CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình, địa mạo
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 450 km đường bộ.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai.
- Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La.
- Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
Lai Châu có 265,165km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, tiềm năng phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời, tỉnh Lai Châu cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nên Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Ta Leng cao 3.096 m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800m). Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400km, rộng từ 1 - 25km, cao 600 - 1.000m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25°, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng
có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp cao 1.700m…do địa hình dốc, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 10-20% tổng diện tích tự nhiên.
Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng châu thổ sông Hồng.
b. Đặc điểm địa hình, địa mạo và hình thái khu vực:
Khu vực địa hình Dự án đặc trưng kiến tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có nhiều địa đỉnh núi cao như đỉnh Pu Ta Leng cao 3.096m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800m). Giữa hai dãy núi núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400km, rộng từ 1 - 25km, cao 600 - 1.000m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25°, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp cao 1.700m…do địa hình dốc, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 10-20% tổng diện tích tự nhiên. Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng châu thổ sông Hồng.
Địa hình khu vực tuyến là núi cao bị phân cắt tạo thành các khe suối sâu.
Tuyến đường hiện tại chủ yếu men theo sườn núi nên có sườn dốc ngang tương đối dốc, sườn đồi chủ yếu là đồi trọc và một số rừng tái sinh nên bình diện tuyến nhiều đường cong có bán kính nhỏ và thay đổi hướng liên tục, tầm nhìn tuyến bị hạn chế, độ dốc dọc và dốc ngang rất lớn.
- Địa hình: tuyến thuộc khu vực vùng cao có địa hình đồi núi dốc ngang lớn, có thể chia làm hai dạng cơ bản sau:
+ Dạng 1: Tuyến bám theo các sườn đồi thoải và thung lũng nhỏ.
+ Dạng 2: Tuyến chạy qua các khu vực có độ dốc ngang lớn, địa hình có sườn dốc từ 50% - 90%.
- Địa hình núi cao và trung bình (>700m) có diện tích 100.108,61ha, chiếm 72,1% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã: Pú Đao, Nậm Manh, Hua Bum, Nậm Ban, Trung Chải, Nậm Pì.
- Địa hình núi thấp (<700m) có diện tích 37.936,33ha, chiếm 27,3% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Nậm Hàng, Mường Mô, Nậm Pì và thị trấn Nậm Nhùn.
- Địa hình thung lũng hẹp có diện tích 763,45ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các sông và suối nhỏ.
Ngoài ra, tại các khu vực tiểu Dự án riêng biệt cũng mang tính chất đặc trưng điển hình, các công trình dự kiến xây dựng dựa theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, địa hình khu vực được xác định chạy trên kiểu địa hình sau:
- Các bề mặt có nguồn gốc bóc mòn: Phát triển rộng rãi trong vùng, bao gồm các dạng bóc mòn chung, bóc mòn – xâm thực, rửa trôi bề mặt. Đặc điểm địa hình có đường chia nước răng cưa thoải hẹp, bề mặt sườn tương đối bằng phẳng, đôi chỗ có sườn nhấp nhô do các dòng chảy tạm thời phát triển mạnh chia cắt bề mặt sườn.
Trắc diện sườn lồi, lõm phức tạp. Bề mặt này được hình thành do có sự tham gia các quá trình bóc mòn, xâm thực là chính. Các sản phẩm phong hoá đưa xuống dưới chân sườn tạo nên các vạt gấu sườn tích. Các bề mặt này thường xảy ra hiện tượng trượt lở đất đá và hình thành các dạng lũ ống, lũ quét.
- Các bề mặt có nguồn gốc hỗn hợp: Chiếm diện tích không lớn, có đặc điểm đường chia nước thoải hẹp, nhiều chỗ dạng răng cưa sắc nhọn. Bề mặt sườn không phẳng, chiếm chủ yếu là trắc diện lồi. Độ dốc sườn thay đổi 20 – 400. Thành tạo bề mặt này do các quá trình bóc mòn, rửa trôi, xâm thực và trọng lực xảy ra đồng thời trên bề mặt sườn. Trên bề mặt phát triển nhiều rãnh xói, mương xói hiện đại, đôi
nơi xuất hiện các vách trượt lở. Mức độ phân cắt ngang, phân cắt sâu trung bình.
Trên các bề mặt này thường xảy ra trượt lở đất đá, đá đổ đá rơi và lũ ống, lũ quét.
- Các bề mặt địa hình karst: Có vách và sườn rất dốc, đỉnh có dạng tròn tủ điển hình, bề mặt sườn gần như thẳng đứng, mấp mô nhiều khe hẻm, hố sụt. Các đường chia nước có dạng răng cưa không liên tục. Trên bề mặt này gặp khá đầy đủ các yếu tố địa hình karst thông thường như trũng, hố sụt, phễu và các hang động karst, ở phần chân các vách karst thường có các tảng, khối tảng nằm dưới do quá trình đổ lở. Địa hình này thường xảy ra hiện tượng đổ lở tại các khu vực có vách, sườn dốc đứng.
- Các bề mặt có nguồn gốc tích tụ: Gồm bãi bồi, các bậc thềm sông – biển, sông – lũ và các tích tụ hỗn hợp khác ở các thung lũng giữa núi. Đặc điểm chung của các bề mặt này có địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng thoải và bị phân cắt bởi các dòng chảy hiện đại. Các bề mặt có nguồn gốc tích tụ chủ yếu xảy ra xói lở đường bờ.
c. Điều kiện địa chất, địa chấn và địa chất thuỷ văn
* Đặc điểm địa chất:
- Điều kiện địa chất động lực: các hiện tượng địa chất động lực trong khu vực chủ yếu là hiện tượng xâm thực bóc mòn bề mặt, xảy ra thường xuyên nhất về mùa mưa, các hiện tượng có thể ảnh hưởng bất lợi nhất đến công trình chủ yếu là sụt trượt xảy ra khi có tác nhân bên ngoài như đào bóc taluy mở đường. Ngoài ra các đoạn thiết kế tường chắn nằm ở những vùng địa hình trũng, mùa mưa nước dâng cao, tác động vào ta luy đường, gây ra hiện tượng sụt, trượt đất tại các vị trí thiết kế tường chắn.
- Vấn đề ổn định trượt: Do tuyến đi qua địa hình đồi đất xen kẹp đá trầm tích phong hóa mạnh, đá cát kết địa chất chủ yếu là đất á cát, á sét lẫn dăm sạn kết cấu tương đối đồng nhất.
- Địa chất: Tuyến đi qua chủ yếu bám theo sườn đồi, qua rừng tái sinh và có một số phân đoạn qua ruộng lúa nước một vụ, do vậy địa chất thay đổi theo từng phân đoạn. Đặc điểm địa chất: tuyến đường đi qua chủ yếu đất lẫn dăm sỏi sạn, đá xít phong hoá, đá tảng, đá cát kết mồ côi rời rạc và liền khối.
- Công tác khảo sát địa chất: quan sát các vết lộ địa chất sau đó tiến hành đào các hố đào địa chất. Địa tầng, địa chất dọc tuyến thay đổi liên tục song nhìn chung ở các dạng cơ bản sau:
+ Dạng địa tầng 1: Lớp 1: đất cấp 2 dày trung bình 0,3m; Lớp 2: đất cấp 3 dày 2,0-2,5m; Lớp 3: Đá cấp 4.
+ Dạng địa tầng 2: Lớp 1: đất cấp 2 dày trung bình 0,3m; Lớp 2: đất cấp 3 dày 1,0-1,5m; Lớp 3: đất cấp 4 dày 4,0-4,5m; Lớp 4: Đá cấp 4
Tóm lại, địa chất trong vùng xây dựng công trình nhìn chung ổn định.
Ngoài ra, căn cứ vào tài liệu thu thập địa chất bằng phương pháp đo vẽ địa chất vết lộ kết hợp với khoan thăm dò lấy mẫu thí nghiệm địa tầng địa chất trên tuyến bao gồm các lớp đất đá được đánh giá như sau:
1. Lớp (1b): Bùn ruộng, bùn ao màu nâu đen. Lớp này có diện phân bố nhỏ hẹp trong các ao, ruộng lúa nước, lớp nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên. Đây là lớp đất yếu sức chịu tải qui ước R’ < 1KG/cm2 vì vậy cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Diện phân bố của lớp (1b) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
2. Lớp (2a): Đất mặt đường lầy lội, sét pha màu nâu, nâu đen lẫn sỏi sạn trạng thái dẻo mềm – dẻo chảy, đất cấp II. Đây là lớp đất yếu, không đồng nhất kém ổn định diện phân nằm ngay trên bề mặt đường cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Diện phân bố của lớp (2a) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
Trong lớp (2a) mẫu thí nghiệm 02 mẫu, cho các chỉ tiêu có giá trị trung bình như sau:
stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB
1 Khối l-ợng thể tích tự nhiên W g/cm3 1,65
2 Khối l-ợng thể tích khô c g/cm3 1,45
3 §é Èm W % 31,3
4 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 39,7
5 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 26,2
6 Chỉ số dẻo Ip % 13,50
7 Độ sệt B 0,38
8 Góc ma sát trong Độ 11,70
9 Lùc dÝnh C KG/cm2 0,20
10 Sức chịu tải qui -ớc R' KG/cm2 1,26
3. Lớp (2s): Đất sụt - thành phần là sét pha màu nâu vàng lẫn dăm sạn sỏi hoặc đất dăm sạn mảnh vụn phong hóa cứng kết cấu tự nhiên bị phá vỡ - đất cấp II. Đây là lớp không đồng nhất kém ổn định lớp nằm trên bề mặt địa hình tự nhiên tại các vị trí sụt trên tuyến cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Diện phân bố của lớp (2s) thể hiện chi tiết trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
4. Lớp (2): Đất phủ hữu cơ thành phần là sét pha màu nâu đen lẫn vật chất hữu cơ kết cấu kém chặt hoặc sét pha màu nâu, nâu đen lẫn dăm sạn kết cấu xốp rỗng (đất san ủi đường cũ + đất san lấp) hoặc cát pha sét trạng thái dẻo mềm- dẻo chảy - đất cấp II.
Đây là lớp đất không đồng nhất kém ổn định diện phân bố rộng, nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Diện phân bố của lớp (2) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
5. Lớp (3): Đất sườn tích, tàn tích thành phần là sét, sét pha pha màu nâu vàng, lẫn dăm sạn sỏi, trạng thái dẻo cứng -:- nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp có diện phân bố rộng thường nằm dưới lớp (2) và (2s) hoặc nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên. Khi còn ở trạng thái tự nhiên và không bị ngấm nước chúng khá ổn định nhưng khi bị phá vỡ kết cấu tự nhiên chúng trở nên thiếu ổn định xốp nhẹ liên kết kém và phá huỷ gây sụt trượt. Lớp (3) là lớp có sức chịu tải trung bình - đất cấp III.
Diện phân bố của lớp (3) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
Trong lớp (3) mẫu thí nghiệm 06 mẫu, cho các chỉ tiêu có giá trị trung bình như sau:
stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB
1 Khối l-ợng thể tích tự nhiên W g/cm3 1,80
2 Khối l-ợng thể tích khô c g/cm3 1,42
3 §é Èm W % 27,3
4 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 37,70
5 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 25,10
6 Chỉ số dẻo Ip % 12,6
7 Độ sệt B 0,2
8 Góc ma sát trong Độ 14,5
9 Lùc dÝnh C KG/cm2 0,30
10 Sức chịu tải qui -ớc R' KG/cm2 1,8
6. Lớp (4c): Đất bồi tích lũ tích, thành phần là cát cuội sỏi lẫn đất lẫn ít đất bồi lắng lòng suối, lớp sắp xếp hỗn độn, độ mài tròn chọn lọc kém, đất cấp IV.
Diện phân bố của lớp (4c) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
7. Lớp (4): Đất sườn tích, tàn tích thành phần là sét pha màu nâu vàng lẫn dăm sạn sỏi và đá tảng, trạng thái nửa cứng – dẻo cứng, kết cấu chặt vừa, hoặc đất dăm sạn mảnh vụn phong hóa cứng. Lớp có diện phân bố rộng thường nằm dưới lớp (2), (2s), (3c) và lớp (3) hoặc nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên. Đất cấp IV
Diện phân bố của lớp (4) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
Trong lớp (4) mẫu thí nghiệm 06 mẫu, cho các chỉ tiêu có giá trị trung bình như sau:
stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB
1 Khối l-ợng thể tích tự nhiên W g/cm3 1,81
2 Khối l-ợng thể tích khô c g/cm3 1,43
3 §é Èm W % 26,1
4 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 39,0
5 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 25,2
6 Chỉ số dẻo Ip % 13,7
7 Độ sệt B 0,06
8 Góc ma sát trong Độ 20,4
9 Lùc dÝnh C KG/cm2 0,4
10 Sức chịu tải qui -ớc R' KG/cm2 2,96
8. Lớp(IV): Đá phiến, phiến sét, cát bột kết, phiến xerixit màu nâu, mức độ phong hoá nứt nẻ mạnh - đá cấp IV. Diện phân bố của lớp được thông qua các vết lộ địa chất trên tuyến, là lớp có khả năng chịu lực ổn định cho xây dựng đường và công trình.
Diện phân bố của lớp (IV) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
9. Lớp (III): Đá vôi mức độ phong hóa nứt nẻ trung bình, đá cấp III.
Diện phân bố của lớp (III) được thể hiện trên trắc dọc và trắc ngang địa chất tuyến.
* Các điều kiện địa chất động lực công trình
Các hiện tượng địa chất động lực trong khu vực chủ yếu là hiện tượng xói, bào mòn bề mặt xảy ra thường xuyên nhất là về mùa mưa, các hiện tượng có thể ảnh hưởng bất lợi đến công trình chủ yếu là sụt trượt.
- Hiện tượng sụt, trượt: Khu vực khảo sát nằm trong vùng đồi núi cao, phân cắt mạnh, lượng mưa khá lớn, tập trung. Tại các đoạn tuyến đào, trong và sau khi thi công xây dựng công trình sẽ xuất hiện và phát triển hiện tượng sạt lở, sụt trượt đặc biệt vào mùa mưa lũ.
- Hiện tượng xâm thực, bóc mòn: Là hiện tượng phát triển, đặc trưng của khu vực đồi núi cao. Ngay trong và sau khi thi công các đoạn nền đào, hiện tượng này kích thích phát triển vào mùa mưa lũ, lượng mưa lớn và tập trung.
- Hiện tượng phong hóa: Là hiện tượng ĐCCT động lực có qui mô phát triển rộng, chiều sâu phong hoá đá gốc có thể đạt tới hàng chục mét, kết quả của quá trình phong hoá diễn ra lâu dài đã thành tạo lớp vỏ phong hoá thường gặp cấu trúc từ mịn đến thô (từ thành tạo đất sét, sét pha lẫn dăm sạn chuyển tiếp đến đất dăm