tỉnh đóng góp vào sự phát triển của ngành nói chung và đối với cả nền kinh tế của Bình Dương nói chung.
Trong thời gian qua, nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách của Bình Dương là rất lớn do sự lớn mạnh của ngành công nghiệp, thu hút lao động. Vì vậy, cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh được đầu tư, nâng cấp về hệ thống đường xá, kho bãi. Nhờ các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh nên ngành GTVT của tỉnh được đầu tư từ các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên, từ đó doanh thu từ các khu vực này tăng lên, giúp mạng lưới GTVT hoàn thiện hơn.
b. Năng lực vận tải
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, nhu cầu vận tải ngày càng tăng lên, tạo động lực cho ngành GTVT của tỉnh phát triển, năng lực vận
tải ngày càng tăng lên. Thể hiện qua các tiêu chí như khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2008 – 2018.
Về vận tải hàng hóa
Từ 2008 – 2018, vận tải hàng hóa của tỉnh Bình Dương có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa đều tăng. Tuy nhiên, cự li vận chuyển trung bình có xu hướng giảm.
Bảng 2.10. Năng lực vận tải hàng hóa của tỉnh Bình Dương từ 2008 - 2018
Chỉ tiêu 2008 2012 2014 2016 2018 T TT
(%/năm) 1. Vận chuyển
hàng hóa (triệu tấn)
28,7 78,9 117,1 180,4 215,9 31,0
- Đường bộ 28,4 78,6 116,2 179,5 214,9 31,0
- Đường sông 0,3 0,3 0,9 0,9 1,0 13,2
2. Luân chuyển hàng hóa (triệu tấn.km)
1.137,4 2.753,8 4.250,0 5.841,4 7.022,9 35,8
- Đường bộ 1.098,4 2.720,4 4.178,6 5.723,9 6.895,9 29,1
- Đường sông 39,0 33,4 71,4 117,5 127,0 4,5
3. Cự li vận chuyển trung bình (km)
39,6 34,9 36,3 32,4 32,5 -2,0
- Đường bộ 38,7 34,6 36,0 31,9 32,1 -1,3
- Đường sông 130,0 111,3 79,3 130,6 127,0 -3,0 Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ Niên giám thống kê Bình Dương 2009, 2015,2018.
Cụ thể, trong vòng 10 năm (2008 – 2018), khối lượng vận chuyển hàng hóa của cả đường bộ và đường sông tăng 187,2 triệu tấn, gấp 7,5 lần, tốc độ tăng trưởng 31%/năm. Về khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng tăng đáng kể, tăng 5.888,5
triệu tấn.km, gấp 6,2 lần, tốc độ tăng trưởng đạt 35,8%/năm. Tuy nhiên, cự li vận chuyển trung bình có phần giảm, giảm 7,1 km (Bảng 2.10).
Đến năm 2018, về cự vận chuyển trung bình của vận tải hàng hóa tỉnh Bình Dương bằng đường bộ đạt 32,1km, bằng đường sông là 127km (Bảng 2.10). Thể hiện GTVT bằng đường sông của tỉnh hiện nay cũng đã tham gia vào vận tải hàng hóa, giảm bớt sức ép cho GTVT đường bộ trên địa bàn. Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa bằng đường sông chưa cao. Trong thời gian tới, cần có những chính sách cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng của GTVT bằng đường sông.
Về vận tải hành khách
Giai đoạn từ 2008 – 2018, vận tải hành khách của tỉnh cũng có những tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, khối lượng vận chuyển tăng 54,2 triệu lượt người, tăng gấp 2,7 lần, tốc độ tăng trưởng đạt 6,3%/năm. Về khối lượng luân chuyển hành khách cũng tăng mạnh, tăng 2.080,8 triệu lượt người.km, gấp 2,5 lần, tốc độ tăng trưởng đạt 3,5%/năm. Cự li vận chuyển trung bình có sự giảm nhẹ, giảm 3,5 km (Bảng 2.11).
Nhìn chung, từ 2008 – 2018, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách của Bình Dương tăng lên đáng kể nhưng cự li vận chuyển trung bình có giảm, đặc biệt là đối với vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển và luân chuyển của GTVT đường bộ của tỉnh vẫn đóng vai trò chủ đạo, tăng liên tục trong vòng 10 năm qua. Còn khối lượng vận chuyển, luân chuyển của vận tải bằng đường sông của tỉnh, mặc dù có tăng nhưng rất ít, chiếm tỉ trọng nhỏ trong toàn ngành. Trên thực tế, GTVT bằng đường sông trong thời gian qua, chưa phát triển mạnh, chủ yếu các bến ngang sông với quy mô nhỏ, phương tiện chưa đầu tư hiện đại, các bến thủy nội địa phát triển manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát huy hết tiềm năng hiện có của tỉnh. Vì vậy, đến năm 2018, sở GTVT của tỉnh cũng đã có những quy hoạch cụ thể để phát triển đường thủy nội địa trên địa bàn, nhằm giảm bớt áp lực vận tải cho GTVT bằng đường bộ của tỉnh, giảm bớt ùn tắt giao thông và tai nạn giao thông, tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Bảng 2.11. Năng lực vận tải hành khách của tỉnh Bình Dương từ 2008 - 2018
Chỉ tiêu 2008 2012 2014 2016 2018 T TT (%/năm) 1. Vận chuyển
hành khách (triệu lƣợt người)
31,0 51,0 58,0 72,5 85,2 6,3
- Đường bộ 29,1 49,0 55,8 70,1 82,4 6,8
- Đường sông 1,9 2,0 2,2 2,4 2,8 2,0
2. Luân chuyển hành khách
(triệu lƣợt người.km)
1.362,1 2.113,0 2.422,8 2.889,3 3.442,9 3,5
- Đường bộ 1.360,2 2.111,0 2.420,3 2.886,6 3.439,8 3,6
- Đường sông 1,9 2,0 2,5 2,7 3,1 5,4
3. Cự li vận chuyển trung
bình (km) 43,9 41,4 41,8 39,9 40,4 -2,0
- Đường bộ 46,7 43,1 43,4 41,2 41,7 -2,4
- Đường sông 1,0 1,0 1,1 1,1 1,1 3,1
Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ Niên giám thống kê Bình Dương 2009, 2015,2018.
Các loại hình vận tải
Loại hình vận tải chủ yếu hiện nay của tỉnh Bình Dương là đường bộ và đường sông. Hoạt động vận tải của 2 loại hình của tỉnh có sự phân hóa rõ rệt. Vận tải bằng đường bộ vẫn đang chiếm ưu thế lớn nhất. Điển hình, vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng 96,8% khối lượng vận chuyển và 99,9% khối lượng luân chuyển hành khách.
Vận tải hàng hóa cũng chiếm tỉ trọng đáng kể, chiếm 99,5% khối lượng vận chuyển và 98,2% khối lượng luân chuyển trong năm 2018 (Biểu đồ 2.8).
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu khối lƣợng hàng hóa và hành khách vận chuyển theo loại hình vận tải của tỉnh Bình Dương năm 2018
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Bình Dương 2018 Trong những năm gần đây, mặc dù GTVT đường sông trên địa bàn tỉnh có phát triển, tuy nhiên vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chiếm tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu toàn ngành.
Với lợi thế có một số sông lớn chảy trên địa bàn như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính đã tạo những thuận lợi nhất định để phát triển GTVT bằng đường sông, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh cần có những quy hoạch, chính sách cụ thể đối với GTVT bằng đường sông như quy hoạch lại quy mô của các bến thủy nội địa, bến ngang sông, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn khi hoạt động; có những quy chuẩn và kiểm tra đối với tàu, thuyền trước khi đưa vào hoạt động, khai thác; đầu tư vào hệ thống kho bãi, hệ thống cảng đúng tiêu chuẩn, hiện đại. Để GTVT đường sông có thể phát huy tối đa hiệu quả hoạt động và giảm bớt áp lực cho GTVT đường bộ của tỉnh.
Nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách của Bình Dương hiện nay là rất lớn và có xu hướng tăng. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh cần đa dạng hóa các loại hình vận tải để giảm sức ép cho GTVT đường bộ, phát huy tuyệt đối tiềm năng hiện có của GTVT đường sông. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh của các đô thị như hiện nay, cần có những chính sách trong phát triển các tuyến đường sắt đô thị nhằm giảm bớt phương tiện cá nhân, đảm bảo an toàn giao thông, tiết kiệm thời gian.
96.8 3.2
Vận chuyển hành khách
99.5 0.5
Vận chuyển hàng hóa Đường bộ Đường sông
Trước hết, cần hiện đại hóa các phương tiện vận tải, đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ để khai thác hiệu quả các loại hình GTVT hiện tại. Tận dụng khai thác hợp lí các nhân tố hiện có của tỉnh như nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội. Có chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa trong lĩnh vực này để phát triển thêm các loại hình vận tải mới.
c. Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ của tỉnh Bình Dương hình thành các luồng vận tải liên tỉnh và nội tỉnh, đặc biệt là vận tải hàng hóa liên tỉnh được Bình Dương rất chú trọng.
Các luồng vận tải liên tỉnh đã kết nối giữa Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác bằng các tuyến huyết mạch như:
QL.13, ĐT.743, ĐT.741, ĐT.744. Một số luồng vận tải như (Hình 2.1):
+ Bình Dương – TP. Hồ Chí Minh qua QL.13, ĐT.743.
+ Bình Dương – khu vực Tây Nguyên, Bà Rịa Vũng Tàu và qua một số tỉnh Đồng Nai, Bình Phước qua các tuyến đường QL.13, ĐT.741.
+ Bình Dương – Tây Ninh và kết nối với Campuchia chủ yếu qua tuyến ĐT.744.
Hình 2.1. Các luồng vận tải liên tỉnh của Bình Dương và các tỉnh thành lân cận Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến 2020, định hướng 2030.
Ngoài ra, có các luồng vận tải nội tỉnh bằng các tuyến đường tỉnh, huyện, các tuyến đường đô thị để liên kết các địa bàn trong tỉnh.
- Vận tải hàng hóa
Bình Dương là tỉnh có nền công nghiệp phát triển nổi trội, lượng hàng hóa nhập và xuất tỉnh rất lớn nên vận tải hàng hóa bằng đường bộ của tỉnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vận tải hàng hóa liên tỉnh, chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu từ các KCN trên địa bàn đến các tỉnh, thành lớn, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như hàng dệt may, da giày, cao su, gốm sứ, sản phẩm gỗ…
Ngoài ra, còn có các luồng nhập hàng hóa, nguyên phụ liệu từ các vùng lân cận như các mặt hàng nông, thủy sản từ đồng bằng sông Cửu Long; gỗ, mủ cao su từ Tây Ninh; máy móc, thiết bị, phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, hóa chất… từ Tp. Hồ Chí Minh.
Vận tải hàng hóa nội tỉnh cũng chiếm vai trò quan trọng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến với người tiêu dùng, các trung tâm mua sắm, siêu thị, thúc đẩy quá trình sản xuất. Tạo ra mạng lưới phân phối hàng hóa ổn định trên địa bàn.
Vận tải hàng hóa ở Bình Dương phát triển khá nhanh về chất lượng, số lượng và quy mô, hình thành các doanh nghiệp đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn các doanh nghiệp tư nhân, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ hoặc thuê một phần dịch vụ vận chuyển, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nơi cung cấp dịch vụ; còn một số nhà cung cấp dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn về chất lượng phương tiện và tài xế. Trong thời gian tới, cần thường xuyên kiểm tra các phương tiện, các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển để đảm bảo an toàn, khuyến khích sự liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất, để tạo ra chuỗi liên kết hàng hóa.
- Vận tải hành khách
So với các tỉnh, thành khác của cả nước, Bình Dương hiện nay là một trtong những địa bàn dân số rất đông nên nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh là rất lớn.
Vì Vậy, vận tải hành khách đang phát triển nhanh chóng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có hơn 163 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, đi các tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau…Ngoài ra còn có các tuyến xe buýt đến các tỉnh thành lân cận trong vùng Đông Nam Bộ. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải hành khách được nâng lên rõ rệt với việc đầu tư phương tiện hiện đại, tiện nghi, đón và trả khách đúng quy định, có niêm yết giá rõ ràng.
Vận tải hành khách trong nội tỉnh cũng tăng khá nhanh, chủ yếu là các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô riêng. Ngoài ra, hệ thống giao thông công cộng phát triển nhanh chóng, đặc bệt ở các đô thị lớn của tỉnh.
Hệ thống giao thông công cộng của Bình Dương phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đặc biệt ở các địa bàn đông dân cư như Tp. Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, còn có các tuyến xe buýt đến những huyện khác của tỉnh. Bên cạnh đó, ở các đô thị lớn của Bình Dương như ở trung tâm hành chính thành phố mới Bình Dương có hệ thống xe buýt Tokyu của công ty Becamex Tokyu Bus chủ yếu liên kết các trung tâm mua sắm, dịch vụ của tỉnh, chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo thời gian. Ngoài ra, có các tuyến xe buýt kết nối giữa Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai có các tuyến như Thủ Dầu Một – Bến xe Miền Đông, Thủ Dầu Một – khu du lịch Suối Tiên, Bình Mỹ - Bến xe Bình Dương, Thủ Dầu Một – An Sương…., còn có tuyến đi Campuchia (Bình Dương – Phnôm Pênh) khoảng 3 giờ/chuyến, lần đầu tiên Bình Dương đưa vào khai thác tuyến buýt này, chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch. Hoạt động trên các trục đường chính của tỉnh như QL.13, ĐT. 741, ĐT.747, ĐT.744… (Phụ lục 6).
Cự li vận chuyển của các tuyến xe buýt từ 7 – 90 km, thời gian giãn cách trung bình khoảng 15 -30 phút/chuyến, có thể đáp ứng thời gian di chuyển, tiết kiệm thời gian. Hệ thống giao thông công cộng góp phần trong việc phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch và học tập cho người dân trong và ngoài tỉnh, góp một phần trong hạn chế phương tiện cá nhân.
Quá trình đô thị hóa ở Bình Dương diễn ra nhanh chóng cùng với sự xuất hiện các đô thị của tỉnh, sự tăng dân số nhanh chóng ở khu vực thành thị. Vì vậy, nhu cầu đi lại của người dân tại các địa bàn này là rất lớn, hệ thống giao thông công