Định hướng phát triển giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 110 - 122)

Chương 3. Ị ƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ

3.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương

3.2.1. Định hướng phát triển giao thông đường bộ

a. Hệ thống quốc lộ

Theo quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, chủ trương nâng cấp các tuyến quốc lộ QL.13, QL.1A, đường Hồ Chí Minh; tiếp tục hoàn thiện tuyến vành đai 3, vành đai 4, tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đại lộ Bình Dương 2). (phụ lục 7)

- QL.1A: đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 7,3 km, được quy hoạch với quy mô 10 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.

- QL.13: đoạn qua tỉnh dài 64,1 km, từ cầu Vĩnh Bình đến ranh giới Thủ Dầu Một – Bến Cát duy trì tiêu chuẩn đường cấp I, quy mô 6 làn xe; đoạn còn lại đên ranh giới tỉnh Bình Phước duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, 6 làn xe.

- QL.1K: đoạn qua tỉnh dài 5,7 km, giữ nguyên hiện trạng với 6 làn xe.

- ƣờng Hồ Chí inh (đoạn Chơn Thành – ức Hòa): đoạn qua tỉnh dài 32 km, bắt đầu từ ranh giới tỉnh Bình Phước, giao ĐT.750 (tại Trừ Văn Thố), giao ĐT.749A (tại Long Tân), giao ĐT.744 (tại Thanh An), điểm cuối tại ranh giới huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và huyên Trảng Bàng (Tây Ninh); quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe, lộ giới 45 m.

- Vành đai 3: điểm đầu từ Km 38+ 500 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, điểm cuối giao với đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Liên kết các tuyến đường cao tốc, quốc lộ chính, nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông và đẩy mạnh liên kết khu vực. Đoạn qua tỉnh dài 24,5 km, đoạn đầu tuyến đi chung với đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16,3 km, dự kiến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 6 – 8 làn xe (sau năm 2020); kiến nghị bộ GTVT xây dựng đoạn Bình Chuẩn – QL.22 và đoạn trùng với Mỹ Phước – Tân Vạn đề xuất đi lên cao.

- Vành đai 4: điểm đầu tại Km 40+000 giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, điểm cuối nối với đường Bắc – Nam tại khu đô thị - cảng Hiệp Phước (Tp. Hồ chí Minh). Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 46,2 km, từ cầu Thủ Biên đến cầu Phú Thuận, tuyến tạo thành hành lang cho các vùng công nghiệp chính trong vùng như Tân Mỹ, Phước Vĩnh, VSIP II, III, An Tây; quy hoạch đạt điêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 6 – 8 làn xe (sau năm 2020).

- Cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: điểm đầu giao với đường Xuyên Á tại giao lộ ngã tư Gò Dưa, điểm cuối tại Chơn Thành, Bình Phước.

Doạn qua địa bàn tỉnh dài 60 km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc với 6 – 8 làn xe. Đoạn qua địa bàn tỉnh giao với đường vành đai 4 tại Hội Nghĩa, Tân Uyên nằm trong khu vực đô thị nên kiến nghị xây dựng đoạn này thành cao tốc trên cao.

b. Hệ thống đường tỉnh (phụ lục 8) - Các tuyến đường nâng cấp, cải tạo:

(1) T. 741: Theo quy hoạch ĐT.741 trở thành trục đường hướng tâm, nâng cấp lên tiêu chuẩn cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 54m sau năm 2020.

(2) T. 742: Từ ngã 3 Sao Quỳ đến ĐH.407 giữ nguyên hiện trạng, mở rộng những đonạ chưa đủ 6 làn xe; đoạn còn lại nâng tiêu chuẩn cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m. Đoạn qua Thủ Dầu Một, Nam Tân Uyên, Cổng Xanh nâng tiêu chuẩn đường đô thị.

(3) T.743B: Từ ĐT.743 đến đường Độc Lập (Km 4+300) tiêu chuẩn cấp II, giữ nguyên hiện trạng quy mô 8 làn xe, lộ giới 54 m. Đoạn cuối tuyến ở khu vực An Bình mở rộng tuyến lên phía Bắc 100 – 200m để giải tỏa ùn tắt cục bộ.

(4) T.744: Từ ngã 3 Suối Giữa đến ngã 3 Kiểm Lâm, duy trì hiện trạng;

đoạn còn lại nâng tiêu chuẩn cấp III, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42 m. Đoạn đi qua Thủ Dầu Một, Nam Bến Cát, Thanh Tuyền, Dầu Tiếng nâng cấp đường đô thị.

(5) T.746: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42 m. Đoạn đi qua Thuận An, Nam Tân Uyên, Tân Thành nâng cấp thành đường đô thị.

(6) T.747: Từ cầu Ông Tiếp đến cầu Rạch Tre giữ nguyên hiện trạng, đoạn còn lại nâng cấp tiêu chuẩn cấp II, quy mô 4 làn xe, lộ giới 42m, sau năm 2020 mở

rộng lên quy mô 6 làn xe. Đoạn qua Nam Tân Uyên, Cổng Xanh nâng cấp đường đô thị.

(8) T. 748: Quy hoạch tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe, lộ giới 42 m; sau năm 2020 mở rộng 6 làn xe. Đoạn qua Nam Bến Cát nâng cấp đường đô thị.

(9) T. 749A: Từ cầu Quan đến ngã 3 Thị Tính, quy hoạch tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe, lộ giới 42 m; sau năm 2020, quy hoạch đoạn từ ngã 3 Thị Tính đến Minh Thạnh tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe, lộ giới 42 m.

(10) T. 743A: Từ ngã 4 Miếu Ông Cù đến ngã 3 vườn Tràm, quy hoạch tiêu chuẩn cấp II, mặt 32 m; đoạn từ Bình Thung đến cầu Tân Vạn nâng tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe; đoạn còn lại giữ nguyên hiện trạng.

(11) T. 749B: Quy hoạch tiêu chuẩn cấp III với quy mô 4 làn xe sau năm 2020. Đoạn đi qua Minh Hòa nâng cấp đường đô thị.

(12) T.750: Đoạn từ ngã 3 Trừ Văn Thố đến ngã 4 làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp II, 6 làn xe, lộ giới 42 m. Đoạn đi qua Phước Hòa nâng cấp đường đô thị.

(13) T. Bố Lá – Bến Súc: Quy hoạch đoạn từ ngã 3 Bố Lá giao ĐT.750B thành ĐT.745C, từ ĐT.750B đến giao ĐT.749A thành ĐT.745C; đoạn còn lại, sau khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng xong sẽ chuyển giao đoạn tuyến này thành đường huyện.

(14) T. 743C: Quy hoạch giữ nguyên quy mô hiện tại, chỉ duy tu và sửa chữa.

- Các tuyến dự kiến mở mới:

(1) ƣờng QL.13 trên cao: Tuyến trên cao dự kiến dài 37,2 km, điểm đầu cầu Vĩnh Bình, điểm cuối giao đường Vành đai 4. Quy hoạch xây đựng đường trên cao nằm giữa con đường hiện tại với quy mô 4 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2030.

(2) T. 746B: Điểm đầu giao ĐT.746 tại Dốc Cây Quéo, điểm cuối giao ĐT.746 tại Tân Thành (Tân Uyên), chiều dài tuyến 13,8 km. Quy hoạch tiêu chuẩn đường đô thị với 4 – 6 làn xe.

(3) T. 749C: Tuyến dài 9 km, điểm đầu giao ĐT.749B (gần UBND xã Minh

Hòa), điểm cuối ranh giới tỉnh Bình Phước. Quy hoạch tiêu chuẩn cấp IV với 2 làn xe, lộ giới 42 m.

(4) ường Mỹ hước – Tân Vạn: Điểm đầu ngã 3 Tân Vạn, điểm cuối giao ĐT.750 tại Long Hòa (Dầu Tiếng). Quy hoạch chiều dài tuyến 54,3 km với 6 làn xe, lộ giới 50 – 64 m. Riêng đoạn từ Tân Vạn đến Mỹ Phước hoàn thành trước 2015.

(5) ường ồng Phú – Bình Dương: Điểm đầu giao ĐT. 741 (An Bình), điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bình Phước, đoạn qua tỉnh dài 3 km. Quy hoạch tiêu chuẩn cấp III, 8 làn xe và lộ giới 120m.

(6) T.745A (Vành đai 5): Điểm đầu giao với đường Vành đai 4 tại Tân Lập (Tân Uyên), điểm cuối giao với ĐT.744 tại Thanh Tuyền. Quy hoạch tuyến dài 50 km, tiêu chuẩn cấp II, 6 làn xe và lộ giới 60 m.

(7) T. 745B (Vành đai 6): Điểm đầu giao với đường Vành đai 4 tại Thường Tân (Tân Uyên), điểm cuối giao với ĐT.750 tại Tân Long (Phú Giáo). Quy hoạch tuyến dài 49,8 km, tiêu chuẩn cấp II, 6 làn xe và lộ giới 60 m, dự kiến hoàn thành sau năm 2020.

(8) T.745C: Điểm đầu giao với ĐT.745 tại Tân Hưng (Bến Cát), điểm cuối giao với ĐT.748 tại An Lập (Dầu Tiếng). Quy hoạch tuyến dài 21,8 km, tiêu chuẩn cấp II, quy mô 6 làn xe và lộ giới 60 m.

(9) T.750B: Tuyến dài 33,5 km, điểm đầu giao ĐT.745 tại Tân Hưng (Bến Cát), điểm cuối ranh giới tỉnh Đồng Nai. Quy hoạch tiêu chuẩn cấp III với 4 làn xe, lộ giới 52 m. Đoạn qua Bàu Bàng, Phước Vĩnh dự kiến xây dựng đường đô thị.

Ngoài ra, tỉnh còn bổ sung thêm 2 tuyến đường được thực hiện theo Quyết định 3093/UBND ngày 23/10/2019 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- ường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh: điểm đầu giao với ĐT.744, điểm cuối tại sông Sài Gòn, kết nối với đường Đất Sét, Bến Củi (Tây Ninh) với tổng chiều dài 800,39 m, trong đó phần cầu dài 330,8 m. Quy mô 6 làn xe.

- ƣờng tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng: điểm đầu tuyến ngã 3 Tân Thành (đường ĐT.746), điểm cuối tại thị trấn Lai Uyên (huyện Bàu Bàng).

Tổng chiều dài 47,35 km với quy mô 6 làn xe.

c. Hệ thống đường đô thị

Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Bình Dương những đô thị như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Nam Tân Uyên (thị xã Tân Uyên), Nam Bến Cát (thị xã Bến Cát) sẽ trở thành đô thị đa chức năng. Do đó, để kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh và các đô thị ngoài tỉnh như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa cần phát triển hệ thống giao thông đô thị, liên kết thành mạng lưới các đô thị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị. Ngoài ra, hệ thống đường đô thị còn liên kết với các KCN, trung tâm thương mại, khu dân cư, tạo thuận lợi trong quá trình vận tải hàng hóa và hành khách. (phụ lục 9)

Các tuyến đường đô thị chính liên huyện, thị xã, thành phố theo quy hoạch:

- ường Mỹ hước – Tân Vạn: đoạn từ cầu Tân Vạn đến khu liên hợp mới Mỹ Phước, là trục đường chính của khu đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương, đi qua Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một và phía Nam Bến Cát.

- Vành đai 4: đây là đường cao tốc, không có nút giao thông giao nhau cùng mức.

Hình 3.1. Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4

Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến 2020, định hướng 2030.

- Vành đai 3: nền rộng 74,5m, phần đường cao tốc 40,5 m: 3,75 x 8 làn, phần đường song hành 34m: 3,5 x 4 làn hỗn hợp, giải phân cách giữa 2x2, vỉa hè 2x7m.

- Đường dọc sông Sài Gòn và sông Thị Tính:

ình 3.2. Sơ đồ quy hoạch đường dọc sông Sài Gòn và sông Thị Tính Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến 2020, định hướng 2030.

Ngoài các tuyến đường trên, ở các đô thị của tỉnh còn có hệ thống các đường chính chủ yếu và thứ yếu, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa trong các đô thị.

Nhìn chung, hạ tầng giao thông ở khu vực các đô thị đang được tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp và mở rộng để phù hợp với định hướng phát triển các đô thị của tỉnh trong thời gian tới, nhằm thu hút đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đô thị, thúc đẩy sự phát triển các địa bàn khác trong tỉnh.

d. Hệ thống giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông nông thôn của Bình Dương bao gồm các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn, xóm, các trục nội đồng.

Bảng 3.1. Quy hoạch các tuyến đường huyện của tỉnh Bình Dương

STT ơn vị hành chính Nâng cấp (km) Làm mới (km)

1 Tân Uyên 55,0 37,5

2 Phú Giáo 120,4 13,0

3 Bến Cát 28,4 12,7

4 Dầu Tiếng 79,2 25,0

Tổng 283,0 88,2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến 2020, định hướng đến 2030.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống giao thông đô thị thì các tuyến đường giao thông nông thôn đang được tỉnh cải tạo và nâng cấp. Đặc biệt, các địa bàn được quy hoạch là nông thôn mới, hệ thống đường xá được chú trọng nâng cấp, nâng cao tỉ lệ cứng hóa. Hoàn thiện bộ mặt vùng nông thôn của tỉnh theo hướng hiện đại, kết nối các trục đường huyện, xã với các tuyến đường tỉnh, trục đường huyết mạch, nhằm

tạo ra mạng lưới liên kết giữa các địa bàn trong tỉnh. Tạo thuận lợi trong việc vận tải hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân ở các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trên địa bàn tỉnh.

Theo quy hoạch của ngành GTVT tỉnh Bình Dương, trong thời gian tới trên địa bàn các đô thị như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An sẽ không mở thêm các tuyến đường huyện mới và không còn các tuyến đường huyện.

Đối với đường xã, cải tạo và nâng cấp theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-05 và quyết định 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 2 năm 2011 về hướng dẫn quy mô kĩ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, nâng cấp đường xã đạt tiêu chuẩn cấp IV trở lên, mặt đường 5,5 m, nền rộng 8,5 m, hành lang bảo vệ mỗi bên 4 m, lộ giới 20 m.

Như vậy, theo quy hoạch định hướng đến năm 2030, hệ thống đường bộ của tỉnh Bình Dương có nhiều thay đổi, trong đó đường tỉnh nâng cấp lên 13 tuyến và mở mới 9 tuyến; đường huyện nâng cấp 576,4 km và mở mới 146,7 km.

Bảng 3.2. Tổng hợp quy hoạch hệ thống đường bộ Bình Dương sau quy hoạch (đến năm 2030).

STT Chỉ tiêu Sau quy hoạch

1 Quốc lộ 239,8

2 Đường tỉnh 732,9

3 Đường huyện 726,1

4 Đường đô thị 2.500

5 Đường chuyên dùng 3.000

6 Đường xã 4.000

7 Tỉ lệ cứng hóa (%) 92,0

8 Mật độ đường (km/1000 dân) 5,6 9 Mật độ đường (km/ km2) 4,2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến năm 2020, định hướng 2030.

e. Hệ thống công trình phục vụ vận tải đường bộ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về vận tải hàng khách, hàng hóa và giao lưu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Tỉnh Bình Dương đã quy hoạch nâng cấp,

cải tạo và mở rộng một số các bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe công cộng, hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống bến xe:

(1) TP. Thủ Dầu Một: Sau năm 2020, quy hoạch chuyển bến xe Bình Dương thành bến xe buýt; bến xe Phú Chánh chuyển thành bến xe buýt; mở mới bến xe Định Hòa ở phía Bắc Tp. Thủ Dầu Một (phường Định Hòa), nằm giữa ĐT.742 và đường Mỹ Phước – Tân Vạn với diện tích 5 ha, đạt tiêu chuẩn loại I.

(2) Thị xã Dĩ An: Bến xe Miền Đông mới nằm trên QL.1A, được quy hoạch với diện tích 160.200 m2, đạt tiêu chuẩn loại I, thuộc địa phận của phường Long Bình (quận 9, Tp. Hồ Chí Minh) và phường Bình Thắng (Dĩ An, Bình Dương).

(3) Thị xã Thuận An: quy hoạch mở mới bến xe Vĩnh Phú, gần QL.13 với diện tích khoảng 1 ha, đạt tiêu chuẩn loại III. Bến xe An Phú quy hoạch tối thiểu diện tích 2 ha. Mở mới bến xe Bình Dương mới tại nút giao thông đường Mỹ Phước – Tân Vạn (thuộc khu vực giáp ranh Bình Chuẩn – Thuận Giao – Phú Hòa) với diện tích khoảng 6 – 10 ha, tiêu chuẩn loại I.

(4) Phú Giáo: Quy hoạch mở mới bến xe Phú Giáo với diện tích khoảng 2 ha, tiêu chuẩn loại IV, vị trí gần nút giao đường Bàu Ao và ĐT.741.

(5) Dầu Tiếng: Quy hoạch mở mới một số bến xe trên địa bàn như bến xe Dầu Tiếng với diện tích khoảng 2 ha, tiêu chuẩn loại IV, vị trí tại ĐT.750 (thị trân Dầu Tiếng); bến xe Minh Hòa với diện tích khoảng 0,5 ha, đạt loại VI; bến xe Long Hòa (tại nút ĐT.750 và ĐT.747A) được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho đô thị Long Hòa với tối thiểu 0,5 ha, tiêu chuẩn loại VI; bến xe Bến Súc mở mới vơi diện tích 0,5 ha, tiêu chuẩn loại VI. Đa phần các bến xe được quy hoạch ở Dầu Tiếng với quy mô nhỏ, phục vụ cho nhu cầu vận tải trong huyện là chính.

(6) Bến Cát: Quy hoạch bến xe Bến Cát với diện tích 1 ha, đạt loại II. Bến xe Bàu Bàng nằm ở nút giao thông ĐH.611 và QL.13, tiêu chuẩn loại II với 1 ha.

(7) Tân Uyên: quy hoạch nâng cấp bến xe Quang Vinh 3 đạt tiêu chuẩn loại IV. Mở mới bến xe Uyên Hưng (vị trí giữa ĐT.746 và ĐT.747) với tiêu chuẩn loại IV và diện tích 1 ha. Mở mới bến xe Tân Thành với diện tích 1,5 ha, tiêu chuẩn loại IV, nằm tại ĐT.746 (thị trấn Tân Thành).

Các bến xe được quy hoạch mở mới hoặc nâng cấp nhằm phục vụ nhu cầu của lưu lượng khách di chuyển liên tỉnh và nội tỉnh. Theo dự báo, sau quy hoạch bến xe Bình Dương mới (Thuận An) và bến xe Định Hòa (Thủ Dầu Một) đóng vai trò chính, thay thế cho bến xe Bình Dương hiện tại, giảm bớt áp lực cho đầu mối giao thông Tp. Thủ Dầu Một.

- Hệ thống trạm dừng nghỉ:

Theo quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng 2030, đề xuất xây dựng 3 trạm dừng nghỉ, nhằm phục vụ các tuyến vận tải có cự li dài, như sau:

+ Trạm dừng nghỉ Phước Hòa quy hoạch với quy mô 1,2 ha, tiêu chuẩn loại I, vị trí trên ĐT.741 (gần trạm thu phí Phước Hòa).

+ Trạm dừng nghỉ Lai Uyên được quy hoạch với diện tích 0,5 ha, tiêu chuẩn loại III, nằm giữa QL.13 và ĐT.750.

+ Trạm dừng nghỉ Bình Chuẩn – Thuận Giao: gần với bến xe Bình Dương Mới (giao lộ giữa đường Vành đai 3 và Mỹ Phước – Tân Vạn) với diện tích 3 ha.

- Hệ thống điểm, bãi đổ xe công cộng:

Với sự phát triển các đô thị ở Bình Dương ngày càng nhiều, dân cư tập trung đông cùng với sự gia tăng các phương tiện cá nhân. Do đó, nhu cầu đỗ xe của các phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, quy hoạch đề xuất xây dựng một số bãi đỗ xe ở các đô thị của tỉnh nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tránh tình trạng ùn tắt giao thông trong đô thị.

Bảng 3.3. Quy hoạch quỹ đất xây dựng đỗ xe công cộng của tỉnh Bình Dương.

STT Khu đô thị Diện tích đô thị (ha) Diện tích đất đỗ xe công cộng (ha)

1 Thủ Dầu Một 11.867 290,7

2 Dĩ An 5.995 104,9

3 Thuận An 8.369 146,4

4 Bến Cát 22.126 177,0

5 Tân Uyên 17.503 140,0

Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến năm 2020, định hướng 2030.

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)