CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.4. Hiện trạng chung về các công trình giao thông, công trình thủy lợi
* Hiện trạng về giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016-2020 đã có những bước phát triển tích cực (cả về số lượng, chất lượng), phủ kín từ trung tâm tỉnh, huyện đến các xã, bản, các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đáp ứng được cơ bản nhu cầu thiết yếu của nhân dân, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Hệ thống đường giao thông nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong toàn bộ mạng lưới giao thông của tỉnh, đóng vai trò quan trọng kết nối đến các xã, thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Các tuyến đường huyện có chiều dài là 934,72 km;trong đó mặt đường đá láng nhựa là 661,7 km, chiếm 70,6%; mặt đường bê tông xi măng dài 107,6 km, chiếm 11,5%; mặt đường cấp phối là 92,3 km, chiếm 9,9%; còn lại 74,8 km đường đất, chiếm 8,0%. Đánh giá chất lượng mặt đường, cứng hóa 92%; còn lại 8,0% là mặt đường đất.
Các tuyến đường xã, thôn bản có chiều dài là 1987,84 km, trong đó đã cứng hóa được 992,6 Km chiếm 55%. Còn lại 45% với chiều dài 893,7 km là đất mặt đường xấu.
Stt Tên huyện/
Thành phố
Chiều dài (Km)
Kết cấu mặt đường Đánh giá mặt
đường theo tỷ lệ Bê
tông nhựa
Bê tông xi măng
Láng nhựa/
Cacbon cor
Cấp
phối Đất Cứng hóa
Đất + CP
1 Thành phố
Lai Châu - - - - - -
2 Huyện
Mường Tè 311,43 - 51,7 6,2 23,2 230,4 26% 74%
3 Huyện
Nậm Nhùn 297,95 - 34,4 25,2 - 238,4 20% 80%
4 Huyện Sìn
Hồ 508,92 - 134,9 110,7 57,1 206,3 59% 51%
5 Huyện
Phong Thổ 324,18 - 190,5 7,4 - 126,3 61% 39%
6 Huyện Tam
Đường 258,21 200,09 18,48 39,64 84,65% 15,35%
7 Huyện Tân
Uyên 136,43 - 41,8 45,2 11,1 38,4 72% 28%
8 Huyện
Than Uyên 219,12 - 155,6 37,4 2,8 23,3 89% 11%
Tổng cộng 1.987,84 - 735,9 256,7 101,5 893,7 55% 45%
Tỷ lệ % 100% 0,0% 37,0% 12,9% 5,1% 45,0% 55% 45%
Hệ thống đường thôn bản, đường dân sinh nói chung còn rất lạc hậu, nền, mặt đường nhỏ, hẹp, các công trình trên tuyến còn tạm thời, đường chưa vào cấp, kết cấu mặt đường chủ yếu vẫn là mặt đường đất.
Với 8,0% mặt đường xấu thuộc các tuyến đường huyện và 45% thuộc tuyến đường xã, thôn bản là mặt đường cấp phối hoặc đường đất,điều kiện đi lại ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết. Do vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nghèo càng khó khăn hơn nếu như không được đầu tư nâng cấp đường giao thông (nhằm hỗ trợ nhân dân dễ dàng tiếp cận sản phẩm thương mại, thị trường, trường học, dịch vụ y tế và các cơ hội nâng cao thu nhập).
Đặc biệt, nhu cầu nâng cấp hệ thống đường giao thông cấp xã là rất cao. Hệ thống đường giao thông huyện, xã hiện có được đánh giá là đang ở trong tình trạng xấu. Ở khu vực nông thôn, đường cấp xã đóng vai trò rất quan trọng cho việc kết nối các xã, kết nối khu vực sản xuất tới các thị trường tiêu thụ và ngược lại. Phát triển/cải tạo đường cấp xã giúp tiết kiệm thời gian, góp phần giảm đầu tư vào nông nghiệp và tăng lợi nhuận ròng cho nông sản. Hơn nữa, hệ thống đường cấp xã sẽ giúp cải thiện các điều kiện xã hội, do địa hình miền núi nên sự phân bổ về dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các bản làng với trung tâm xã rất xa, có những bản nằm cách trung tâm xã từ 20-30 Km đường núi. Việc nâng cấp các đường xã còn giảm thiểu thời gian để đi tới trường học và các cơ sở y tế, góp phần nâng cao các chỉ số xã hội hiện còn thấp.
* Hiện trạng về thủy lợi
Hạ tầng thủy lợi: Đến nay toàn tỉnh có 980 công trình (tăng 21 công trình so với năm trước trong đó: Xây mới 05 công trình; Rà soát danh mục công trình tăng 16 công trình ), trong đó có: 06 hồ chứa, 974 công trình tưới tự chảy. Công ty thủy nông tỉnh quản lý 95 công trình, các công trình còn lại do các huyện, thành phố quản lý. Hiện trạng cụ thể như sau:
- Số công trình hoạt động tốt: 592 công trình (tăng 31 công trình so với năm trước) chiếm 69,8%.
- Số công trình hoạt động trung bình: 217 công trình (giảm 15 công trình so với năm trước) chiếm 25,6%.
- Số công trình hoạt động kém: 39 công trình (tăng 14 công trình so với năm trước) chiếm 4,6%.
- Số công trình không hoạt động: 0 công trình.
- Số công trình chưa kiên cố (công trình tạm) không đánh giá là: 132 công trình.
- Tổng chiều dài kênh mương là: 2.130 km (tăng 53km kênh so với năm trước) trong đó có 1.641 km kiên cố, 489 km kênh tạm.
+ Tổng diện tích được đảm bảo tưới tiêu, cấp nước từ công trình thủy lợi là 26.584 ha (tăng 527 ha so với năm trước), trong đó: 17.893 ha lúa mùa, 6.778 ha lúa chiêm xuân, 1.341 ha rau màu, 47 ha cây ăn quả và 525 ha thủy sản).
* Hiện trạng về các công trình phòng chống thiên tai a) Các công trình phòng tránh sạt lở bờ:
Một số công trình kè có quy mô lớn để chống sạt lở bờ sông, suối đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh như kè suối Nậm So, Nậm Na, Nậm Bum, Nậm Bốn, Nậm Pe, Hoàng Hồ. Các công trình này không những phát huy hiệu quả phòng tránh thiên tai xảy ra mà còn tạo cảnh quan cho khu vực dự án.
b) Các công trình tiêu, thoát lũ:
Công trình chống và tiêu thoát lũ cho thành phố Lai Châu gồm hệ thống hồ chứa Thủy Sơn (Hồ thượng và hồ hạ) và kênh thoát lũ cho Thành Phố Lai Châu.
Các dự án này đã hoàn thành và đã phát huy tác dụng.
c) Các công trình cảnh báo lũ:
Việc nghiên cứu các công trình cảnh báo lũ đã được đặt ra từ khá lâu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa có công trình cảnh báo lũ và lũ quét. Do đặc điểm địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, phần lớn diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Nậm Mu và sông Nậm Na, mật độ sông suối khá dày với độ dốc lớn, nhiều thác và ghềnh nên dạng thiên tai gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội là lũ quét, lũ ống và sạt lở đất.
2.1.2.2. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực
Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án bao gồm: (1) Dự án sẽ cắt qua các khu dân cư tập trung rải rác; (2) Cắt qua khu vực đất trồng lúa 2 vụ; (3) Đi qua khu vực chiếm dụng đất rừng sản xuất.
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án