Điều kiện về khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi

Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 17°C-23°C chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô, chia làm 4 mùa theo nhiệt độ: xuân, hè, thu, đông. Lượng mưa trung bình năm trên 2.640 mm.Tổng số giờ nắng trung bình các tháng trong toàn tỉnh dao động từ 130- 267giờ/tháng, tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 1 và tháng 2, nhiều nhất vào các tháng 5, tháng 6 Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.400 giờ đến 1.900 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình năm 19,60C, nhiệt độ cao nhất năm là 270C (tháng 5,6), nhiệt độ thấp nhất 10C -30C (Tại Sìn Hồ)và biên độ nhiệt thay đổi giữa mùa đông với mùa hè, giữa ngày với đêm lớn. Độ ẩm trung bình năm đạt khoảng từ78%

93%, từ tháng 4-9 là mùa mưa, độ ẩm tương đối của không khí cao, mùa khô từ tháng 10 đến 3 năm sau độ ẩm giảm dần theo thời gian, độ ẩm thấp nhất là vào tháng 2,3,4 xuống 71-77%, cao nhất vào tháng 7 đạt 87-93%. Lượng mưa trung bình năm trên 2.640mm tập trung vào tháng 6,7,8. Trong năm được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm khoảng 75- 80% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8 đạt từ 350 - 770mm/tháng. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng lượng mưa năm, hai tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12 và tháng 1. Số ngày mưa trung 160 - 170 ngàymưa/năm. Lai Châu ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng lại chịu ảnh hưởng của một số thời tiết bất lợi như: Gió tây khô nóng, giông, lốc xoáy, mưa đá và sương muối ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu có khoảng 4 trạm đo mưa đang hoạt động (Trạm Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên) với chất lượng tài liệu đo đạc đáng tin cậy. Toàn tỉnh có 03 trạm thủy văn đã được xây dựng và đang hoạt động (Trạm thủy văn Ta Gia quan trắc mực nước sông Nậm Mu, trạm thủy văn Nà Hừ quan trắc mực nước sông Nậm Bum, trạm thủy văn Mường Tè quan trắc mực nước Sông Đà).

- Toàn bộ diện tích tỉnh Lai Châu thuộc lưu vực sông Đà; mạng lưới sông suối tương đối dày đặc (có khoảng 500 suối lớn, nhỏ); mật độ sông suối khá cao 5,5- 6km/km². Sông Đà chạy dọc các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, sau đó chạy dọc phía nam huyện Sìn Hồ, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên, với môđun dòng chảy Mo = 47,78l/s/km², lưu lượng dòng chảy năm là 8,187 tỷ m3 nước. Đầu nguồn sông Đà có tổng diện tích lưu vực khoảng 3.400km², chiếm 38% diện

tích tự nhiên của tỉnh. Lai Châu có 3 hệ thống sông chính là chi lưu cấp 1 của sông Đà, gồm:

+ Lưu vực sông Nậm Na: Sông Nậm Na bắt nguồn vùng núi cao trên 1.500m ở địa phận Trung Quốc. Tổng diện tích lưu vực sông là 6.860 km², ở Việt Nam là 2.190 km² . Chiều dài toàn sông là 235km, ở Việt Nam là 86km. Sông Nậm Na vào Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ cửa khẩu chạy dọc theo Quốc lộ 4D chảy qua địa phận huyện Phong Thổ, phần Tây Bắc của huyện Sìn Hồ. Lưu lượng dòng chảy trung bình 40-80l/s.

+ Lưu vực sông Nậm Mu: Sông Nậm Mu bắt nguồn từ địa phận huyện Phong Thổ từ độ cao 700m, chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên với chiều dài sông là 165km, địa phận huyện Phong Thổ có 45km, các nhánh sông chính của Nậm Mu chủ yếu nằm trên địa phận huyện Phong Thổ, diện tích lưu vực 2.958km². Sông chảy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lưu lượng dòng chảy trung bình 80l/s, môđun dòng chảy mùa lũ tần suất 2% đạt 12-14 l/s/km².

+ Lưu vực sông Nậm Mạ: Sông Nậm Mạ chảy qua địa bàn huyện Sìn Hồ với diện tích lưu vực 930km2, bao gồm các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, độ dốc dòng chảy nhỏ, lưu lượng dòng chảy trung bình 50l/s.

Ngoài các sông lớn kể trên, trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn có nhiều sông suối khác như: Nậm Cúm, Nậm Phìn Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm, Nậm Ban, Nậm Cuối. Các sông suối này có lưu lượng dòng chảy thấp, trung bình từ 10-30l/s.

Các tháng có dòng chảy lớn nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (lượng dòng chảy chiếm khoảng 60-80% tổng lượng dòng chảy trong năm). Tháng cạn kiệt nguồn nước nhất xảy ra vào tháng 2, tháng 3 hằng năm (lượng dòng chảy chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy cả năm), ở thời gian này tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng núi cao.

Sông ngòi ở Lai Châu có nhiều thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy lớn nên tiềm năng thủy điện rất lớn.

Dòng chảy phân phối không đều trong năm. Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, tháng 10 trùng với mùa mưa. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 70% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

a. Nhiệt độ

Bảng 2. 1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm

TT Trạm Nhiệt độ (ºC)2

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 BQ năm 1 Lai Châu 17,3 18,8 21,9 24,8 26,4 26,6 26,4 26,6 26,0 23,8 20,5 17,3 23,0 2 Mường Tè 16,8 18,3 21,0 24,0 25,8 26,3 26,1 26,2 25,4 23,5 20,1 17,1 22,6 3 Sìn Hồ 10,1 11,9 15,4 17,9 19,3 19,9 19,8 19,8 18,5 16,3 12,9 10,0 16,0

Nguồn: Báo cáo NCKT

Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,5ºC với tổng nhiệt năm 8.400ºC nhưng có sự phân hoá khá rõ rệt giữa các vùng của tỉnh: Vùng thấp ở độ cao dưới 300m có nền nhiệt tương đối cao (nhiệt độ trung bình năm khoảng 23ºC với tổng nhiệt năm 8.400ºC); vùng có độ cao trung bình từ 300 – 800m, nhiệt độ ở đây đã giảm khoảng 2 – 3ºC; vùng có độ cao trên 1.500m, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 16ºC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 4.300ºC.

Lai Châu là khu vực chịu ảnh hưởng chính của gió Tây và Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Ở các thung lũng, tốc độ gió giảm đáng kể so với các khu vực cao, ít bị chắn bởi địa hình.

Theo báo cáo (2016) “Kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) cho Việt Nam” của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, dự báo trong tương lai, khu vực Bắc Bộ nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng sẽ bị tác động bởi BĐKH. Cụ thể, theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào đầu thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 0,6 - 0,8ºC; vào giữa thế kỷ có mức tăng 1,3 - 1,7ºC, trong đó khu vực Bắc Bộ (Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ) có mức tăng 1,6 - 1,7ºC; và đến cuối thế kỷ có mức tăng 1,9 - 2,4ºC ở phía Bắc. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào đầu thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 0,8 - 1,1ºC, vào giữa thế kỷ có mức tăng 1,8 - 2,3ºC, trong đó, tăng 2,0 - 2,3ºC ở khu vực phía Bắc và đến cuối thế kỷ có mức tăng 3,3 - 4,0ºC ở phía Bắc.

Nhiệt độ thấp nhất trung bình và cao nhất trung bình ở cả hai kịch bản đều có xu thế tăng rõ rệt.

b. Lượng mưa

Bảng 2. 2. Lượng mưa trung bình tháng và năm

TT Trạm Nhiệt độ (ºC)2

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 BQ

năm 1 Pa Thắng 37,5 43,0 48,7 144,1 314,2 596,0 717,0 584,0 285,8 204,7 122,8 43,2 3.140,7 2 Nhù Cả 27,6 23,3 77,7 133,2 275,6 563,1 756,9 447,5 208,6 125,0 69,9 40,1 2.748,3 3 Tà Tổng 30,4 35,0 51,1 115,7 261,6 462,5 607,9 489,2 222,1 131,5 72,6 33,5 2.513,1 4 Mường

Tè (KH) 27,7 29,5 48,9 122,7 257,7 479,2 612,4 446,9 191,2 113,1 66,9 34,1 2.430,2 5 Mường

Tè (TV) 26,7 34,9 48,3 115,0 238,0 398,8 455,7 369,0 193,2 111,1 72,7 30,7 2.094,2 6 Ma Ký 20,5 46,0 73,9 103,8 231,1 431,4 533,2 428,1 206,5 122,9 77,0 33,2 2.307,7 7 Đoàn Kết 35,1 16,2 38,3 135,3 233,9 414,0 359,4 405,6 191,9 152,7 67,4 33,1 2.082,9 8 Mường

Mô 31,1 37,5 63,9 144,2 284,2 427,0 476,2 392,2 142,5 104,3 53,6 36,8 2.193,6

Nguồn: Báo cáo NCKT

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 2.100 mm đến trên 3.100 mm, trung bình từ 2.500 – 2.700 mm. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, mưa lớn tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm và lượng mưa cũng không đều giữa các khu vực của tỉnh.

c. Giờ nắng

Bảng 2. 3. Đặc điểm nằng tại khu vực tỉnh Lai Châu

Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Số giờ nắng TB

tháng 159 165 199 200 200 145 140 145 171 172 151 155

Cường độ bức

xạ (kW/m2) 0,57 0,62 0,67 0,7 0,96 0,96 1,08 1,07 0,88 0,75 0,61 0,56 Tổng xạ TB

ngày

(kWh/m2/ngày)

2,94 3,66 4,92 4,66 5,01 4,63 4,87 5,01 5,02 4,17 3,07 2,81

Tổng xạ TB tháng

(kWh/m2/tháng)

91,05 102,4 132,9 139,8 155,3 138,8 151,0 155,3 150,0 129,3 91,96 87,07

Nguồn: Báo cáo NCKT

Lai Châu là tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc, là vùng có thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10. Các tháng 6, tháng 7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày. Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ngày).

Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 - 4,9 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình

cả năm đạt từ 1.800 - 2.100 giờ nắng. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất bức xạ cho sản xuất điện mặt trời là vào tháng 2 đến tháng 10.

d. Sức gió

Lai Châu nằm trong vùng mức 5 (khu vực có tốc độ gió < 4m/s), với mức 5 này thì khai thác và sử dụng năng lƣợng gió chƣa có hiệu quả với công nghệ hiện nay. Tại các vùng có độ cao dưới 1.000m tốc độ gió trung bình năm khoảng 2 - 3 m/s. Các vùng núi thấp phía Tây Bắc sông Đà đến các vùng biên giới Tây Bắc có tốc độ gió yếu, tốc độ trung bình < 2 m/s. Trên các núi cao tốc độ gió khá lớn, ở độ cao > 1.400 - 1.500 m của dãy Hoàng Liên Sơn tốc độ gió trung bình năm > 4 m/s.

e. Độ ẩm

Độ ẩm trong khu vực tương đối thấp so với nhiều vùng khác: Trung bình năm vào khoảng 81 - 85 %. Thời gian ẩm nhất trong năm là các tháng giữa mùa mưa (tháng 6 đến 9), trong đó tháng 8 thường là tháng có độ ẩm cực đại. Độ ẩm trung bình tháng này lên tới 88 - 90 %. Khô nhất là tháng 1 và 2 trong đó tháng 2 thường là tháng cực tiểu của độ ẩm trong biến trình năm.

Bảng 2. 4. Đặc trưng độ ẩm các huyện vùng

Đặc trưng Mường Tè Nậm Nhùn Sìn Hồ

Độ ẩm trung bình năm (%) 2801 2632 1966

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 128 164 137

Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 594 544 413

Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 27 25 24

Nguồn: Báo cáo NCKT

f. Những hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác

Sương mù là hiện tượng thời tiết hay gặp ở Lai Châu, song phân bố không đều, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa phương. Huyện Sìn Hồ, đèo Ô Quý Hồ có rất nhiều sương mù, tới 83-93 ngày/ năm. Sương mù ở Lai Châu thường là sương mù bức xạ, sẽ tan nhanh khi mặt trời lên cao. Sương mù dày và kéo dài sẽ gây cản trở cho các hoạt động giao thông vận tải. Ngược lại với sương mù, sương muối hầu như năm nào cũng xuất hiện ở những vùng núi cao trên 1.000m (trên dưới 1 ngày/

năm), chỉ những vùng thấp dưới 300m mới không có sương muối.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(521 trang)