Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 20 - 200)

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu do Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu làm Chủ dự án với sự tư vấn của Liên danh Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ tài nguyên và môi trường và Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường thực hiện.

* Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu

Đại diện (Ông): Nguyễn Bá Nho; Chức vụ: Giám đốc

đó đánh giá tác động môi trường các phương án, lựa chọn phương án tối ưu hoặc kiến nghị phương án thay thế. Phương pháp này được ứng dụng tại chương 3 các mục đánh giá về khí thải, chất thải

d. Phương pháp chập bản đồ

Phương pháp này nhằm chồng ghép các lớp bản đồ Dự án, địa hình, địa chất, thủy văn, vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường nhằm thể hiện khu vực dự án trên nền các bản đồ trên. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Báo cáo.

4.2. Các phương pháp khác

a. Phương pháp điều tra khảo sát

Trên cơ sở các tài liệu về Dự án, tiến hành điều tra, khảo sát địa điểm khu vực thực hiện Dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực. Đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường nền trong khu vực. Điều tra, khảo sát khu vực dự án để làm cơ sở đánh giá sự thay đổi hiện trạng khu vực dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án đồng thời thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng và điều tra xã hội học.

Phương pháp này áp dụng tại chương 1 báo cáo mục hiện trạng khu vực dự án - Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa môi trường xã hội

Điều tra, phỏng vấn cá nhân, tổ chức được sử dụng kết hợp với việc thu thập các tài liệu sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội, dân sinh liên quan trong khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng môi trường, xã hội khu vực dự án và làm cơ sở để so sánh, dự báo khi xây dựng và vận hành dự án trong các giai đoạn khác nhau. Kết quả điều tra khảo sát đã được thể hiện trong chương 2 của báo cáo ĐTM (Điều kiện kinh tế xã hội). Quá trình khảo sát điều tra triển khai trong tháng 6/2023 với nội dung về hiện trạng môi trường.

- Phương pháp khảo sát, điều tra hệ sinh thái

Kế thừa qua các tài liệu tham khảo, được các chuyên gia sinh thái sử dụng trong quá trình lập chuyên đề sinh thái cho khu vực dự án như sau:

Thành phần loài thực vật: sử dụng phương pháp điều tra, các tuyến nghiên cứu được lựa chọn để tiến hành điều tra thu mẫu thành phần loài. Sau đó tiến hành định loại thực vật. Cụ thể:

+ Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh. Danh pháp và sắp xếp các taxon được xử lý theo www.theplantlist.org, www.tropicos.org và Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Danh lục các loài, họ được sắp xếp theo thứ tự a, b, c…

+ Thảm thực vật dựa vào bảng phân loại thảm thực vật của Phan Kế Lộc (1985): "Thử vận dụng bảng phân loại Thảm thực vật của UNESCO 1973 để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam".

Phần động vật: sử dụng phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn thông tin tại các điểm khảo sát dự kiến của trong khu vực dự án.

Phân loại chim: Danh sách thành phần loài được sắp xếp theo hệ thống học của Richard Howard and Alick Moore, 1991). Tên Việt Nam và La Tinh theo Võ Quý, Nguyễn Cử (1995).

Thủy sinh vật: phương pháp điều tra thực địa, lấy mẫu thành phần loài dọc theo các tuyến nghiên cứu được lựa chọn.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 2 tại các bảng phân tích và chương 3 tại một số TCVN, QCVN do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của Dự án.

c. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương tự để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra được áp dụng xuyên suốt trong báo cáo.

d. Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích môi trường

- Lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất.

- Đo đạc hiện trường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động.

Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định

hiện hành của Việt Nam về lấy mẫu hiện trường. Số liệu thu được là đáng tin cậy và mang tính đặc trưng khu vực cao. Đơn vị lấy và phân tích mẫu là Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường đã được cấp giấy chứng nhận môi trường VIMCERTS 112 do Bộ TNMT cấp đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do BTNMT cấp ngày. Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong Chương 2 của Báo cáo ĐTM.

e. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, môi trường và kinh tế-xã hội tại khu vực dự án và lân cận, cũng như các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường dự án được áp dụng tại tất cả các chương của báo cáo.

f. Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc Tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các xã bị ảnh hưởng bởi dự án, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án về các tác động của dự án và các đối tượng liên quan đến dự án để thu thập thông tin cần thiết cho công tác đánh giá tác động môi trường của dự án, được áp dụng trong Chương 5 của báo cáo.

g. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sở bộ môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên – môi trường thông qua: Điều tra, khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn. Sau đó, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ngành liên quan ban hành.

Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo 5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1. Thông tin về dự án 5.1.1. Thông tin chung

- Tên dự án: Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu.

- Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên, tỉnh Lai Châu, cụ thể:

+ Tại huyện Tân Uyên: ở xã Mường Khoa, Phúc Khoa;

+ Tại huyện Tam Đường: ở xã Tả Lèng, Hồ Thầu, Bản Bo;

+ Tại huyện Sìn Hồ: ở xã Nậm Tăm, Nậm Cha, Tá Ngáo;

+ Tại huyện Nậm Nhùn: ở xã Nậm Pì, Nậm Hàng;

+ Tại huyện Than Uyên: ở xã Mường Than, Phúc Than.

- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu.

- Đại diện Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Bá Nho; Chức vụ; Giám đốc.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu gồm 12 tiểu dự án, phạm vi thực hiện Dự án nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 12 xã thuộc 05 huyện là huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Chi tiết như sau:

- 10 tiểu dự án đường giao thông: đầu tư mới, nâng cấp gồm:

STT Tiểu dự án Phạm vi, thông số kỹ thuật tiểu dự án Phạm vi ranh giới xây dựng tiểu dự án

1

Đường trục vùng chè Phúc Khoa - Mường

Khoa

Tổng chiều dài tuyến là L= 25,8km, bao gồm 04 tuyến đường:

- Tuyến đường số 01: Chiều dài tuyến L= 3,87km với điểm đầu Nối từ trục đường nhựa trung tâm xã Mường Khoa; điểm cuối đến đầu bản Nà Út hết đất Tân Uyên và Tuyến đường số 03: chiều dài tuyến L= 4,38km với điểm đầu nối từ trục đường nhựa trung tâm xã Mường Khoa; điểm cuối đến cuối bản Nà An hết đất Tân Uyên. Quy mô thiết kế như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Cấp B theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 20km/h theo TCVN 10380:2014.

- Tuyến đường số 02 (bao gồm các tuyến nhánh 01, 02, 03) với tổng chiều dài tuyến L= 11,27km gồm tuyến chính (dài 4,44km): điểm đầu tại vị trí Km 0+481m tuyến đường số 01; điểm cuối nối với vị trí km 2+656m tuyến đường số 01 và các tuyến nhánh số 01 (dài 1,38km), 02 (dài 1,96km), 03 (dài 0,32km) nối tuyến đường số 02 với các tuyến đường trục vùng chè khu vực xã Phúc Khoa. Và Tuyến đường số 04: chiều dài tuyến L= 6,19km với điểm đầu nối từ trục đường nhựa Trung tâm xã Mường Khoa; điểm cuối Nối với truc đường nhựa vị trí cuối bản Nậm Cung. Quy mô thiết kế như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Cấp B theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h theo TCVN 10380:2014.

xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên

2 Đường Nà Còi - Hô Cha

Tổng chiều dài tuyến là L= 19,939km, bao gồm 01 tuyến chính và 03 tuyến nhánh:

- Tuyến chính: Nà Còi đi Hô Cha dài 9,9km, điểm đầu thuộc bản Nà Còi nối vào tuyến đường đi trung tâm xã Mường Khoa và điểm cuối thuộc bản Hô Cha.

- Tuyến nhánh: đi Hô So 1 dài 3,32km, điểm đầu giao với tuyến chính Nà Còi đi Hô Cha tại km7+456.52 và điểm cuối tuyến thuộc bản Hô So 1.

- Tuyến nhánh: đi Hô So 2 dài 1,45km, điểm đầu giao với tuyến nhánh đi Hô So1 tại km0+949.90 và điểm cuối tuyến thuộc bản Hô So 2.

- Tuyến nhánh: đi Nậm Cung dài 3,4km, điểm đầu giao với đường nhựa Mường Khoa - Nà Tăm và điểm cuối tuyến giao với tuyến chính Nà Còi đi Hua Cha tại km7+50.48.

- Quy mô thiết kế các tuyến như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: Đường cấp C-MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 10km/h theo TCVN 10380:2014.

xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên

3 Đường Tà Lèng - Vùng Chè Cổ

Tổng chiều dài tuyến là L= 5,7km, Quy mô thiết kế các tuyến như sau:

- Bề rộng nền đường: Bnền= 4,0+W(m); Bề rộng mặt đường:

Bmặt= 3,0+W(m); Bề rộng lề đường mỗi bên rộng Blề=2x0,5m ; Độ dốc ngang mặt đường Imặt = 2%; Độ dốc ngang lề đường Ilề = 2%; Độ dốc dọc Imax =15% (cá biệt icb

=18%); Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin =15m (cá

xã Tả Lèng, huyện Tam Đường

biệt Rcb=10m).

- Kết cấu mặt đường loại 1: Tận dụng kết cấu cũ còn tốt bù vênh BTXM M 100, lớp móng BTXM M100 dầy 14cm, lót nilon chống mất nước khi thi công, lớp mặt BTXM M250 dày 18 cm.

4

Đường Hồ Thầu kết nối đường đi bộ lên đỉnh Pu

Ta Leng

Tổng chiều dài tuyến là L= 2,127km. Quy mô thiết kế các tuyến như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường

5 Đường trục vùng chè Nậm Phát - Nà Can

Tổng chiều dài tuyến là L= 24,885km, bao gồm 03 tuyến chính:

- Tuyến chính 1 dài 7,314km và các tuyến nhánh 1 dài 2,153km, tuyến nhánh 2 dài 2,913km, tuyến nhánh 3 dài 2,146km. Quy mô thiết kế như sau:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

- Tuyến chính 2 dài 3,42km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 20km/h.

- Tuyến chính 3 dài 6,94km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014;

xã Bản Bo, huyện Tam Đường và xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên

+ Tốc độ thiết kế: 20km/h.

6

Đường trục vùng chè Hương Phong - Hợp

Nhất - Nà Khuy

Tổng chiều dài tuyến là L= 6,191km, bao gồm 03 tuyến chính:

- Tuyến chính dài 2,699km; điểm đầu: Giao với Km 376+397m trên Quốc lộ 32, thuộc địa phận bản Hương phong, xã Bản Bo, huyện Tam Đường; điểm cuối: là bản Hợp Nhất, xã Bản Bo, huyện Tam Đường.

- Tuyến nhánh 1 dài 1,610km; điểm đầu: Giao với Km 0+301m trên tuyến chính 3, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Hợp nhất, xã Bản Bo; điểm cuối: Giao với Km 1+424m trên tuyến chính 1, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Hợp nhất, xã Bản Bo.

- Tuyến nhanh 2 dài 1,881km; điểm đầu: Giao với Km 2+437m trên tuyến chính 1, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Nà Khuy, xã Bản Bo; điểm cuối: Giao với Km 2+007m trên tuyến chính 3, đường Nậm Phát -:- Nà Can, thuộc địa phận bản Nà Khuy, xã Bản Bo.

- Quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

xã Bản Bo, huyện Tam Đường

7 Đường Nậm Tăm - Nậm Khăn

Tổng chiều dài tuyến là L= 12,051km, quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

xã Nậm Tăm, Nậm Cha, Tá Ngáo, huyện Sìn Hồ

8 Đường Pá Bon - Ma Sang

Tổng chiều dài tuyến là L= 17,4291km, bao gồm 01 tuyến xã Nậm Pì, Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn

chính và 01 tuyến nhánh.

- Tuyến chính dài 16,4082km; điểm đầu ở Km0+0.00 (Giao Km1+300, đường Pá Bon – Pá Đởn – Pá Sập); điểm cuối đấu nối đường bê tông nội bản Ma Sang.

- Tuyến nhánh dài 1,0209km; điểum đầu Đấu nối tuyến chính Km13+431.70; điểm cuối ở Trung tâm bản Pề Ngài 2.

- Quy mô thiết kế:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

9 Đường Nậm Pì - Pề Ngài

Tổng chiều dài tuyến là L= 8,54483km; điểm đầu tại cầu treo Nậm Pì kết nối với Quốc lộ 12 tại km71+100; điểm cuối khu vực bố trí TĐC bản Nậm Vời. Quy mô thiết kế.

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 10km/h.

xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn

10

Cải tạo đường trục chính cánh đồng

Mường Than

Tổng chiều dài tuyến là L= 13,224km, bao gồm 02 tuyến trục chính và 06 tuyến nhánh.

- Tuyến chính số 1 dài 1,343km; Điểm đầu: đấu nối với km348+700m trên Quốc lộ 32; Điểm cuối: là đường nội bản Lằn xã Mường Than.

- Tuyến chính số 2 dài 1,724km; Điểm đầu: đấu nối với QL32 lý trình: km348+900; Điểm cuối: nối với đường tránh dưới thủy điện Nà Khằm đi qua bản Mường với Én Luông.

- Tuyến nhánh số 1 dài 1,635km; Điểm đầu: đấu nối với đường

xã Mường Than, Phúc Than, huyện Than Uyên

tránh đi qua bản Én Luông; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Hua Than.

- Tuyến nhánh số 2 dài 0,796km; Điểm đầu: Đấu nối vào đường bê tông mặt bằng khu 10 xã Mường Than; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Ngà.

- Tuyến nhánh số 3 dài 3,343km; Điểm đầu: đấu nối với đường tránh đi qua bản Sam Sẩu xã Phúc Than; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh của bản San Xẩu xã Phúc Than.

- Tuyến nhánh số 4 dài 1,885km; Điểm đầu: đấu nối với đường nội đồng Nà Phái; Điểm cuối: đấu nối với đường nội bản Sân Bay.

- Tuyến nhánh số 5 dài 1,669km; Điểm đầu: đấu nối với km165 trên QL279; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh đi qua bản Sắp Ngụa.

- Tuyến nhánh số 6 dài 0,829km; Điểm đầu: đấu nối với đường nội bản Sắp Ngụa; Điểm cuối: đấu nối với đường tránh của bản Sắp Ngụa.

Quy mô thiết kế:

- Các tuyến trục chính:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV; + Cấp kỹ thuật: cấp B -MN theo TCVN 10380:2014; + Tốc độ thiết kế: 20km/h.

- Các tuyến nhánh:

+ Cấp công trình: Công trình cấp IV;

+ Cấp kỹ thuật: cấp C -MN theo TCVN 10380:2014;

+ Tốc độ thiết kế: 15km/h.

- 01 tiểu dự án thủy lợi: Nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than:

+ Địa điểm xây dựng: xã Mường Than và Phúc Than, huyện Than Uyên.

+ Loại dự án: dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

+ Nhóm dự án: Dự án nhóm B, công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Cấp công trình và tần suất thiết kế: Cấp IV; tần suất lưu lượng, mực nước thiết kế:

P = 2%; Tần suất lưu lượng, mực nước kiểm tra: P = 1%; Tần suất lưu lượng, mực nước dẫn dòng thi công: P = 10%; Tần suất lưu lượng, mực nước kiệt: P = 95%.

+ Quy mô đầu tư: Xây dựng mới 1 đập đầu mối thu nước, sửa chữa nâng cấp 1 tràn thu nước, làm mới một cửa thu nước; Nâng cấp hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 có tổng chiều dài L=9094m, tuyến kè bảo vệ ruộng lúa dài khoảng 666m và các hạng mục phụ trợ khác.’

- 01 tiểu dự án chỉnh trị sông suối: Kè chống sạt lở bờ suối khu vực cánh đồng Mường Than:

+ Địa điểm xây dựng: xã Mường Than và Phúc Than, huyện Than Uyên.

+ Nhóm dự án: Dự án nhóm B, công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Cấp công trình và tần suất thiết kế: Cấp IV.

+ Quy mô đầu tư: Xây dựng mới tuyến kè bảo vệ các vị trí xung yếu hai bên bờ suối Nậm Phang với chiều dài theo tim tuyến kè khoảng L=1200m ( tuyến bên tả L=718m); bên hữu (L=482m).

5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án Các hạng mục công trình của dự án bao gồm:

- Các hạng mục công trình chính:

+ Xây dựng mới, nâng cấp 10 tuyến đường giao thông tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên, tỉnh Lai Châu;

+ Nâng câp, sửa chữa 01 tiểu dự án thủy lợi: nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi Mường Than;

+ Xây dựng 01 tiểu dự án chỉnh trị sông suối: đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ suối khu vực cánh đồng Mường Than.

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

+ Bải đổ đất đá loại;

+ Hệ thống thoát nước ngang, thoát nước dọc.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 20 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(521 trang)