CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1.2. Các khái niệm chính của đ tài
1.2.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
a) Văn hóa: văn hóa là sản phẩm của con người là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với nh ng con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu v khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhi u ý kiến khác nhau, do đó có nh ng định nghĩa khác nhau v Văn hóa.
Năm 1 5 , A.L. Kroeber và Kluckhohn xu t bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa v văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhi u nước khác nhau [13]. Đi u này cho th y, khái niệm “Văn hóa” r t phức tạp.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng v tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [10]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một nó bao gồm t t cả nh ng lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, t tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể ch t và nh ng hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân c u thành nên một nhóm người v a có tính tập thể v a có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với nh ng nhóm người khác, với nh ng thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” [11]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ gi a cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Một định nghĩa khác v văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là
“Văn hóa là nh ng mô hình hành động minh thị và ám thị được truy n đạt dựa trên
nh ng biểu trưng, là nh ng yếu tố đ c trưng của t ng nhóm người… Hệ thống văn hóa v a là kết quả hành vi v a trở thành nguyên nhân tạo đi u kiện cho hành vi tiếp theo” … [13].
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa r t khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ng , ch viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nh ng công cụ cho sinh hoạt hằng ngày v m t ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ nh ng sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [2]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ nh ng gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” v nh ng lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm t t cả nh ng gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm ch t, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới t bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đ kháng và sức chiến đ u bảo vệ mình và không ng ng lớn mạnh” [30]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là nh ng cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên t tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đ kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
Riêng Nguyễn Đức T Chi xem văn hóa t hai góc độ. Góc độ thứ nh t là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không m n mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng gi i nhưng không biết ch vẫn bị xem là
“không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở.
Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống -cả vật ch t, xã hội, tinh thần- của t ng cộng đồng [6]; và văn hóa của t ng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở nh ng tộc người khác nhau trong nh ng môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo.
Trong nh ng năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đ cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1 4. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đ c trưng diện mạo v tinh thần, vật ch t, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, mi n, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, nh ng quy n cơ bản của con người, nh ng hệ thống giá trị, nh ng truy n thống, tín ngưỡng…”[17];
còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể nh ng hệ thống biểu trưng ký hiệu chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đ c thù riêng”… [16].
Nhìn chung, các định nghĩa v văn hóa hiện nay r t đa dạng. Mỗi định nghĩa đ cập đến nh ng dạng thức ho c nh ng lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp nh ng thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, t tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ng ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức T Chi, tổ chức UNESCO… thì xem t t cả nh ng lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa.
b) Ứng xử: Khi chúng ta hiểu và biết cách làm cho người khác thoả mãn nhu cầu giao tiếp, nói v nh ng cái mà họ thích thì đó là bí quyết đầu tiên của phép ứng xử.
Ứng xử được dịch t tiếng Anh Behaviour với hai t ghép lại là ứng xử và hành vi, tiếng Việt có thể hiểu ứng xử theo cách sau đây: Cụm t ứng xử nếu tách riêng t ng t ta sẽ được t “ứng” chỉ nh ng phản ứng cho cả người và động vật khi có b t kỳ một kích thích nào vào cơ thể sống. Con người v bản ch t tự nhiên là động vật bậc cao trong bậc thang tiến hoá của vật ch t, do cái n n, cái gốc phải xu t phát t tự nhiên để bảo tồn giống loài. Trong chương “tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến t vượn thành người” Ph. Ăngghen đã viết: “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người…, con người sống dựa vào tự nhiên.” Nhưng con người còn có bản ch t xã hội: “Cá nhân là thực thể xã hội” phản ứng của con người chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội. Trong bản thảo kinh tế triết học năm 1844, C. Mac đã viết: “B t cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình đ u chỉ được thực hiện, thể hiện trong quan hệ của con người đối với người khác”. Trong trường hợp này nói v bản ch t xã hội của hành vi thì người ta dùng t “xử”, như
“đối nhân xử thế”, “phép cư xử” …
Như vậy khái niệm ứng xử bao hàm cả bản ch t tự nhiên và bản ch t xã hội của con người. Vì vậy con người phải được giáo dục ngay t nh bởi cái gốc của con người là bản ch t tự nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhi u tác giả đưa ra khái niệm v ứng xử, đầu tiên phải nhắc đến khái niệm “gắn bó” mà các nhà tâm lý học Mỹ đưa ra năm 1 70 để mô tả phương thức ứng xử mẹ con. Họ đã mô tả một ứng xử đ c biệt của
người mẹ ngay sau khi sinh con. Người mẹ với nh ng cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm:
hôn, nựng, vỗ v … và nh ng rung cảm hồn nhiên vô tư được hình thành t đứa trẻ.
Tiếp cận với khái niệm ứng xử không thể không đ cập đến nhà sư phạm người Nga Usinxki, Ông khẳng định: “Sự khéo léo ứng xử v sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục dù học gi i đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà giáo dục thực hành tốt, v bản ch t không phải là cái gì khác ngoài sự ứng xử”. Tác giả Lê Thị B ng trong cuốn tâm lý học ứng xử, đã nêu nên khái niệm v ứng xử như sau: “ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nh t định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong sự phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nh t” [5]. Trên góc độ một nhà nghiên cứu v văn hoá, tác giả Trần Thuý Anh định nghĩa: “ứng xử là triết lý sống của một cộng đồng người, là quan niệm sống, quan niệm lí giải cuộc sống.
Nó cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cộng đồng người đó. Bởi vậy, nó quy định các mối quan hệ gi a con người với con người. Đó là tính xã hội nhân văn của các quan hệ” [1]
T nh ng khái niệm trên, ta có thể xác định nh ng đ c trưng của ứng xử:
Ứng xử được thể hiện bởi các cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có đ c điểm phát triển thể ch t khác nhau nên ứng xử khác nhau.
Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nh t định và chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội đó. ứng xử còn được đi u tiết bởi vị trí xã hội mà cá nhân đó đảm nhiệm. Đ c biệt ứng xử được xác định ở một chuẩn mực chung đó là “ngôn ng ” chung, nếu không tìm được ngôn ng chung thường dẫn đến sự không hiểu nhau “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Trong ứng xử người ta thường chú ý đến nội dung công việc, đến mục đích giao tiếp…t đó có nh ng biểu hiện v hành vi, cử chỉ nh t định.
Ứng xử thường mang tính ch t tình huống, còn giao tiếp là một quá trình, do đó khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm ứng xử.
Trong giao tiếp ứng xử, ngoài ứng xử bằng ngôn ng , lời nói ra chúng ta có thể ứng xử bằng cử chỉ phi ngôn ng , như hành vi, cử chỉ, ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm, ứng xử bằng văn hoá... Qua hành vi ứng xử của con người có thể cho ta biết trình độ văn hoá cũng như phẩm ch t đạo đức của người đó. Nh ng đánh giá như “cô y đối xử với bạn bè chân thành”, “anh ta đã xử lý tốt công việc này” …là thuộc v ứng xử…
Ứng xử là một đ tài muôn thủa của phép đối nhân xử thế của đời người trong mọi thời đại, mọi quốc gia, trong mọi n n văn hoá của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua m y ngàn năm dựng nước và gi nước. Phép ứng xử nổi bật nh t với tự nhiên để làm nên một n n văn minh lúa nước rực rỡ. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nay nhìn lại chúng ta không kh i khâm phục và tự hào bởi nh ng vị lãnh tụ, nh ng danh nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng V Nguyên Giáp…bằng lối ứng xử tài tình đã mang lại vinh quang cho dân tộc và làm rạng ngời n n văn hoá nước nhà. Để ứng xử trở thành nghệ thuật trong cuộc sống, để v a lòng mọi người, đi u đó r t khó, không phải cá nhân muốn là được, mà nó còn phụ thuộc vào nhi u yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong, bên ngoài của chủ thể trong quá trình ứng xử. Trong thực tế vận dụng ứng xử thì muôn màu, muôn vẻ r t đa dạng, nên ta có thể hiểu: Ứng xử là nh ng phản ứng hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do nh ng rung cảm cá nhân kích thích nhằm truy n đạt, lĩnh hội nh ng tri thức, kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân, xã hội trong nh ng tình huống nh t định.
Sự tìm hiểu v khái niệm ứng xử như trên cũng nhằm mục đích để đi sâu tìm hiểu v văn hoá ứng xử.
c) Văn hóa ứng xử: Trong công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm tác giả cho rằng, các cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: môi trường tự nhiên thiên nhiên, khí hậu... và môi trường xã hội các dân tộc, quốc gia láng gi ng... . Với mỗi loại môi trường đ u có cách thức xử thế phù hợp là: tận dụng môi trường tác động tích cực và ứng phó với môi trường tác động tiêu cực , [25, tr.16-17]. Đối với môi trường tự nhiên, việc ăn uống là tận dụng, còn m c, ở, đi lại là ứng phó. Đối với môi trường xã hội - tác giả xác định: “bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đ u cố gắng tận dụng nh ng thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho n n văn hóa của mình đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các m t trận quân sự, ngoại giao...” [25, tr.17]. Theo tác giả, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có hai hàm nghĩa là: tận dụng và ứng phó. Có thể coi đó là thái độ ứng xử. Cách thức thể hiện thái độ này là giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Khái niệm “Văn hóa ứng xử” do các tác giả công trình “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” xác định “gồm cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác” [9]. Như vậy, văn hóa ứng xử gồm 3 chi u quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa ứng xử gắn li n với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử. Đó là các chuẩn mực xã hội.