Chương 2. CÁC Â TỐ Ả ƯỞNG VÀ THỰC TR NG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương
2.2.2. Mạng lưới giao thông vận tải
a. Khái quát chung
Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển GTVT, đặc biệt là GTVT đường bộ của tỉnh được đầu tư và phát triển trở thành loại hình GTVT chủ lực cho tỉnh. Bên cạnh đó, GTVT bằng đường sông cũng được chú trọng khai thác.
- Về GTVT đường bộ, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua như quốc lộ 13, quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, có vai trò liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ và với các vùng khác. Đặc biệt là quốc lộ 13, nối Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước, Bình Phước và đến các nước vùng biên giới. Vì vậy, đây là tuyến quốc lộ mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của tỉnh. Ngoài ra, còn có các tuyến đường tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng, kết nối Bình Dương với các nơi khác như ĐT.741, ĐT.749B, ĐT.744… tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và đi lại cho người, kết nối các KCN, khu dân cư, tạo thành một mạng lưới giao thông liên kết giữa trung tâm tỉnh với các huyện, thị xã trong địa bàn tỉnh.
Bản đồ 2.3. Bản đồ phát triển và phân bố GTVT tỉnh Bình Dương
Mật độ đường bộ so với diện tích của tỉnh Bình Dương năm 2012 đạt 2.688,4 km/1000 km2 gấp 2 lần so với Đông Nam Bộ (đạt 1.319,9 km/1000km2). Đến năm 2018, mật độ đường bộ so với diện tích Bình Dương đạt 2.925,2 km/1000km2. Thể hiện GTVT đường bộ của Bình Dương phát triển nhanh chóng so với vùng Đông nam Bộ nói chung. Chất lượng đường từng bước được nâng lên, thể hiện qua chiều dài đường bộ của tỉnh (đạt 7.882,3 km năm 2018) và tỉ lệ mặt đường được cứng hóa ngày càng nâng lên, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện (trên 80%).
- Về GTVT đường sông, Bình Dương chú trọng khai thác các tuyến đường sông trong tỉnh nhằm giảm bớt áp lực cho vận tải đường bộ. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Thị Tính, có tiềm năng khai khác GTVT và xây dựng các cảng sông để thuận lợi cho vận tải hàng hóa.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua (thị xã Dĩ An) chủ yếu phục vụ thông qua.
Nhìn chung, trong thời gian qua GTVT của tỉnh Bình Dương đang có bước phát triển nhanh chóng. Chiều dài và chất lượng đường được nâng lên, mật độ đường theo diện tích có xu hướng tăng lên, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, GTVT đường sông cũng đang được chú trọng khai thác, nhằm khai thác hợp lí tài nguyên và giảm sức ép cho đường bộ của tỉnh.
b. Giao thông vận tải đường bộ
* Mạng lưới đường
Do đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nên tỉnh Bình Dương có mạng lưới đường bộ hình thành theo trục Bắc – Nam và Đông – Tây với chức năng kết nối Bình Dương với các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ và với các vùng khác bằng mạng lưới đường quốc lộ và đường tỉnh. Bên cạnh đó, mạng lưới đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng có ý nghĩa quan trọng trong việc liên kết các huyện, thị xã trong tỉnh, đáp ứng lưu thông nội tỉnh (phụ lục 1).
Theo trục Bắc – Nam: nổi bật là QL 13, liên kết Bình Dương - TP. Hồ Chí Minh - Bình Phước, tuyến đường tỉnh nối Bình Dương – Bình Phước theo ĐT 741.
Ngoài ra, có các tuyến đường tỉnh khác như ĐT.742, ĐT.744, ĐT.746, ĐT.747…với vai trò kết nối các huyện, thị xã trong tỉnh.
Theo trục Đông – Tây: liên kết Bình Dương với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh bằng các tuyến đường tỉnh ĐT. 749, ĐT.750, ĐT.
Bến Lá-Bến Súc, ĐT. 749B…
Mạng lưới GTVT đường bộ của Bình Dương hiện nay với tổng chiều dài 7.882,3 km. Trong đó, có 3 quốc lộ, 17 đường tỉnh, 98 đường huyện, 1.623 đường đô thị, 5.555 đường xã, ngoài ra còn có đường chuyên dùng. Mạng lưới đường bộ phát triển tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thu hút đầu tư, tạo đà cho các ngành kinh tế khác.
- Quốc lộ bao gồm QL.1A, QL.1K, QL.13 với chiều dài 77,1 km, chiếm 1,0%.
Đường tỉnh có 17 tuyến, chiều dài 491,1 km, chiếm 6,2 %. Đường huyện có 98 tuyến, chiều dài 594,2 km, chiếm 7,5 %. Đường đô thị có 1.623 tuyến với chiều dài 1.015,0 km, chiếm 12,9 %. Đường chuyên dùng với chiều dài 2.523,0 chiếm 32,0
%. Đường xã với 5.555 tuyến, chiều dài 3.181,9 km, chiếm 40,4 % (Biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các loại đường bộ của tỉnh Bình Dương
Nguồn: Xử lí từ báo cáo hệ thống đường bộ địa phương của sở GTVT tỉnh Bình Dương.
Mạng lưới đường bộ của Bình Dương tương đối phát triển, chiếm đa số là đường xã 40,4%. Bên cạnh đó, đường chuyên dùng và đường đô thị chiếm tỉ lệ cao,
1% 6.20%
7.50%
12.90%
32%
40.40%
Quốc lộ Đường tỉnh Đường huyện Đường đô thị
Đường chuyên dùng Đường xã
đặc biệt là đường chuyên dùng chiếm 32%. Hệ thống các tuyến đường bộ của tỉnh được chú trọng đầu tư phát triển về kết cấu mặt đường và chiều dài (Biểu đồ 2.5).
* Mật độ đường
Đến năm 2018, mật độ đường của tỉnh Bình Dương là 2.925,2 km/1000km2 so với diện tích của toàn tỉnh và đạt 3,6 km/1000 dân so với dân số của tỉnh.
Mật độ đường bộ có sự chênh lệch khá rõ rệt giữa các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn Bình Dương. Mật độ đường bộ theo so với diện tích, cao nhất tập trung ở các địa bàn như thị xã Dĩ An đạt 6.336 km/1000km2, thị xã Thuận An là 4.884,2 km/1000km2 và thành phố Thủ Dầu Một đạt 3.955,1 km/1000km2. Bên cạnh đó, các địa bàn có mật độ đường bộ thấp như huyện Dầu Tiếng 1.261,7 km/1000km2, huyện Bàu Bàng là 1.196,5 km/1000km2 và thấp nhất là huyện Bắc Tân Uyên chỉ đạt 1.182,3 km/1000km2 (Phụ lục 2).
Về mật độ đường bộ so với dân số, cao nhất tập trung ở một số địa bàn của tỉnh như huyện Phú Giáo 8,9 km/1000 dân, huyện Dầu Tiếng 7,4 km/1000 dân và huyện Bắc Tân Uyên 7,3 km/1000 dân. Còn những địa phương có mật độ đường bộ thấp như TP. Thủ Dầu Một 1,5 km/1000 dân, thị xã Dĩ An 0,9 km/1000 dân và thấp nhất là ở thị xã Thuận An đạt 0,8 km/1000 dân (Phụ lục 2).
Nhìn chung, sự phân hóa mật độ đường bộ theo diện tích và theo dân số của Bình Dương có sự trái ngược hoàn toàn. Phân hóa mật độ đường theo diện tích chủ yếu là dựa vào chiều dài đường so với diện tích lãnh thổ tự nhiên của địa phương.
Những địa phương có chiều dài đường bộ lớn nhưng diện tích tự nhiên nhỏ thì mật độ đường bộ theo diện tích sẽ lớn, điển hình như thị xã Dĩ An (6.336 km/1000km2) và ngược lại địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhưng chiều dài đường bộ không tương xứng thì mật độ đường sẽ nhỏ như huyện Bắc Tân Uyên (1.182,3 km/1000km2).
Phân hóa mật độ đường theo dân số phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố dân cư so với chiều dài đường bộ của từng huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương về mật độ đường theo dân số.
Nhóm các địa phương có mật độ đường theo dân số ở mức thấp, bao gồm các thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu
Bàng. Đây là những địa phương có dân số tập trung đông đúc, mật độ dân số cao của tỉnh, trong khi đó chiều dài đường bộ tương đối ngắn. Tuy nhiên, là những khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất của Bình Dương với sự tập trung của các đô thị, có trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh là thành phố Thủ Dầu Một. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp ở những địa phương này với các cụm công nghiệp, KCN như VSIP 1,2; Mỹ Phước 1,2,3; Sóng Thần 1,2,3; Nam Tân Uyên… Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm thương mại, dịch vụ, hệ thống các siêu thị, cửa hàng, đặc biệt tập trung ở các đô thị lớn của tỉnh như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An. Do đó, nhu cầu vận tải hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa công nghiệp và nhu cầu đi lại của người dân ở các địa phương thuộc nhóm này là rất lớn.
Bên cạnh đó, những địa phương thuộc nhóm này có các ưu thế điều kiện tự nhiên địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho phát triển đường bộ. Thuận lợi về vị trí địa lí, liền kề với trung tâm kinh tế - chính trị lớn của nước ta là thành phố Hồ Chí Minh, gần cảng hàng hải, hàng không quốc tế nên tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển trong vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra, có thể giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh, thành lân cận.
Nhóm các địa phương có mật độ đường theo dân số ở mức cao, bao gồm các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên. Đây là những địa bàn tập trung dân cư ít của tỉnh, mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng chiều dài đường tương đối lớn. Thế mạnh của những địa phương này chủ yếu là phát triển nông nghiệp như cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có múi. Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng với ưu thế là cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều…đặc biệt là cây cao su với diện tích lần lượt là 36.225,1 ha và 50.426 ha, cả 2 huyện chiếm 64,8% diện tích trồng cao su của toàn tỉnh. Huyện Bắc Tân Uyên chủ yếu là cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi với diện tích trồng 2.222 ha, chiếm 64% diện tích trồng cây ăn quả có múi của toàn tỉnh. Vì vậy, nhu cầu vận chuyển và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp từ các vùng nguyên liệu này về các nhà máy sản xuất, chế biến, xuất khẩu và đến với thị trường tiêu thụ là rất lớn. Cần nâng cấp và mở rộng các tuyến đường, đặc biệt các tuyến đường ở nông thôn để giúp quá trình vận chuyển dễ dàng, nhanh
chóng đến với thị trường, đầu tư công tác bảo quản trong quá trình vận chuyển để đảm bảo chất lượng nông sản. Thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương này phát triển để rút ngắn chênh lệch so với các địa bàn khác trong tỉnh.
Thực tế cho thấy rằng, phân hóa mật độ đường theo dân số ở các địa phương có sự chênh lệch, phản ánh mức độ phát triển kinh tế khác nhau của các địa phương.
Những địa phương có mật độ đường theo dân số thấp (thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng), chứng tỏ mức độ phát triển kinh tế - xã hội ở đây nhanh hơn so với sự phát triển GTVT, do đó thu hút được nhiều dân cư. Ngược lại, các địa phương có mật độ đường theo dân số cao (Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên), nghĩa là tập trung dân thấp, mức độ phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi này chưa cao.
* Chất lượng đường
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành GTVT tỉnh Bình Dương thì chất lượng hệ thống đường bộ được nâng lên đáng kể. Tỉ lệ đường được cứng hóa trên địa bàn ở mức tương đối so với cả nước.
Tỉ lệ các loại bề mặt đường trên địa bàn tỉnh (biểu đồ 2.6):
- Mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, láng nhựa: đạt 3.764,1 km, chiếm 47,8%.
- Mặt đường cấp phối, đá dăm: 3.631,7 km, chiếm 46,0%.
- Mặt đường đất: 486,3 km, chiếm 6,2%.
Hiện nay, chất lượng mặt đường bộ của tỉnh Bình Dương được nâng cấp và cải thiện tương đối hoàn chỉnh thể hiện qua cơ cấu mặt đường được phủ bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa khá cao, đạt gần 50% trong tổng cơ cấu các loại mặt đường. Mặt đường đất chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu. Chất lượng mặt đường ngày càng được nâng lên, đảm bảo quá trình lưu thông, vận tải hàng hóa và hành khách. Tạo ra những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong hiện tại và tương lai.
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu loại mặt đường bộ của tỉnh Bình Dương năm 2018 Nguồn: Xử lí từ báo cáo hệ thống đường bộ địa phương của sở GTVT tỉnh
Bình Dương.
Các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Bình Dương có tỉ lệ cứng hóa đạt mức 100% (Bảng 2.6). Cho thấy, tỉnh đầu tư vào công tác duy tu, bảo dưỡng các trục quốc lộ chính. Đặc biệt, QL 13 qua địa bàn tỉnh, chiều dài 64,1km, là tuyến quốc lộ huyết mạch nối Bình Dương với nhiều tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ với chất lượng đường đạt mức tốt.
Hệ thống đường tỉnh với tỉ lệ cứng hóa rất cao đạt 99,3% (Bảng 2.6) với các tuyến như ĐT.741, ĐT.742, ĐT.744, ĐT.747…có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Thể hiện sự chú trọng đầu tư, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đa số các tuyến đường tỉnh đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp nên lượng xe cộ lưu thông qua các tuyến đường tỉnh nhiều, trọng tải lớn nên có một phần ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời.
Tỉ lệ cứng hóa đường huyện của tỉnh khá cao, đạt mức 88,6% (Bảng 2.6).
Các tuyến đường huyện không những phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân mà còn có vai trò vận chuyển nguyên liệu đến với thị trường tiêu dùng, nơi sản xuất. Vì vậy, chất lượng các tuyến đường huyện được nâng lên sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện như Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, rút ngắn chênh lệch so với các thị xã.
47.80%
46%
6.20%
Mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, láng nhựa
Mặt đường cấp phối, đá dăm
Mặt đường đất
Bảng 2.6 Chiều dài và tỉ lệ cứng hóa mặt đường bộ của tỉnh Bình Dương Loại đường Chiều dài cứng hóa (km) Tỉ lệ cứng hóa (%)
Quốc lộ 77,1 100
Đường tỉnh 487,5 99,3
Đường huyện 526,6 88,6
Đường xã 815,3 25,6
Đường đô thị 550,3 54,2
Đường chuyên dùng 1.307,3 51,8
Tổng số 3764,1 47,8
Nguồn: Xử lí từ báo cáo hệ thống đường bộ địa phương của sở GTVT tỉnh Bình Dương.
Các tuyến đường chuyên dùng và đường đô thị của tỉnh đạt tỉ lệ cứng hóa trên 50% (Bảng 2.6). Đặc biệt là đối với các tuyến đường đô thị, cần nâng cấp, hiện đại hóa, nâng tỉ lệ cứng hóa lên cao để phát triển tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của các đô thị hiện nay. Có thể thấy hệ thống đường sá là một phần bộ mặt của đô thị, để đô thị phát triển bền vững thì hệ thống các tuyến đường ở đô thị cần phát triển sớm hơn một bước, nhằm tạo đà cho phát triển, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thu hút các dự án đầu tư. Điển hình là ở các khu vực như thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An nhu cầu vận tải ở các đô thị này là rất lớn cả về hành khách và hàng hóa.
Tỉ lệ cứng hóa của đường xã ở mức khá thấp, đạt 25,6% (Bảng 2.6). Đa số là các đường ở thôn, xóm, chủ yếu là đường đất hoặc cấp phối, đá dăm. Chất lượng đường chưa tốt, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của người dân và vận tải hàng hóa. Hệ thống đường xã chủ yếu ở của các huyện như Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, đây là các địa bàn có nguồn nông sản dồi dào của tỉnh như các sản phẩm từ cây ăn quả, cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu…). Cần chú trọng đầu tư hạ tầng ở nông thôn, huy động các nguồn vốn xã hội hóa để phát triển các tuyến đường nông thôn. Thúc đẩy sự phát triển ở các vùng nông thôn của tỉnh.
Theo quy hoạch tổng thể GTVT của Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện nay có các tuyến sau:
* Các tuyến quốc lộ
- Quốc lộ 13: tuyến đường qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 64,1 km, từ cầu Vĩnh Bình, ranh giới TP. Hồ Chí Minh đến cầu Tham Rớt, ranh giới tỉnh Bình Phước, chất lượng tuyến tốt với mặt nhựa rộng 23,0 – 25,0m, nền rộng 28,0 – 33,0m. Đây là tuyến quốc lộ huyết mạch với vai trò là cầu nối giữa Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, QL 13 đi qua các trung tâm kinh tế, khu vực dân cư đông đúc của tỉnh như thị xã Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, đồng thời là tuyến đường quan trọng trong vận tải hàng hóa từ các KCN lớn của tỉnh như Việt Hương, Mỹ Phước, VSIP I, II… Do đó, đây là tuyến quốc lộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, đảm bảo quá trình lưu thông và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Đoạn quốc lộ 13 đi qua địa bàn tỉnh, luôn được tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp và mở rộng do đây là tuyến đường chính trong vận tải hàng hóa, hành khách từ Bình Dương đi các tỉnh, thành, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 1A: với chiều dài đi qua địa bàn Bình Dương dài 7,3km, điểm đầu tại cầu Đồng Nai đến điểm cuối là ranh giới TP. Hồ Chí Minh. Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: từ cầu Đồng Nai đến Đại học Nông Lâm, dài 4,3km, mặt nhựa 21m, nền 23,5m.
+ Đoạn 2: từ Đại học Nông Lâm đến ranh giới TP. Hồ Chí Minh, dài 3km, mặt nhựa 28m, nền 33m, đạt tiêu chuẩn cấp I.
Đây là tuyến quốc lộ có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước với 8 làn xe, đoạn đi qua địa bàn tỉnh có vai trò liên kết Bình Dương với Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là tuyến đường có mật độ lưu thông xe đông, thường xuyên kẹt xe.
- Quốc lộ 1K: đoạn qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 5,7km, từ cầu Hang đến giáp Linh Xuân (quận Thủ Đức) với mặt nhựa 22m, nền 25m. Đây là tuyến quốc lộ liên kết các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh, thành. Tuy nhiên, lưu lượng xe khá cao nên đoạn này dễ xảy ra tình trạng ùn tắt giao thông.