CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU,
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp tính giá xuất kho
Do Công ty áp dụng phần mềm kế toán nên công ty nên áp dụng phương pháp tính giá vốn xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Phương pháp này giúp kế toán Công ty có thể tính được ngay giá vốn
hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp thông tin một cách tịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá trị trường của hàng tiêu thụ. Vì vậy, chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền ở mức độ chính xác cao hơn.
3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại thành phẩm, hàng vật tư
Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty, mà hàng hóa tiêu thụ Công ty cũng phân biệt rõ rệt cho các đối tượng khách hàng. Mặt hàng quốc phòng doanh thu chiếm 40-50% tổng doanh thu trong kỳ, còn lại là doanh thu mặt hàng kinh tế. Mỗi loại hàng hóa có một mức lợi nhuận khác nhau nên tối đa hóa lợi nhuận là rất cần thiết. Một trong các biện pháp tối đa hóa lợi nhuận là tăng doanh thu, giảm chi phí cho mỗi loại thành phẩm, hàng hóa. Do đó, Công ty cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mảng hoạt động, từng loại thành phẩm, hàng hóa, từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ đạt hiệu quả cao và mang lại lợi ích cho Công ty. Để thực hiện được biện pháp này, Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý, chi phí bán hàng cho từng thành phẩm, hàng hóa và cách thức phân bổ theo doanh thu bán hàng của từng hàng hóa so với tổng doanh thu bán hàng trong tháng.
Tiêu thức phân bổ chi phí như sau:
Chi phí bán hàng
phân bổ cho hàng i = Tổng chi phí bán hàng
x Doanh thu của hàng i Tổng doanh thu bán hàng
Chi phí QLDN phân = Tổng chi phí QLDN x Doanh thu của Tổng doanh thu bán hàng
bổ cho hàng i hàng i Tổng chi phí bán hàng: Phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 641 cuối tháng.
Tổng chi phí QLDN: Phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 642 cuối tháng.
Tổng doanh thu bán hàng và CCDV là doanh thu phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 511, hoặc bảng tổng hợp chi tiết bán hàng.
Doanh thu của hàng i là doanh thu bán hàng phát sinh trong 1 tháng của từng loại hàng I, và được lấy từ sổ chi tiết bán hàng.
3.2.2.3. Hoàn thiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Như đã biết giá cả thị trường luôn luôn biến động không theo một quy luật nào cả, mà hàng hóa doanh nghiệp mua về không phải tất cả đều xuất bán ngay. Chính vì thế khi hàng hóa để trong kho sau một thời gian có thể nó sẽ bị biến động giá cao hơn giá và giá trị thuần có thể thực hiện được có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá gốc. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được cao hơn giá gốc thì khi đó doanh nghiệp có lãi nhưng nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì thế để hạn chế điều này thì doanh nghiệp nên trích lập dự phòng giảm giá hàng hóa.
Cuối niên độ kế toán khi ước tính được mức giảm giá hàng hóa tồn kho thì doanh nghiệp cần trích lập dự phòng theo công thức sau:
Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng giảm giá của các loại vật tư hàng hoá đã được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 2294
Nếu vào ngày cuối năm tài chính, số cần trích lập cho năm kế tiếp bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn khó cần trích cho năm kế tiếp lớn hơn số dư trên TK 2294 thì sẽ trích bổ sung:
Nợ TK 632: số chênh lệch dự phòng cần trích
Có TK 2294: số chênh lệch dự phòng cần trích
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích cho năm kế tiếp lớn nhỏ số dư trên TK 2294 thì sẽ hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 2294 Có TK 632
Bảng 3.5. Tình hình giá cả một số mặt hàng ngày 31/12/2020
ĐVT: Đồng STT Tên hàng hóa ĐVT Tồn kho Đơn giá
thuần có thể thực hiện
Mức trích lập dự phòng
SL ĐG
1 Thuốc nổ TFD- 15 được WR
Tấn
28 1.868.000 1.845.000 644.000 2 Thuốc nổ
AFST(ANFO-15)
Tấn
26 3.015.000 3.000.000 390.000 3 Thuốc nổ ANFO-
15WR(Chịu nước)
Tấn
35 720.000 710.000 350.000
…
Tổng cộng 14.178.000