Nhóm các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 44 - 49)

Chương 2. CÁC Â TỐ Ả ƯỞNG VÀ THỰC TR NG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải tỉnh Bình Dương

2.1.2. Nhóm các nhân tố tự nhiên

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi Nam Trường Sơn và đồng bằng sông Cửu Long nên có dạng địa hình bán bình nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Địa hình mang tính phân bậc thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc tỉnh có độ cao trung bình từ 40m – 60m so với mực nước biển, thấp dần xuống phía Nam tỉnh có độ cao 10 – 30m so với mực nước biển.

Với độ cao và đặc điểm của địa hình, có thể chia tỉnh Bình Dương thành 4 kiểu địa hình, như sau:

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên (chiếm 40% diện tích tỉnh).

- Địa hình thung lũng bãi bồi: phân bố dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé (chiếm 5% diện tích tỉnh).

- Địa hình núi sót: phân bố phía Nam thị xã Dĩ An (núi Châu Thới), huyện Dầu tiếng (núi Cậu), tuy nhiên chiếm diện tích không đáng kể.

- Địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các thung lũng, bãi bồi, phân bố hầu hết các huyện, thị xã, thành phố (chiếm 55% diện tích toàn tỉnh).

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bình Dương khá bằng phẳng, nền đất ổn định, đó là thế mạnh để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và phát triển các loại hình GTVT, đặc biệt là GTVT bằng đường bộ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số núi thấp cũng là điểm du lịch như núi Châu Thới, núi Cậu gắn với những nơi thờ tự, hàng năm thu hút khách du lịch từ những tỉnh, thành lân cận. Thu hút các luồng vận chuyển hành khách nội tỉnh và ngoại tỉnh về các điểm du lịch đó, góp phần phát triển GTVT của tỉnh.

b. Khí hậu

Khí hậu của tỉnh Bình Dương có những đặc điểm giống với khí hậu của Đông Nam Bộ là nền nhiệt độ và độ ẩm cao, phân hóa hai mùa rõ rệt. “Đông Nam

Bộ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt ẩm cao, ít thay đổi trong năm” (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2011).

Nhiệt độ trung bình năm cao từ 26 – 270C, điển hình năm 2018, nhiệt độ trung bình năm là 27,90C, không có tháng nào dưới 260C. Đây là một trong những tỉnh có nền nhiệt độ cao của cả nước.

Số giờ nắng nhiều, trung bình trên 2.000 giờ/năm. Năm 2018, số giờ nắng trung bình đạt 2.208,5 giờ/năm, phân bố cao nhất vào các tháng 2, 3, 4 đều trên 200 giờ/tháng nên lượng ánh sáng rất dồi dào.

Bình Dương là tỉnh có lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.800 – 2.000mm/năm, phân bố ở các tháng. Mùa mưa của tỉnh kéo dài từ tháng V đến tháng XI, phân hóa rõ rệt với mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau.

Biểu đồ 2.1. Lượng mưa các tháng năm 2018 ở tỉnh Bình Dương

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2018 Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trên 80% và có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, vào các tháng mùa mưa độ ẩm trung bình khoảng 85 – 90%, mùa khô độ ẩm tương đối thấp hơn. Chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa từ 10 – 20%.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở Bình Dương tương đối ôn hòa so với các tỉnh, thành trong cả nước, trong năm có 2 mùa phân hóa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

57.4

0 35

108.2 326.4

281.6

204.2 222.8 493.6

260.6 250.8 50.8 0

100 200 300 400 500 600

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

tháng (mm)

Đặc biệt, tỉnh Bình Dương có lợi thế là ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, hầu như không có bão, ít chịu ảnh hưởng từ bão. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành GTVT, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu hút được nhiều nhà đầu tư vào ngành GTVT, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đảm bảo cho các phương tiện GTVT có thể hoạt động quanh năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì khí hậu của tỉnh có mùa mưa kéo dài, lượng mưa rất lớn, năm 2018 đạt 2.291,4 mm/năm. Đây cũng là khó khăn lớn về khí hậu, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập trên diện rộng vào mùa mưa, gây ùn tắt giao thông và tai nạn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động GTVT bằng đường bộ. Ngoài ra, mưa lớn còn làm các công trình đường sá nhanh chóng bị xuống cấp, mất nhiều chi phí cho đầu tư sửa chữa.

Độ ẩm không khí cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến các phương tiện vận tải, gây ra tình trạng các phương tiện, thiết bị dễ bị rỉ sét, hư hại, giảm độ an toàn của các phương tiện, tốn chi phí sửa chữa hoặc mua mới. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hệ thống kho bãi, ảnh hưởng đến các khâu bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

Mùa khô ảnh hưởng trực tiếp đến GTVT bằng đường sông. Mùa khô kéo dài dẫn đến hệ thống sông ngòi, kênh rạch của tỉnh bị cạn kiệt về nguồn nước, khó khăn trong công tác di chuyển.

c. Thủy văn

Tỉnh Bình Dương nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, là một trong những hệ thống sông của nước ta. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 402,1 km, có các con sông lớn chảy qua như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và sông Thị Tính (phụ lưu sông Sài Gòn). “Mật độ sông suối khá dày đặc, tại thượng nguồn từ 0,7 km/km2 đến 0,9 km/km2, hạ nguồn là 0,4 km/km2 đến 0,5 km/km2. Tổng lưu lượng nước của các sông lớn trên địa bàn tỉnh trung bình năm khoảng 17.753,27 triệu m3” (Báo cáo môi trường tỉnh Bình dương, năm 2017). Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của tỉnh phân bố tương đối dày đặc, thuận lợi phát triển GTVT đường sông.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các hồ chứa nước với tổng dung tích nước là

1.138 triệu m3 và các công trình thủy lợi trên các sông lớn như đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, đập Trị An trên sông Đồng Nai, đập Phước Hòa trên sông Bé. Có vai trò vô cùng quan trọng, giúp điều tiết dòng chảy cho các con sông, làm cho dòng chảy sông trở nên điều hòa hơn.

Chế độ nước sông thay đổi theo mùa, ảnh hưởng nhiều của chế độ mưa. Thủy chế chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa. Mùa lũ trùng với mùa mùa của tỉnh, kéo dài từ tháng V đến khoảng tháng XI, còn mùa cạn trùng với mùa khô XII đến tháng IV năm sau. Lưu lượng nước sông phân bố không đều trong năm.

Nhìn chung, hệ thống sông ngòi của tỉnh Bình Dương với chế độ dòng chảy điều hòa, có nhiều lợi thế trong phát triển GTVT bằng đường sông. Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi, do mùa khô của tỉnh kéo dài nên lưu lượng nước trên các con sông bị cạn kiệt, gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển trên sông. Hiện tượng sa bồi ở các con sông cũng gây cản trở trong quá trình di chuyển. Mặt khác, nhiều tuyến sông trên địa bàn tỉnh còn bị ảnh hưởng bởi rác thải sinh hoạt, tốn nhiều chi phí trong công tác nạo vét, thu dọn rác trên sông, làm giảm vận tốc của phương tiện vận tải.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các con sông có thể khai thác GTVT đó là:

- Sông Đồng Nai, sông lớn nhất ở vùng Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở khu vực của huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Từ ngã 3 sông Bé đến rạch Ông Tiếp dài 58 km có thể khai thác vận tải thủy.

- Sông Sài Gòn, dài 256 km, bắt nguồn từ Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), chảy qua Bình Dương, từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An, dài 143 km, độ dốc nhỏ. Ở thượng lưu, sông hẹp (khoảng 20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An rộng khoảng 200m.

Thích hợp khai thác GTVT đoạn từ Dầu Tiếng về rạch Vĩnh Bình dài 104 km.

- Sông Thị Tính, một phần phụ lưu của sông Sài Gòn, bắt nguồn từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua thị xã Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn. Có thể khai thác GTVT bằng đường sông đoạn từ ngã 3 sông Sài Gòn đến cầu Đò dài 15,8 km.

Còn phần thượng nguồn sông Thị Tính dài 45 km không thích hợp phát triển GTVT do có nhiều đá ngầm.

- Sông Bé, dài trên 360 km, bắt nguồn từ suối Đắk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông) có độ cao 1000m so với mực nước biển. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương dài khoảng 80 km. Sông Bé có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại nên không tạo điều kiện khai thác GTVT thủy.

Ngoài ra, còn một số sông nhỏ và kênh rạch khác hầu như không có khả năng phát triển GTVT do có nhiều đá ngầm và lượng nước cạn kiệt vào mùa khô.

Nhìn chung, các con sông như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính không những có giá trị trong phát triển GTVT đường sông của tỉnh, hình thành nên các cảng trung chuyển hàng hóa, mà còn đảm bảo hoạt động cho các ngành khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

a. Khoáng sản

Do cấu tạo địa chất – địa hình tương đối đơn giản nên khoáng sản ở tỉnh Bình Dương hạn chế về chủng loại, chủ yếu là các khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu cho ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng…

- Than bùn: trữ lượng ước tính 1 tỉ m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

- Kaolin: Trữ lượng khoảng 300 – 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được khai thác, phân bố chủ yếu ở khu vực Đất Cuốc – Tân Uyên, Chánh Lưu – Bến Cát, Bình Hòa – Thuận An.

- Sét: có hai loại chính, sét vật liệu xây dựng với trữ lượng khoảng 15 triệu m3, phân bố chủ yếu ở Khánh Bình - Tân Uyên. Sét chịu lửa làm gốm: phân bố tập trung ở Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp thuộc thị xã Tân Uyên.

- Đá xây dựng: Đá xây dựng phun trào với trữ lượng khoảng 30 triệu m3, phân bố chủ yếu ở Dĩ An. Đá xây dựng granit với tiềm năng khoảng 200 triệu m3, phân bố ở Phú Giáo. Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh tập trung chủ yếu ở Tân Uyên.

- Cát xây dựng: Phân bố theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng khoáng sản gần 25 triệu m3. Tập trung khai thác ở khu vực cù lao

Rùa – Tân Uyên và ven sông Đồng Nai.

- Cao lanh: phân bố trong phạm vi hơn 1 km2, ở vùng Đất Cuốc – Bắc Tân Uyên với trữ lượng lớn.

Sự phân bố của các mỏ khoáng sản, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển. Khoáng sản ở Bình Dương chủ yếu là vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho ngành gốm sứ nên nhu cầu vận chuyển các nguyên liệu về các nơi sản xuất là khá lớn, hình thành nên các tuyến giao thông trọng điểm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển khoáng sản. Ngoài ra, còn cung cấp nguyên vật tư trong việc xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành GTVT.

Một phần của tài liệu Phát triển giao thông vận tải tỉnh bình dương (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)