Chương 2. CÁC Â TỐ Ả ƯỞNG VÀ THỰC TR NG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ BÌ DƯƠ
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải tỉnh Bình Dương
2.1.3. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội
Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển mạnh của vùng Đông Nam Bộ. Có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng đểm phía Nam, tạo mối liên kết giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành trong khu vực.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Bình Dương tăng trưởng vượt trội, quy mô GRDP tăng liên tục, từ 27.926,5 tỉ đồng (giá hiện hành) năm 2008 lên 142.150 tỉ đồng năm 2012 và đạt đến 281.666 tỉ đồng năm 2018. Trong vòng 10 năm quy mô GRDP của tỉnh tăng 14,9 lần (giá so sánh 2010).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương khá cao. Trong giai đoạn 2010 – 2018, tăng bình quân khoảng 8%/năm, tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2017 đạt 9,15%. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt mức 8,68%, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là công nghiệp – xây dựng đạt 9,33%, tiếp đến là dịch vụ tăng trưởng ở mức 8,97% và cuối cùng là nông – lâm – ngư nghiệp chỉ đạt 3,47%. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng GRDP của Bình Dương cao và luôn ở mức ổn định, đặc biệt là khu vực công nghiệp – xây dựng.
GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương tăng rất mạnh trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018, từ 19,9 triệu đồng/người năm 2008 lên 81,3 triệu đồng/
người năm 2012 và đạt mức 130,2 triệu đồng/người năm 2018, cao gấp 2,2 lần so với cả nước (58,5 triệu đồng/người). Trong vòng 10 năm, GRDP bình quân đầu
người của Bình Dương tăng trưởng vượt bậc gấp 6,5 lần, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của tỉnh Bình Dương.
Về cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy các thế mạnh của tỉnh Bình Dương.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GRDP phân theo ngành của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 – 2018.
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009 và 2018.
Từ năm 2008 – 2018, cơ cấu GRDP phân theo ngành của Bình Dương chuyển dịch phù hợp với định hướng chung của cả nước. Tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất dưới 10% và có xu hướng giảm từ 5,7% xuống 3,7%. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhẹ từ 64,8% lên 69,6% và đây cũng là ngành giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của Bình Dương hiện nay.
Tỉ trọng dịch vụ giữ ổn định và tương đối giảm nhẹ từ 29,5% xuống 26,7%. Trong thời gian tới, cần tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ, phát huy những lợi thế tỉnh đang có.
Tỉnh Bình Dương có những lợi thế về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là các ngành
5.7 4.4 7.2 5.4 4.7 3.7
64.8 63 67.6 68.9 69.5 69.6
29.5 32.6 25.2 25.7 25.8 26.7
2008 2010 2012 2014 2016 2018
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ (%)
Năm
công nghiệp. Trong tình hình mới, Bình Dương cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếp tục phát triển công nghiệp và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.
Về tổng kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương năm 2018 đạt 25.280,2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 11.684,3 USD/người cao gấp 4,5 lần so cả nước (2.574,3 USD/người) trong cùng thời điểm. Xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như các sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, điện tử và một số nông sản.
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong GRDP của tỉnh và được xem là ngành chủ đạo của Bình Dương trong hiện tại và tương lai. Chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến như chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (giày da, quần áo…) có vai trò quan trọng hàng đầu, sản lượng tăng liên tục qua các năm.
Đặc biệt, dệt may tăng liên tục qua các năm từ 257,1 triệu cái năm 2008 lên 576,2 triệu cái năm 2018 tăng lên gấp 2,24 lần. Ngoài ra, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác cũng đang không ngừng phát triển, sản lượng tăng hàng năm. Do đó, nhu cầu vận tải đối với công nghiệp là rất lớn, GTVT đóng vai trò phục vụ trong quá trình vận chuyển các nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp và đưa sản phẩm công nghiệp ra thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Bình Dương cũng là nơi có rất nhiều khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn của cả nước, phân bố ở nhiều huyện và thị xã của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các khu vực như Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Thủ Dầu Một…
Trên địa bàn tỉnh có gần 30 KCN, các KCN có quy mô lớn nhất tỉnh như VSIP 2, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Khánh Bình, Sóng Thần 2, Sóng Thần 3, Tân Mỹ 2, VSIP 1.
Sự phát triển và phân bố các KCN, cụm công nghiệp (Bảng 2.1) đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho hoạt động GTVT diễn ra mạnh mẽ, làm gia tăng các luồng vận tải trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, Bình Dương có các cụm công nghiệp, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Các cụm công nghiệp của tỉnh Bình Dương
STT Tên cụm công nghiệp Diện tích
(ha) Phân bố
1 An Thạnh 46,1 An Thạnh – Thuận An
2 Bình Chuẩn 67,5 Bình Chuẩn – Thuận An
3 Công ty CP Thành phố đẹp 55,6 Tân Hiệp – Tân Uyên
4 Phú Chánh 120,0 Phú Chánh – Tân Uyên
5 Tân Đông Hiệp 58,0 Tân Đông Hiệp – Dĩ An
6 Tân Mỹ 88,9 Tân Mỹ - Tân Uyên
7 Thanh An 49,6 Thanh An – Dầu Tiếng
8 Thị trấn Uyên Hưng 122,3 Uyên Hưng – Tân Uyên Tổng cộng: 608,0 ha
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2018.
Bên cạnh đó, GTVT cũng đáp ứng nhu cầu vận tải nguyên vật liệu, các sản phẩm đã qua chế biến của ngành công nghiệp đến với thị trường, cung ứng nguồn hàng xuất khẩu qua các nước, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nhanh chóng và bình thường.
Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp tỉnh đã làm phát huy tối đa vai trò không thể thiếu được của GTVT, giúp kết nối các KCN, cụm công nghiệp với nhau. Đặc biệt, GTVT là cầu nối với các trung tâm công nghiệp ở các tỉnh, thành lân cận. Vì vậy, hệ thống GTVT ở Bình Dương cần nâng cấp và hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tỉnh hiện nay.
Về ngành dịch vụ, ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Các ngành dịch vụ của tỉnh như thương mại, du lịch, GTVT có doanh thu và quy mô tăng liên tục hàng năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh chóng, đạt 191.106 tỉ đồng năm 2018. Sự phát triển của ngành dịch vụ có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân được nâng cao.
Đối với du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên ở Bình Dương không nhiều, chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn. Ngoài các loại hình như tham quan, văn hóa, du
lịch xanh, ẩm thực thì ở Bình Dương còn phát triển loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo. Do đó, lượng khách và doanh thu từ du lịch của tỉnh tăng liên tục từ năm 2008 – 2018, từ 220,6 tỉ đồng năm 2008 tăng lên 951,9 tỉ đồng năm 2018.
Trong vòng 10 năm, doanh thu của ngành du lịch Bình dương tăng đáng kể từ các cơ sở lưu trú và lữ hành.
Trong thời gian tới, để ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn cần chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của các cơ sở lưu trú, lữ hành, các điểm du lịch. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng GTVT phát triển đồng bộ, cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải để thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch của tỉnh. Đối với du lịch, GTVT là phương tiện kết nối giữa khách du lịch với điểm du lịch, đặc biệt là nâng cấp các tuyến đường đến các điểm du lịch của tỉnh như khu du lịch Đại Nam, chùa Châu Thới, làng sơn mài Tương Bình Hiệp, khu du lịch Thủy Châu, làng tre Phú An…
Về nông nghiệp, trong cơ cấu cây trồng chủ yếu Bình Dương chú trọng phát triển tập trung các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều phân bố nhiều ở các huyện như Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo. Ngoài ra, tỉnh còn phát triển một số loại cây ăn quả, đặc biệt là cây măng cụt, cây trồng đặc trưng của tỉnh.
Về chăn nuôi, chú trọng phát triển đàn lợn, trâu, bò, gia cầm, phân bố chủ yếu các huyện phía Bắc tỉnh. Để tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp cần có sự kết nối giữ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến và thị trường tiêu thụ một cách dễ dàng. Vì vậy, GTVT đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Cần nâng cấp các tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là đường bộ để đảm bảo quá trình vận tải diễn ra nhanh chóng, ít tốn thời gian và chi phí.
b. Dân cư và đô thị
Dân số trung bình của Bình Dương là 2.163,6 nghìn người năm 2018, đứng thứ 3 của vùng Đông Nam Bộ, sau TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, chiếm 18,1%
dân số Đông Nam Bộ.
Gia tăng dân số tự nhiên của Bình Dương mặc dù cao hơn so với cả nước (0,82% năm 2018) nhưng đang có xu hướng giảm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Bình Dương là 1,52% năm 2008 giảm xuống còn 1,15% năm 2018.
Bản đồ 2.2. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến GTVT tỉnh Bình Dương
Bảng 2.2. Tỉ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Bình Dương giai đoạn 2008 – 2018
ăm Tỉ suất nhập cƣ (‰)
Tỉ suất xuất cƣ (‰)
Tỉ suất di cƣ thuần (‰)
2008 42,3 15,2 27,1
2012 59,1 10,2 48,9
2016 32,4 8,8 23,5
2018 53,6 5,7 47,9
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, 2018 Mặc dù, gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số của Bình Dương lớn là do gia tăng dân số cơ học, trong đó tỉ suất nhập cư của tỉnh đang có xu hướng tăng nhanh từ 42,3‰năm 2008 lên 53,6 ‰ năm 2018, trong vòng 10 năm tỉ suất nhập cư của tỉnh tăng lên 11,3 ‰ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô dân dân số của tỉnh.
Di cư thuần của tỉnh rất cao, điển hình năm 2018 đạt 47,9‰ (bảng 2.2). Bên cạnh đó, còn tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có GTVT.
Mật độ dân số của tỉnh Bình Dương tăng lên nhanh chóng, từ 520 người/km2 năm 2008 lên 803 người/km2 năm2018, cao gấp 2,8 lần so với mật độ trung bình của cả nước (286 người/km2). Cùng với sự phát triển kinh tế, dân số Bình Dương cũng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, phân bố dân cư của tỉnh không đều, tập trung chủ yếu ở những địa bàn thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.
Năm 2018, mật độ dân số cao nhất là thị xã Dĩ An 6.677 người/km2, tiếp đến là thị xã Thuận An 6.074 người/km2, đây là 2 địa bàn tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ lớn nhất của tỉnh với vị trí thuận lợi, nằm phía Nam tỉnh và giáp với trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước là TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những thuận lợi trong phát triển kinh tế, thu hút dân cư đông đúc. Trong khi đó, dân cư phân bố thưa thớt ở địa bàn phía Bắc tỉnh, nơi kinh tế phát triển chậm hơn như huyện Bắc Tân Uyên với mật dân số 162 người/km2 và Phú Giáo 181 người/km2. Có sự chênh lệch rất lớn về mật độ dân số giữa địa bàn mật độ cao nhất tỉnh và địa bàn có mật độ dân số thấp nhất là 41,2 lần (Bảng 2.3).
Phân bố dân cư và sự phát triển của các ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến ngành GTVT. Những nơi phân bố dân cư dày đặc, kinh tế phát triển, đặc biệt là
công nghiệp như thị xã Dĩ An, Thuận An thì nhu cầu về vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân rất cao, tăng nhanh về phương tiện vận tải. Trong khi đó những địa bàn dân cư thưa thớt như huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo thì nhu cầu về vận tải và đi lại còn hạn chế.
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số của Bình Dương năm 2018 ơn vị hành chính Diện tích
(km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Tổng số 2.694,64 2.163.643 803
Thành phố Thủ Dầu Một 118,91 306.564 2.578
Huyện Bàu Bàng 340,02 95.582 281
Huyện Dầu Tiếng 721,10 122.834 170
Thị xã Bến Cát 234,35 257.468 1.099
Huyện Phú Giáo 544,44 98.319 181
Thị xã Tân Uyên 191,76 308.594 1.609
Thị xã Dĩ An 60,05 400.953 6.677
Thị xã Thuận An 83,71 506.433 6.074
Huyện Bắc Tân Uyên 400,30 64.896 162
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2018 Với nền công nghiệp phát triển nổi trội, dân số Bình Dương chủ yếu phân bố ở khu vực thành thị và đang tăng đáng kể trong vòng 10 năm qua.
Năm 2008 dân thành thị là 29,98% đến năm 2018 đã đạt đến 78,17%, có sự thay đổi đáng kể giữa tỉ lệ dân thành thị và nông thôn, tăng lên gấp 2,61 lần. Đặc biệt là giai đoạn từ 2008 – 2014, sự tăng lên nhanh chóng của tỉ lệ dân thành thị và giảm mạnh tỉ lệ dân nông thôn, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn của tỉnh diễn ra tích cực (Biểu đồ 2.3). Đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến năm 2018, Bình Dương có 9 đô thị, trong đó Thủ Dầu Một (đô thị loại I); Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (đô thị loại III); Phước Vĩnh, Lai Uyên, Dầu Tiếng, Tân Thành (đô thị loại V).
Những năm trở lại đây, số lượng đô thị tăng lên, các đô thị ở Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, hệ thống
GTVT cũng đã được đầu tư, nâng cấp để phù hợp với sự phát triển của đô thị. Đô thị càng phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân càng tăng, yêu cầu cao hơn về chất lượng và mức độ tiện nghi của hệ thống GTVT trong tỉnh.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 – 2018.
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009,2015, 2018.
Nhìn chung, sự gia tăng dân số của Bình Dương trong những năm gần đây, chủ yếu là gia tăng dân số cơ học và sự phát triển các đô thị nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu về sử dụng GTVT, kích thích ngành này phát triển. Tuy nhiên, chính sự gia tăng dân số và đô thị hiện nay của tỉnh cũng gây sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng GTVT, sự gia tăng các phương tiện giao thông, đặc biệt là đường bộ đã gây ra những tình trạng ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm, tai nạn giao thông ở các đô thị gây thiệt hại lớn về người và của. Do đó, cần phải có những quy hoạch phù hợp giữa phát triển GTVT và đô thị của tỉnh trong thời gian tới.
c. Nguồn vốn đầu tư
Bình Dương là một trong những địa bàn thu hút vốn đầu tư rất lớn của nước ta. Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành GTVT cần có vốn để đầu tư phát triển, triển khai các quy hoạch đã đưa ra, hiện đại hóa hệ thống GTVT.
Trong vòng 10 năm, nguồn thu ngân sách của Bình Dương tăng lên đáng kể, từ 11.647,7 tỉ đồng năm 2008 tăng lên 66.240,1 tỉ đồng năm 2018. Nguồn vốn đầu
70.02 68.3
35.15
23.2 23.49 21.83 29.98 31.7
64.85
76.8 76.51 78.17
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2008 2010 2012 2014 2016 2018
Nông thôn Thành thị
Năm (%)
tư thực hiện trên địa bàn đang tiếp tục tăng mạnh, từ 22.114,2 tỉ đồng năm 2008 lên đến 91.197,7 tỉ đồng năm 2018, chủ yếu thu hút vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chiếm 49,63 % (năm 2018) trong tổng nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó kể cả ngành GTVT. Trong những năm qua, hệ thống cầu và đường của Bình Dương ngày càng hoàn thiện và từng bước đưa vào sử dụng như tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT 743, đường ven sông Sài Gòn…
Nguồn vốn huy động vào phát triển GTVT của tỉnh tăng khá nhanh, số vốn đầu tư cho hoạt động vận tải và kho bãi tăng liên tục, từ 798,6 tỉ đồng năm 2008 đến năm 2018 đã đạt đến 3.682,6 tỉ đồng. Trong 10 năm, số vốn đầu tư cho vận tải và kho bãi tăng của tỉnh lên 4,6 lần. Nguồn vốn đầu tư cho ngành GTVT hiện nay của Bình Dương là khá lớn nhằm khai thác các tiềm năng về GTVT của tỉnh, bên cạnh đó đầu tư GTVT phát triển đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguồn vốn phát triển GTVT của Bình Dương chủ yếu đầu tư vận tải đường bộ. Trong thời gian qua, đã có những bước tiến vượt trội, làm động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp của tỉnh, góp phần thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần đa dạng cơ cấu các loại hình GTVT để phát huy hết tiềm năng phát triển của tỉnh, công tác duy tu và bảo dưỡng cho hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT cần được chú trọng, đặc biệt vào mùa mưa bão, để đảm bảo việc lưu thông và phát huy tối đa hoạt động vận tải, một số tuyến đường trong đô thị chưa được nâng cấp và mở rộng do nguồn vốn trong giải tỏa, đền bù mặt bằng còn ít.
Để huy động tốt nguồn vốn cho phát triển GTVT, ngoài nguồn vốn là ngân sách tỉnh, tỉnh cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tiến đến xã hội hóa trong đầu tư phát triển GTVT của tỉnh.
d. Chính sách
Bình Dương hiện nay là tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động với hệ thống GTVT phát triển tương đối hoàn thiện, phục vụ cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển, kết nối các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ.
Tỉnh có những chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng GTVT nhằm tạo động lực cho