5.3.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng:
- Nước thải sinh hoạt (của cán bộ công nhân viên) phát sinh tối đa:
2,4m3/ngày. Đêm. Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.
b) Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Nước thải sinh hoạt (của cán bộ công nhân viên) phát sinh tối đa: 8m3/ngày.
Đêm. Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.
- Nước thải thi công với thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,…, bao gồm:
+ Nước thải từ hoạt động rửa xe: khoảng 2,4m3/ngày
+ Nước thải từ trạm trộn bê tông: khoảng 20,48 m3/ngày đêm.
- Nước mưa chảy tràn trên công trường thi công phát sinh với lưu lượng khoảng 5,2 m3/toàn tuyến dự án/trận mưa lớn nhất. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát, cành lá cây,…
c) Trong giai đoạn vận hành: không phát sinh.
5.3.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:
Hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thi công các hạng mục công trình, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công, đất thải, đá thải, phế thải và hoạt động tại các trạm trộn bê tông xi măng phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải. Thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, VOC,...
b) Trong giai đoạn vận hành:
Hoạt động của phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến phát sinh chủ yếu là bụi, khí thải. Thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, VOC,...
5.3.3. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:
- Hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng phát sinh chất thải rắn thông thường với tổng khối lượng khoảng 8,2 tấn gỗ. Thành phần chủ yếu là chất thải thực bì, cây gỗ, cây cỏ, cành lá, rễ,...
- Hoạt động phá dỡ các công trình vật kiến trúc phục vụ thi công phát sinh phế thải với tổng khối lượng khoảng 1.388,2 m3. Thành phần chủ yếu là đất, đá, gạch, ngói, bê tông, phế liệu,...
- Hoạt động đào, đắp phát sinh đất, đá thừa, bentonite với tổng khối lượng khoảng 19.574,9 m3. Thành phần chủ yếu là đất đá thải, bentonite...
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng khoảng 40 kg/ngày/công trường thi công. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, rau củ, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, giấy báo,…
b) Trong giai đoạn vận hành:
Hoạt động bảo trì, vận hành các công trình phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 2÷3 m3/đợt bảo dưỡng. Thành phần chủ yếu là bê tông, cọc tiêu hỏng,...
5.3.4. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:
Hoạt động văn phòng và hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 25 kg/tháng/công trường thi công. Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, pin thải, hộp mực in thải,...
b) Trong giai đoạn vận hành:
Hoạt động vận hành, bảo trì các công trình và hệ thống an toàn giao thông trên tuyến phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 3 kg/đợt bảo dưỡng.
Thành phần chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, sơn thừa,…
5.3.5. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của tiếng ồn và độ rung a) Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng và xây dựng:
Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải phát sinh tiếng ồn và rung chấn, có khả năng ảnh hưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân, khu dân cư nằm dọc hai bên tuyến với khoảng cách từ 30 m÷150 m.
b) Trong giai đoạn vận hành:
Hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông trên các tuyến phát sinh tiếng ồn có khả năng ảnh hưởng tới một số khu dân cư nằm dọc hai bên tuyến ở khoảng cách từ 10 m ÷ 30 m tính từ phạm vi đất dành cho đường bộ.
5.3.6. Các tác động khác
- Dự án chiếm dụng và có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khoảng hơn 100ha đất. Hoạt động chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án làm suy giảm diện tích trồng lúa, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, tâm lý, đời sống, thu nhập, việc làm, hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh kế của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.
- Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải ảnh hưởng tới đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động giao thông đường bộ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khu vực Dự án và có nguy cơ xảy ra sự cố úng ngập, cản trở tiêu thoát lũ, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…
- Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội khu vực Dự án.