3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển
3.1.2. Dự báo các rủi ro sự cố trong quá trình xây dựng
Thi công các tuyến đường: các tuyến đường được thi công dựa trên nền tuyến kè hiện hữu do vậy khi thi công chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giao thông (cả thủy và bộ) đi lại của người dân lưu thông. Tuy rằng theo kết quả khảo sát, thì mật độ tham gia giao thông trung bình, tuy nhiên cần có các giải pháp thi công phù hợp để tránh ảnh hưởng tới giao thông.
Trong quá trình thi công xây dựng, lượng nguyên vật liệu và máy, thiết bị được chuyên chở đến công trình rất lớn. Lượt xe ra vào công trình rất lớn nên có khả năng xảy ra ách tắc giao thông hoặc tai nạn trên tuyến đường thi công và tuyến đường qua các khu vực quanh khu vực dự án.. Tuyến đường thi công sẽ qua nhiều đoạn địa hình, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình giải phóng mặt bằng, mở đường công vụ phục vụ thi công là rất lớn. Vì vậy chủ dự án sẽ yêu cầu
nhà thầu lập biện pháp thi công trình chủ dự án phê duyệt trước khi vào thi công.
Sử dụng các biện báo nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình thi công.
Thi công các tuyến đường: tuyến kè được thi công hoàn toàn ngoài biển, do đó sẽ không ảnh hưởng đến giao thông bộ, căn cứ vào khối lượng thi công đường biển cho thấy tác động đến giao thông đường thủy và bộ là nhỏ
e) Sự cố cháy nổ
Trong quá trình thi công, xe cộ, máy móc, thiết bị sẽ phải sử dụng nguồn nhiên liệu là xăng, dầu DO, Các nhiên liệu này được dự trữ trong các thùng chứa và để trong kho chứa, Nếu các công nhân vận hành máy móc không đúng kỹ thuật, bất cẩn trong việc dùng lửa sẽ gây cháy nổ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản chung của công trình.
Quá trình thi công, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm,,,) thì khả năng gây cháy là rất lớn.
Một khi sự cố cháy nổ xuất hiện, tác động đến môi trường là rất lớn, bao gồm:
- Gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản,
- Môi trường không khí bị ô nhiễm do các sản phẩm cháy,
- Ô nhiễm môi trường nước do lượng nước chữa cháy hòa tan các chất độc.
- Ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của các đối tượng tiêu thụ điện.
f) Sự cố về điện
Những sự cố như điện giật có thể xảy khi làm việc với các máy móc thiết bị thi công đặc biệt rất dễ xảy ra khi môi trường thi công lầy lội, ẩm ướt. Các tai nạn điện giật có khả năng gây tử vong cho công nhân và người đi lại.
Hầu hết các nguyên nhân của các tai nạn và sự cố làý thức chấp hành an toàn của công nhân không cao. Thiếu thiết bị bảo hộ lao động và điều kiện làm việc không an toàn là nguyên nhân gián tiếp của tai nạn và sự cố. Hậu quả của các tai nạn này có thể dẫn đến phá hoại tài sản, thiệt hại thiết bị, tổn thương trực tiếp ảnh hưởngđến sức khỏe và đời sống của công nhân, từ đó kéo theo các hệ quả khác cho gia đình. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cần phải có biện pháp mạnh mẽ, đòi hỏi công nhân phải tuân thủ một cách chính xác và thực hiệnđầy đủ cácquy định, biện pháp bảo hộ trong suốt quá trình thi công.
* Giảm thiểu tác động có liên quan tới chất thải
Nguyên tắc chung: Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc kiểm soát tác động đến môi trường trong khu vực thưc hiện dự án, các biện pháp giảm thiểu đưa ra dựa
trên các nguyên tắc thực hiện như sau:
- Vật liệu xây dựng bền vững: Lựa chọn vật liệu xây dựng bền vững sẽ rất quan trọng trong việc đảm bảo DA hoạt động bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phù hợp điều kiện tự nhiên của khu vực DA, chẳng hạn như tất cả vật liệu làm kè bờ sông được tái sử dụng từ đất đào của dự án, các tấm lót sử dụng là nilon tái chế, ưu tiên sử dụng vật liệu không nung trong công trình tuyến đường, Đặc biệt, phên tràm được sử dụng trong hạng mục các tuyến đường vừa thân thiện với môi trường, vừa tránh việc vận chuyển, gây ô nhiễm môi trường.
- Các biển báo an toàn trong quá trình thi công và vận hành DA đã được xem xét đưa vào trong quá trình thiết kế chi tiết của DA.
- Các giải pháp đưa trên quan điểm tập trung cao cho phòng ngừa và giảm thiểu tác động tới môi trường hơn là xử lý các sự cố môi trường;
- Các yêu cầu thực hiện giải pháp giảm thiểu cần phải được đưa vào hồ sơ mời thầu xây dựng và các điều khoản bắt buộc trong các hợp đồng thi công công trình;
- Triển khai các phương án thiết kế cho các hạng mục thi công sớm để sớm được tham vấn người dân và các bên liên quan để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm từ các dự án tương tự đã được thực hiện trong địa bàn khu vực xây dựng dự án.
- Trên cơ sở các giải pháp đề xuất, nhà thầu thi công sẽ phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường phù hợp với quy mô, phạm vi, nội dung công việc và yêu cầu thực tế trên hiện trường, kế hoạch quản lý môi trường hiện trường sẽ được Chủ dự án và tư vấn giám sát thực hiện phê duyệt trước khi thực hiện các nội dung công việc khác;
- Dựa trên yêu cầu thực tế và phân tích rủi ro về môi trường, nhà thầu cũng sẽ phải xây dựng các kế hoạch ứng phó với từng loại rủi ro môi trường để đảm bảo đủ năng lực phản ứng tốt với các sự cố môi trường trong quá trình thi công;
- Công khai, minh bạch các thông tin về môi trường và xã hội đối với cộng đồng địa phương để thúc đẩy cơ chế giám sát cộng đồng, Trong quá trình thi công sẽ thuê các đơn vị giám sát, để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các yêu cầu theo các qui định hiện hành của pháp luật.
Các biện pháp kiểm soát môi trường trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án như sau:
a) Các biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
Các biện pháp sau đây sẽ được Chủ đầu tư áp dụng để giảm thiểu tác động
của bụi, tiếng ồn và độ rung:
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về bụi, khí thải, ồn và rung,
+ Nhà thầu sẽ đảm bảo việc phát thải bụi được giảm thiểu và thực hiện một kế hoạch kiểm soát bụi để duy trì môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu tác động đến khu vực dân cư/đất ở xung quanh.
+ Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp ngăn bụi phát sinh (ví dụ sử dụng phương tiện tưới nước, phủ các bãi tập kết vật liệu, lắp đặt rào chắn xung quanh công trường...) khi cần.
+ Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công, Nhà thầu sẽ che phủ thích hợp và đảm bảo trong quá trình vận chuyển để ngăn chặn rơi vãi đất, cát, các loại vật liệu và bụi xuống tuyến đường thuỷ nội địa phục vục việc vận chuyển.
+ Sà lan vận chuyển nguyên vật liệu vào các khu vực của dự án phải còn thời gian kiểm định, vật liệu vận chuyển phải được che bạt kín để tránh rơi vãi và phát tán vật liệu trên đường di chuyển.
+ Không nên có đốt các chất thải hoặc vật liệu xây dựng trên công trường.
+ Tất cả các phương tiện phải có “Giấy chứng nhận sự phù hợp về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Thông tư số 31/2011/TT- BGTVT để tránh mức ồn vượt quá quy định từ các máy móc ít được bảo dưỡng.
+ Cố gắng kiểm soát các hoạt động gây ồn ở mức độ thấp nhất.
+ Hạn chế tất cả các hoạt động gây ra mức ồn lớn cho cộng đồng địa phương /nhà ở vào ban ngày của các ngày trong tuần.
- Chủ dự án và nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu của pháp luật Việt Nam đối với chất lượng không khí xung quanh.
- Chủ dự án và nhà thầu phải đảm bảo rằng việc phát sinh bụi là thấp nhất và không gây phiền toái cho cư dân địa phương đồng thời chịu trách nhiệm thi hành chương trình kiểm soát bụi để duy trì môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu các ảnh hưởng đến các khu dân cư dọc tuyến thi công và lân cận các công trường
- Chủ dự án và nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ như sử dụng xe phun nước tưới đường, che kín kho dự trữ nguyên liệu v.v..).
- Đảm bảo lượng bụi phát thải nằm trong GHCP của QCVN
05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Các giải pháp cụ thể:
- Bụi từ các công trường thi công kè, các cầu và đường dân sinh, trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu…
+ Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật.
+ Hướng dẫn, yêu cầu công nhân vận hành thiết bị đúng quy tắc.
+ Dùng các thiết bị phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi như khu vực tập kết nguyên liệu như cát sỏi, đoạn đường vận tải vật liệu qua khu đông dân cư.
+ Dùng bạt che kín thùng của các phương tiện vận chuyển cát, xà bần, vật liệu xây dựng...
+ Cấp và yêu cầu công nhân sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn (mặt nạ, nút tai chống ồn...), phòng ngừa tai nạn lao động.
- Đối với bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động tháo dỡ kè, cầu cũ:
+ Sử dụng các phương tiện thi công có chất lượng tốt và đã được đăng kiểm để giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường xung quanh.
+ Dùng bạt, tôn che xung quanh các khu vực tháo dỡ, tránh phát tán bụi ra khu vực xung quanh.
+ Các xe chở xà bần, rác thải từ quá trình tháo dỡ được phủ bạt kín khi vận chuyển.
+ Không tập trung một lượng lớn các thiết bị thi công và xe vận chuyển trong cùng một khu vực.
* Đối với khí thải từ các phương tiện và thiết bị thi công trên công trường - Tất cả các phương tiện vận chuyển phải tuân theo quy định của Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát thải cho phép đối với khí thải.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển ở Việt Nam phải trải qua một cuộc kiểm tra về lượng phát thải thường xuyên và nhận được xác nhận là: "Giấy chứng nhận sự phù hợp về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường"
theo Quyết định số 30/2011/QĐ-BGTVT;
- Tất cả các phương tiện khi đỗ ở hiện trường sẽ tắt động cơ;
- Cấp và yêu cầu công nhân sử dụng thiết bị bảo hộ lao động (nút tai chống
ồn...) để chống ô nhiễm tiếng ồn;
- Thường xuyên kiểm tra thùng chứa nhiên liệu để hạn chế thất thoát, rò rỉ hơi xăng dầu.
- Sử dụng các loại nhiên liệu đốt có hàm lượng lưu huỳnh thấp;
- Các loại động cơ thiết bị được bảo trì, bôi trơn định kỳ nhằm tránh hiện tượng ma sát gây ồn (2 tháng/lần).
- Tuyệt đối không được đốt chất thải hoặc vật liệu trên công trường.
b) Các biện pháp giảm thiểu do nước thải để ngăn suy giảm chất lượng nước
Nhà thầu thi công có trách nhiệm kiểm soát chất lượng nước thải từ các công trường thi công đảm bảo nước thải xâm nhập vào nguồn nước mặt, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu QCVN 08-mt:2015/BTNMT - Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt, Quản lý phát thải nước thải sinh hoạt theo cột A QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt; Nhà thầu phải đảm bảo các biện pháp sau:
Đối với nước thải sinh hoạt: Do gần khu vực dân cư, lượng công nhân xây dựng ở mực trung bình, vì vậy chủ đầu tư sẽ thuê các nhà dân xung quanh khu vực dự án, đã có các khu vệ sinh riêng biệt, để nhằm xử lý và giảm thiểu lượng nước thải này phát sinh trong quá trình một lượng công nhân sinh hoạt tại đây.
Trong những khu vực sử dụng.Tổng số nhà vệ sinh di động dự kiến bố trí mỗi khu vực dự án là 2 nhà vệ sinh di động lên sà lan tại khu vự tuyến kè bờ biển và tại khu vực sông sẽ bố trí tại khu vực lán trại.
Đối với khu vực tuyến kè bờ biển: CĐT sẽ bố trí nhà vệ sinh tự động
Các thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh lưu động dự kiến sử dụng được thống kê như sau:
- Nhà vệ sinh 3 buồng, kích thước: 2m x 1m x 1,50m ( C x R x S).
- Vật liệu: Module nguyên khối, vật liệu Composite.
- Gọn nhẹ, dễ vận chuyển, lắp đặt.
- Nội thất đầy đủ: Bồn cầu, gương soi, lavabo, vòi rửa, có mắc treo, giấy vs.
- Quạt thông gió, và đèn tiết kiệm điện.
- Bồn tiểu nam (tùy chọn), bồn cầu (bệt, xổm tùy chọn).
- Nguyên khối đồng bộ có bể chứa chất thải và bồn nước dự trữ.
- Bồn phân: 1500 lít.
- Bồn nước: 1250 lít.
Với các thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh lưu động, và số lượng công nhân thực tế có mặt trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Hình ảnh trên minh họa cho nhà vệ sinh di động với hầm tự hoại Composite thường được sử dụng cho các công trường thi công. Do có ưu thế về độ kín, gọn nhẹ, thi công lắp đặt nhanh chóng, phù hợp với mọi mặt bằng xây dựng, đặc biệt là mặt bằng xây dựng nhỏ nên bể tự hoại Composite thường được sử dụng để thay thế cho bể tự hoại xây bằng gạch hoặc bể tự hoại bằng bê tông đúc sẵn. Trong thực tế, nhà thầu xây dựng có thể sử dụng công trình vệ sinh khác có chức năng tương tự, đảm bảo kích thước lưu chứa và xử lý chất thải sinh hoạt của công nhân. Trên công trường: nhà thầu thi công bố trí nhà vệ sinh tự hoại di động trên công trường để đáp ứng nhu cầu vệ sinh của công nhân trên công trường trong thời gian làm việc. Tại khu vực bể tự hoại của nhà vệ sinh di động sẽ được hút xử lý định kỳ 2 tuần 1 lần.
Thể tích hầm tự hoại được tính như sau:
+ Thể tích lắng: V1=a*N*T/1000(m3)
+ Với a: Tiêu chuẩn nước thải (chọn a=100 lít người. ngày) + N: Số công nhân (10-15 người 1 ghe chọn 15 người) + T: Thời gian lưu nước (3-5 ngày)
T là 3 ngày tính V1= 4,5m3
Thể tích hầm chứa bùn (20lit/người) + V2= b*N/1000= 0,3m3 ngày Vậy tổng thể tích V1+V2 = 4,8m3
- Đối với nước thải sinh hoạt: Tại các lán trại thi công các tuyến đường, kè suối phải lắp đặt nhà vệ sinh trên sà lan. Định kỳ đơn vị thi công phải ký hợp đồng với phòng quản lý đô thị để hút hầm cầu hoặc đưa đi nơi xử lý đúng quy định.
- Đối với nước thải xây dựng: Trước khi xây dựng, cần đầu tư áp dụng để giảm thiểu tác động của nước thải: Nhà thầu thi công có trách nhiệm kiểm soát chất lượng nước thải từ các công trường thi công đảm bảo nước thải xâm nhập vào nguồn nước mặt, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cột A 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp với Kq= 0,9, Kf=1,2, Nhà thầu phải đảm bảo các biện pháp sau:
c) Các biện pháp kiểm soát giảm thiểu các loại chất rắn phát sinh do thi công thêm cầu kè và đường dân sinh
- Chất thải thi công là đất đá loại, vữa bê tông thừa, đất hữu cơ. Đây là những loại chất thải không độc và có thể sử dụng để san nền tại các công trình dân dụng. Sau khi được phơi khô được vận chuyển về bãi thải quy định của dự án, sau đó được chuyển về các vị trí san lấp mặt bằng sau khi có sự đồng ý của chính quyền của địa phương về vị trí san lấp.
- Vệ sinh mặt bằng công trường thi công sau mỗi ngày làm việc. Các loại có thể tái sử dụng thì tiến hành thu gom và tái sử dụng hoặc cho người dân thu gom để phục vụ các nhu cầu khác nhau.
c1) Kiểm soát, giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt
Để giảm thiểu tối đa các tác động do chất thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng, dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Phân loại chất thải: yêu cầu các đơn vị thi công phân loại các loại chất thải theo nguồn gốc và mục đích sử dụng để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom vào các thùng chứa. Thành lập các tổ dọn vệ sinh hàng ngày trong khu vực thi công để hạn chế chất thải rắn và các vật liệu xây dựng rơi vãi trên công trường. Đối với các chất thải là thức ăn sẽ được thu gom vào thùng chứa, cho người dân tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.
- Đối với chất thải khác như vỏ đồ hộp nhựa, giấy báo... được thu gom tập trung vào thùng chứa rác loại 240l, để đơn vị môi trường của địa phương xử lý.
- Nhà thầu thi công sẽ ký hợp đồng với đơn vị môi trường địa phương để thu gom, chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt tới vị trí đổ thải để chôn lấp và xử lý.
- Lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt trên phương tiện; định kỳ 02- 03 ngày/lần thực hiện chuyển giao, lập biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng trên địa bàn thi công công trình để thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp với quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.