Chương 3. Ị ƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ
3.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương
3.2.3. Quy hoạch phát triển vận tải
a. Quy hoạch vận tải hành khách công cộng
Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng của Bình Dương được thực hiện theo Quyết định 4291/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025.
- Hệ thống xe buýt
Nâng cấp và kéo dài lộ trình của một số tuyến xe buýt hiện tại như tuyến 01 (Thủ Dầu Một - Mỹ Phước) lên bến xe Bến Súc; tuyến 03 (Thủ Dầu Một – Phú Chánh – Vĩnh Tân) kéo dài từ Vĩnh Tân lên Cổng Xanh; tuyến 06 (Thủ Dầu Một – Uyên Hưng – BX. Quang Vinh 3) kéo dài từ BX. Quang Vinh 3 lên Cổng Xanh;
tuyến 08 (Thủ Dầu Một – An Tây – Thanh Tuyền) điều chỉnh bến cuối tại BX. Bến Súc; tuyến 10 (Mỹ Phước – Cây Trường) điều chỉnh lộ trình thành Bàu Bàng – Cây Trường – Dầu Tiếng; tuyến 20 (Thủ Dầu Một – Hội Nghĩa) kéo dài lộ trình từ Hội Nghĩa lên Tân Thành; tuyến 51 (Tp. Mới – Thủ Dầu Một) điều chỉnh hướng theo đường Phạm Ngọc Thạch đi Huỳnh Văn Lũy.
Ngoài ra, mở thêm 38 tuyến mới, trong đó có 11 tuyến vào trung tâm Tp. Mới.
Bên cạnh đó, phát triển các tuyến buýt nhanh (BRT) nhằm kết nối Bình Dương với Tp. Hồ Chí Minh dễ dàng hơn, đặc biệt liên kết giữa các khu vực lân cận với trung tâm Tp. Mới Bình Dương.
Trong thời gian tới, xem xét mở thêm các tuyến xe buýt nhanh (BRT) nhằm kết nối các đô thị dễ dàng và nhanh chóng, theo quy hoạch các phương tiện phải đảm bảo tối thiểu EROU 4, hạn chế ô nhiễm môi trường, thiết kế tạo điều kiện cho người khuyết tật. Các trạm dừng và nhà chờ phải đảm bảo khoảng cách không quá 700 m đối với nội thị và 1,5 km đối với khu vực ngoại thị, có các quy định về thông tin tuyến tại các nhà chờ. Quy hoạch đến năm 2025, có khoảng 2.400 điểm dừng xe buýt và 1.900 nhà chờ.
Mở mới một số bến xe buýt:
+ BX. Tp mới với diện tích 8 ha, tại vị trí khu vực vòng xoay trung tâm.
+ BX. Tân Mỹ với diện tích 500 m2, tại KCN Việt Hương 3 (An Tây, Bến Cát).
+ BX. Cổng Xanh với diện tích 2.000 m2, tại ngã 3 Cổng Xanh.
+ Tại Dầu Tiếng mở thêm 2 bến xe là BX. Long Hòa tại xã Long Hòa có diện tích 500 m2 và BX. Minh Thạnh tại xã Minh Thạnh với diện tích 500 m2.
Bên cạnh đó, nâng cấp các bến xe hiện tại và mở thêm các tuyến tại các bến xe để đảm bảo trong vận tải hàng khách, khuyến khích người dân tham gia giao thông công cộng, giảm bớt ùn tắt giao thông, cải thiện môi trường.
- Hệ thống đường sắt đô thị
Bình Dương quy hoạch sẽ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị sau năm 2025 để thuận tiện kết nối các đô thị trong và ngoài tỉnh, tiết kiệm thời gian, giảm bớt ùn tắt giao thông trong đô thị.
(1) Tuyến 1 (Tp Mới – Suối Tiên): điểm đầu ga trung tâm Tp. Mới, điểm cuối ga Suối Tiên với chiều dài 28,2 km.
(2) Tuyến 2 (Thủ Dầu Một – Tp. Hồ Chí Minh): chiều dài tuyến 24,5 km, dự kiến đi trên cao, kết nối với tuyến 1 ở đường Phạm Ngọc Thạch đến ngã 4 Bình Phước (Tp. Hồ Chí Minh).
(3) Tuyến 5 (Vĩnh Phú – Uyên Hưng): dài tuyến 27,5 km, điểm đầu Vĩnh Phú (Thuận An) đến trung tâm Nam Tân Uyên. Chạy qua các KCN, phục vụ đối tường là công nhân, giảm ùn tắt vào các khung giờ cao điểm.
(4) Tuyến 3 (Tp. Mới – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên): điểm đầu ở ga trung tâm Tp. Mới, điểm cuối ở Long Nguyên với chiều dài 44,4 km.
(5) Tuyến 4 (Tp. Mới – Uyên Hưng – Tân Tành): điểm đầu ga trung tâm Tp.
Mới, điểm cuối ở Tân Thành, có độ dài 22,3 km.
(6) Tuyến 6 (Tp. Mới – Phước Vĩnh): dài tuyến 29,6 km, điểm đầu ga trung tâm Tp. Mới, điểm cuối ở thị trấn Phước Vĩnh.
(7) Tuyến 7 (Mỹ Phước – Dầu Tiếng): kết nối với tuyến 3 tại Mỹ Phước và điểm cuối là thị trấn Dầu Tiếng với chiều dài 41,5 km.
(8) Tuyến 8 (Thủ Dầu Một – Mỹ Phước): kết nối với tuyến 2 và điểm cuối là kết nối với tuyến 3, chiều dài 19,7 km.
Quy hoạch dự kiến xây dựng nhà ga ở những nơi trung tâm của đô thị, nhu cầu đi lại cao, gần trường học, siêu thị, bệnh viện, các khu du lịch, đảm bảo có thể kết hợp với các phương tiện công cộng khác; khoảng cách các nhà ga tối đa khoảng 1.500m.
Ngoài ra, còn phát triển thêm phương tiện giao thông công cộng bằng taxi với
quy mô khoảng 2.400 xe năm 2025. Bên cạnh đó có một số hình thức bổ sung khác như phương tiện đưa đón học sinh, cán bộ nhân viên và xe buýt theo yêu cầu, chủ yếu phục vụ ở các đô thị.
b. Quy hoạch vận tải liên tỉnh - Vận tải hành khách
Theo quy hoạch GTVT tỉnh Bình Dương, tiếp tục duy trì các tuyến xe liên tỉnh và mở thêm các tuyến mới để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngoài tỉnh, lao động nhập cư.
Phát triển các tuyến đi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như các tuyến đi miền Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
đặc biệt là các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đẩy mạnh các tuyến xe buýt liên tỉnh, tạo thuận lợi cho người dân trong vùng đi lại, học tập và làm việc.
- Vận tải hàng hóa
Tiếp tục phát triển các luồng hàng xuất và nhập tỉnh như hiện tại, như sau:
+ Luồng hàng xuất tỉnh, chủ yếu đến TP. Hồ Chí Minh và từ đó xuất khẩu đi các nước khác.
+ Luồng hàng nhập khẩu từ TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đi Tây Ninh.
Theo quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương sẽ trở thành nơi giao thoa của 3 hàng lang chiến lược của vùng. Vì vậy, trong thời gian tới, Bình Dương sẽ có thêm những luồng hàng chiến lược của vùng, như sau:
+ Luồng hàng từ Campuchia, Tây Ninh, Bình Phước qua địa bàn Bình Dương trước khi đến các cảng của Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.
+ Luồng hàng từ Tây Nguyên qua Bình Dương trước khi đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
c. Quy hoạch phương tiện vận tải - Phương tiện vận tải đường bộ
Phương tiện vận tải phải đảm bảo được hiệu quả và phù hợp với tải trọng của hệ thống đường bộ, theo quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, đề xuất số phương tiện vận tải trong thời
gian tới ở tỉnh, như sau:
Bảng 3.4. Số lượng phương tiện vận tải đường bộ của tỉnh Bình Dương
(đơn vị: chiếc)
STT Loại phương tiện ăm 2020 ăm 2030
1 Ô tô khách 2.100 5.800
2 Xe taxi 2.300 3.000
3 Xe buýt 650 1.100
4 Ô tô tải 40.200 110.500
5 Ô tô đầu kéo 3.100 9.200
Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến năm 2020, định hướng 2030.
- Phương tiện vận tải đường sông
Phương tiện vận tải đường sông theo quy hoạch GTVT của Bình Dương cần phải lựa chọn loại phương tiện phù hợp trên từng tuyến sông, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi hoạt động. Số lượng phương tiện vận tải theo tải trọng, như sau:
Bảng 3.5. Số lượng phương tiện vận tải đường sông của tỉnh Bình Dương
(đơn vị: chiếc)
STT Loại phương tiện ăm 2020 ăm 2030
1 Phương tiện chở khách 120 310
2 Tàu chở hàng (<200T) 150 450
3 Tàu chở hàng (200T- 500T) 80 320
4 Tàu chở hàng (500T-1.000T) 40 150
5 Tàu chở hàng (>1.000T) 50 170
Nguồn: Quy hoạch tổng thể GTVT Bình Dương đến năm 2020, định hướng 2030.