Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 906.878,87 ha chiếm 2,73% tổng diện tích Việt Nam. Trong đó đất nông nghiệp khoảng 526.533,58 ha, chiếm 58,06% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp khoảng 33.678,68 ha, chiếm 3,71% diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng khoảng 346.666,91 ha, chiếm 38,23% diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên đất có các loại đất chính sau:

- Đất Feranit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

- Đất nâu đỏ hên đá vôi (Fv); Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích; Đất Feranit mùn vàng trên đá cát (FHq); Đất phù sa ngòi suối (P): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ, .. .Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả.

- Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích họp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất, như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê... có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.

*Tài nguyên nước

Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thủy điện Huổi Quảng 560MW, thủy điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.Tài nguyên nước là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:

+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3/s.

+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3/s.

+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3/s.

Ngoài các sông lớn kể trên, trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn có nhiều sông suối khác như: Nậm Cúm, Nậm Phìn Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm, Nậm Ban, Nậm Cuối. Các sông suối này có lưu lượng dòng chảy thấp, trung bình từ 10-30l/s.

Nhìn chung, nguồn nước mặt của tỉnh Lai Châu khá phong phú về mùa mưa nhưng cạn kiệt vào mùa khô, nhất là những khu vực thượng nguồn các con sông.

Các tháng có dòng chảy lớn nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (lượng dòng chảy chiếm khoảng 60-80% tổng lượng dòng chảy trong năm). Tháng cạn kiệt nguồn nước nhất xảy ra vào tháng 2, tháng 3 hằng năm (lượng dòng chảy chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy cả năm), ở thời gian này tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng núi cao. Sông ngòi ở Lai Châu có nhiều thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy lớn nên tiềm năng thủy điện rất lớn.

- Nước ngầm:Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Lai Châu tồn tại chủ yếu trong các kẽ nứt của đá được hình thành do đá bị phong hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất trữ vào kẽ nứt trên bề mặt các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã xuất lộ ra ngoài tạo thành dòng chảy (mó nước). Nguồn nước ngầm này thường thấy ở nhiều địa bàn như Thành Phố Lai Châu, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè…

*Tài nguyên rng

Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu… các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bò tót, vượn, hổ, công, gấu…

- Tổng diện tích trồng rừng mới năm 2019 đạt 1.378ha, trong đó: Quế 1.171ha; sơn tra 207ha. Ngoài ra đã thực hiện trồng mới được 888,53ha mắc ca.

- Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 49,6%; diện tích rừng hiện có là 461.653 ha, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 429.221ha (rừng đặc dụng 28.327 ha; rừng phòng hộ 248.464 ha; rừng sản xuất 152.429 ha); diện tích rừng trồng 19.396 ha;

cây cao su 13.035 ha.

- Tổng diện tích cây Mắc Ca hiện có trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2.704 ha;

Tổng diện tích Quế 6.356 ha; Tổng diện tích cây Sơn Tra 1.970 ha.

Lai Châu có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp rất lớn, đất đai phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo ra các vùng rừng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao.

*Tài nguyên khoáng sn

Khoáng sản Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương nhưng trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. Một số loại có quy mô, trữ lượng khá như sau:

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đây là loại khoáng sản không thể thiếu và rất quan trọng trong các công trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo vẻ đẹp mới đô thị. Loại khoáng sản này có tại hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Ngoài ra Lai Châu còn có đá phiến, đá vôi xi măng, cuội kết vôi, đá granit và một số loại đá xẻ khác…

- Đối với đá phiến có tiềm năng, trữ lượng và tài nguyên dự báo (TNDB) cấp C1 + C2 + C3 = 14,2 triệu m3 đá phiến, các sản phẩm từ loại đá này được dùng làm đá lợp, đá ốp lát, đá phục vụ cho mỹ nghệ, trang trí được thị trường trong và ngoài nước sử dụng.

- Đá vôi xi măng tập trung tại hai huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, TNDB P2 hàng trăm triệu tấn. Sét xi măng tập trung trung tại huyện Tam Đường TNDB P2 trên 20 triệu tấn.

- Cuội kết vôi thuộc hệ tầng Yên Châu, lớp cuội kéo dài 50 km, dày 2m dễ cưa, cắt.

- Nhiên liệu khoáng: Đã phát hiện hai điểm khoáng sản gồm than đá Nậm Than và Huổi Lá, hai điểm này có quy mô nhỏ, chất lượng than thuộc loại trung bình.

- Khoáng sản kim loại: Gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molypden, đất hiếm; trong đó triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng, đồng. Lai Châu còn có tiềm năng đất hiếm lớn nhất ở nước; hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 03 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng và TNDB được tính là trên 21 triệu tấn TR2O3.

- Hiện đã ghi nhận 15 điểm quặng vàng, trong đó 01 điểm được đầu tư đánh giá và một điểm đang điều tra thăm dò.

- Đồng: Có 07 điểm quặng đồng trên diện tích của tỉnh, trong đó 03 điểm được điều tra đánh giá năm 2005.

- Sắt: Đã phát hiện và điều tra 03 điểm quặng, đa số có hàm lượng sắt thấp, quy mô nhỏ.

- Chì kẽm: Đã ghi nhận 04 điểm trên diện tích của tỉnh, trong đó có 01 điểm được đánh giá.

- Molybden trên diện tích của tỉnh đã ghi nhận một điểm quặng và đo vẽ địa chất ở tỉ lệ 1:50.000.

- Khoáng chất công nghiệp: Gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và TNDB quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF2.

- Nước khoáng nóng: Có tiềm năng lớn về nguồn nước khoáng, nước nóng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm trong đó có 07 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ >500C, còn lại là nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(521 trang)