Đánh giá tác động môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 130 - 139)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá tác động môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng

* Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Để thực hiện quá trình chuẩn bị dự án (bao gồm các hoạt động khảo sát dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát quang san ủi giải phóng mặt bằng, chuẩn bị lán trại tạm, mở đường phục vụ thi công, đường công vụ, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện, nước), Chủ dự án sẽ sử dụng các phương tiện máy móc phục vụ cho quá trình này như: máy cắt, máy xúc, máy đào, xe lu.... Việc sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị này đều phát sinh ra chất thải bao gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn.

Công tác giải phóng mặt bằng: Trong quá trình chuẩn bị dự án, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và Chủ đầu tư đã cùng nhau phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật, so sánh và lựa chọn phương án theo nguyên tắc hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thu hồi đất của các hộ dân nằm trong khu vực DA, ưu tiên lựa chọn phương án ít phải giải phóng mặt bằng (GPMB) hoặc hoặc sử dụng phần đất công do nhà nước quản lý, cụ thể như sau:

- Ngoài ra, trong quá trình thi công, việc thi các công tuyến đường sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu theo từng đoạn để giảm thiểu diện tích đất thu hồi tạm thời.

- Trách nhiệm chủ đầu tư: Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh (cơ quan chủ trì công tác đền bù hộ trợ thiệt hại cho người dân của những hộ thuộc phạm vi di dời) trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.

a) Tác động của việc phát quang, thu dọn làm mất thảm thực vật

Dự án sẽ ảnh hưởng tới hộ gia đình có liên quan một phần hoặc toàn bộ nhà cửa, nhà vệ sinh, sân, tường, bể nước cổng, Ngoài ra, Dự án sẽ giải toả cây trồng bao gồm cây chuối....

- Tác động đến môi trường nước mặt:

Khi lớp thực vật phủ bề mặt bị mất, nước mưa chảy tràn trong khu vực sẽ

kéo theo lớp đất bề mặt (nếu lớp đất này chưa được nén sau khi san ủi) sẽ là nguyên nhân làm tăng độ đục ở các lưu vực lân cận.

Các máy móc trang thiết bị phục vụ giải phóng mặt bằng có thể tiềm ẩn rò rỉ dầu, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước, đất trong khu vực.

Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân giải phóng mặt bằng không nhiều, tuy nhiên cũng góp phần tác động đến chất lượng nước tại khu vực dự án.

Ngoài ra, nếu lượng sinh khối này không được thu gom, khi phân huỷ sẽ dẫn đến hàm lượng oxy giảm, tăng bốc mùi và phú dưỡng hoá trong các lưu vực lân cận, Điều này làm tăng mức độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước dẫn đến lượng oxy hoà tan thấp và phát mùi độc hại, Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới sự sống của các loài thuỷ sinh vật trong các lưu vực lân cận.

Tác động của chất thải rắn: Phát quang dọn dẹp mặt bằng phát sinh chất thải rắn như cây cối, cỏ dại, các loại đất, đá, gạch và các vật liệu khác như rác thải, túi nylon trong vùng chuẩn bị mặt bằng, Các chất thải hữu cơ như cây cối, cỏ được chất đống đốt có kiểm soát, rác thải túi nilon thuê đơn vị vệ sinh môi trường của địa phương vận chuyển đến nơi qui định, Yếu tố tác động đến môi trường đất trong trường hợp này được xác định là đất đá và lượng cành, lá, rễ cây không được thu gom xử lý phù hợp để chôn vùi vào trong đất sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, tuy nhiên ảnh hưởng này sẽ là rất nhỏ và chỉ có tính cục bộ.

Tác động do phát sinh tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị phục vụ phát quang, giải phóng mặt bằng: Do số lượng máy móc, thiết bị không lớn và phạm vi giải phóng mặt bằng cục bộ và diễn ra trong thời gian ngắn, nên tác động do tiếng ồn được đánh giá là không đáng kể.

Đánh giá chung về mức độ tác động: Tác động tiêu cực được đánh giá là NHỎ và có thể giảm thiểu được, Tuy nhiên, Chủ dự án và Nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện nhằm đảm bảo công trường an toàn trước khi thi công nếu không có biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển và xử lý đúng quy định tại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại của Bộ TNMT.

* Nguồn không liên quan đến chất thải:

+ Tiếng ồn, độ rung của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, của máy móc, thiết bị thi công,

+ Tập trung công nhân trên công trường làm gia tăng tác động xã hội.

Với các nguồn gây tác động như đã nêu ở trên thì các đối tượng sẽ bị ảnh

hưởng từ các hoạt động này được dự báo như sau:

- Môi trường nước lân cận khu vực thi công các tiểu dự án.

- Môi trường không khí tại khu vực xung quanh công trường.

- Môi trường đất tại tại công trường và khu vực xung quanh công trường.

- An ninh trật tự tại khu vực thi công.

- Hệ sinh thái thuỷ sinh trên tuyến thi công các hạng mục kè suối.

Tác động chung của hoạt động xây dựng

Các tác động chung của DA trong quá trình thi công có thể kể đến là: (i) Bụi, mùi hôi, tiếng ồn, rung chấn; (ii) phát sinh chất thải rắn; (iii) phát sinh nước thải;

(iv) gia tăng độ đục, suy giảm chất lượng nước; (v) ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật; (vi) xáo trộn và tăng rủi ro về tai nạn giao thông; (vii) Tăng rủi ro xói mòn, trượt lở đất; (viii) tăng rủi ro bồi lắng, ngập cục bộ; (ix) ảnh hưởng đến cảnh quan, mỹ quan; (x) gây hư hỏng, làm gián đoạn các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện hữu; (xi) gây hư hỏng, giảm mỹ quan hoặc xáo trộn khu vực công trình văn hóa lịch sử khảo cổ; (xii) xáo trộn các hoạt động nghỉ ngơi, học tập, văn hóa, tín ngưỡng của người dân; (xiii) tác động xã hội: phát sinh mâu thuẫn, tăng tệ nạn, xáo trộn an ninh trật tự; (xiv) ảnh hưởng đến việc nuôi trồng nhuyễn thể; (xv) rủi ro về an toàn và sức khỏe của công nhân; (xvi) rủi ro về an toàn và sức khỏe của cộng đồng, Chi tiết về các tác động này được đánh giá chi tiết dưới đây.

[1] Tác động do ô nhiễm không khí

Trong khi thi công, do quá trình san lấp mặt bằng, đào đắp nền đường, sản xuất vật liệu... những hoạt động này cũng góp phần làm tăng nồng độ bụi.

Việc khai thác, vận chuyển vật liệu cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí: đó là bụi công trường, khí thải của các trạm trộn nhựa đường sẽ tác động tạm thời trên toàn bộ công trường gây ô nhiễm bụi trên toàn khu vực. ảnh hưởng do bụi sẽ tác động đến khu vực tập trung dân cư.

[2] Tác động đến môi trường nước mặt

Việc thi công công trình sẽ có tác động sâu sắc và lâu dài tới môi trường tự nhiên và xã hội của cả vùng. Trong các tác động toàn diện này môi trường nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng lớn. Những biến đổi này không chỉ xảy ra trong thời gian thi công tuyến đường, mà còn tác hại lâu dài tới môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực do ảnh hưởng của việc sử dụng tuyến đường.

Tuyến đường sẽ cắt ngang dòng chảy của các kênh rạch..., phần lớn các công trình thoát nước này đều phải xây dựng mới. Việc xây dựng hàng loạt công trình

thoát nước mới sẽ là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm cho nguồn nước. Ô nhiễm nặng nhất vẫn là làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng lớn tới sự sống và sự cân bằng của hệ sinh thái thủy vực.

Một nguyên nhân chính nữa làm ảnh hưởng đến thủy văn nước mặt là việc thay đổi địa hình khu vực do việc san ủi hoặc mở những tuyến đường mới. Các biện pháp thoát nước cho các dòng chảy và thoát nước mưa phải đặc biệt được lưu ý và tìm ra các giải pháp tối ưu. Việc vận hành các thiết bị thi công hạng nặng cũng như các ô tô tải chuyên chở vật liệu cho thi công cầu đường là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ.

Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, đặc biệt tới môi trường nước là việc khai thác và chuyên chở vật liệu xây dựng. Các mỏ đá, đất làm nền đường dọc theo tuyến đều được khai thác hết công suất. Khi gặp mưa, việc xói mòn đất cũng như làm vẩn đục toàn bộ nước sông là không thể tránh khỏi.

Điều cuối cùng gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt là việc một số lượng lớn công nhân thi công sẽ dựng lán trại trên khu vực dự án. Rác thải sinh hoạt, nước thải đều được tự do đưa xuống nguồn nước. Hậu quả là nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm hữu cơ. Sức khỏe của dân cư khu vực dự án cũng như sức khỏe của chính những công nhân thi công có thể bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước này.

Ngoài sự ô nhiễm nguồn nước mặt bởi các yếu tố nêu ở trên, nguồn nước ngầm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một thời gian tương đối dài bị nạp bởi nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Dòng bổ sung cho nguồn nước ngầm cũng có thể bị thay đổi do có sự thay đổi về chế độ dòng chảy, các hồ, ao nước mặt bị chỉnh nắn do việc mở rộng và làm mới tuyến đường cũng như các thoát nước khu vực dự án.

[3] Tác động của việc khai thác, đào bới và vận chuyển vật liệu

quanh. Độ đục của các sông suối và hệ thống thuỷ văn nói chung trong khu vực xây dựng sẽ tăng lên nhiều lần, các loài cá và động vật phù du sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Nước phục vụ sinh hoạt của công nhân thi công công trình và cư dân trong vùng sẽ cũng là một vấn đề lớn.

Phế thải lớn nhất cần quan tâm là vật liệu xây dựng rơi vãi, vữa bê tông thừa và nước chảy ra từ các máy trộn bê tông và máy vận chuyển. Tất cả các phế thải này đều có thành phần độc ảnh hưởng môi trường và được thải ra môi trường nước.

Phương án thi công cần phải tính toán chi tiết để tránh tới mức tối đa chất phế thải này.

Phế thải thứ hai là chất thải sinh hoạt của công nhân thi công cầu chảy ra từ các lán trại và nhà tạm. Các cống rãnh này cần phải dẫn vào bể chứa, được xử lý trước khi cho thải vào sông. Không được phép xả trực tiếp vào sông.

[4] Tác động do khai thác mỏ vật liệu xây dựng

Việc khai thác các mỏ đất, đá để lấy vật liệu xây dựng công trình sẽ chiếm dụng đất, gây xói mòn do đào, đắp, phá đá, đổ đất thải, mất ổn định mái dốc gây sụt lở.

Vận chuyển vật liệu tới công trường có thể gây nguy hiểm cho những người sử dụng đường và dân cư ven đường do bụi, ồn.

Khâu xử lý đất đá phế thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới đất trồng trọt.

Hoạt động khai thác đất đá có thể gây ảnh hưởng cục bộ do việc chiếm dụng đất đai. Mức độ nghiêm trọng của những ảnh hưởng này phụ thuộc vào địa điểm và phương pháp làm việc.

Nhiều mỏ đá được đặt ở những vị trí bất lợi cho sự ổn định của mái dốc và hệ thống thoát nước của đường. Thêm vào đó, thói quen làm việc nguy hiểm có thể gây khả năng thương vong cao cho công nhân do: nổ mìn, đá rơi, máy nghiền đá không có bộ phận bảo vệ, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ do bụi là thường xuyên.

Tuy nhiên ảnh hưởng do vấn đề này của dự án là không đáng kể do khu vực dự án không có các mỏ vật liệu mà các vật liệu sử dụng để xây dựng công trình đều phải mua từ xa đến.

[5] Những ảnh hưởng liên quan đến cơ sở hạ tầng tạm

Những ảnh hưởng đến môi trường có liên quan đến cơ sở hạ tầng tạm như các đường tạm, cầu tạm, kho bãi chứa vật liệu gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hơn là các hoạt động khác nếu có không được quản lý một cách chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng. Sự lựa chọn hợp lý đối với các cơ sở hạ tầng tạm cần phải hợp tác với các chuyên gia môi trường, các người dân bản địa sẽ giảm bớt khá nhiều ảnh hưởng có hại mà nó gây ra như: tắc nghẽn giao thông xây dựng, nguy cơ xuất hiện các bệnh dịch.

[6] Các tác động của dự án tới đời sống của cộng đồng dân cư

Khi dự án được triển khai sẽ có những tác động lên đời sống kinh tế, xã hội cũng như phong tục tập quán nhân dân sinh sống trong khu vực dự án. Bởi vậy vấn đề này cần phải quan tâm xem xét.

Phát triển kinh tế vùng: dự án khi xây dựng sẽ thu nạp một số nhân công địa phương đem lại thu nhập cho họ, ngoài ra các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao

động trên công trường cũng phát triển theo.

Phát triển văn hoá vùng: khi dự án hoàn thành sẽ giúp cho sự thông thương đi lại và giao lưu văn hoá của bà con được dễ dàng đồng thời sẽ thu thập được một số nền văn hoá phát triển do các công nhân xây dựng du nhập mang tới.

Nói chung khi dự án được xây dựng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội tích cực cho đời sống của nhân dân trong khu vực. Nhưng nó cũng đem lại một số những tác động tiêu cực lên đời sống của họ.

[7] Phát sinh chất thải rắn (E1) Chất thải rắn sinh hoạt

Rác sinh hoạt trên công trường bao gồm các loại vỏ hộp, vỏ chai (thực phẩm, nước giải khát), giấy, với khối lượng 0,4 kg/người/ngày thì khối lượng rác thải của công nhân thi công DA là khoảng 108 kg/ngày (Bảng 3.17).

Thành phần chất thải rắn này chứa 60-70% và 30-40% các chất khác, và có chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Các chất thải rắn cần được thu thập và xử lý để hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường tại địa phương. Có thể thấy số lượng lao động trong giai đoạn xây dựng là ở mức trung bình nhưng chia ra nhiều công trường và ở các vùng độc lập nhau, vì vậy số lượng phát thải rắn từ mỗi công trường là nhỏ. Tuy nhiên, cần thu gom và xử lý để đảm bảovệ sinh môi trường trong khu vực.

e2. Chất thải rắn xây dựng thông thường

Chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng kè gồm đất thải, đất đá và vật liệu xây dựng rơi vãi, vỏ bao xi măng, trong đó:

- Đất thải: phát sinh trong quá trình xây dựng dự án

Chi tiết khối lượng chất thải xây dựng thông thường của DA được tính toán như thì có thể thấy khối lượng chất thải rắn xây dựng của DA là khá lớn nếu không có biện pháp quản lý thì các chất thải gặp gió và mưa sẽ phát tán ra môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất và nước, đặc biệt là đối với chất thải do đào hồ có hàm lượng phèn cao, Tuy nhiên, phần đất đá rơi vãi thì phần lớn sẽ được Nhà thầu thu gom và có biện pháp quản lý vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Nhà thầu, ngoài ra vỏ bao xi măng sẽ thu gom và bán lại cho những cơ sở tái chế, Còn phần đất do đào hồ sẽ được chứa trong khu vực tuyến kè hiện tại nên ảnh hưởng đến môi trường của chất thải này là ở mức trung bình và Chủ đầu tư sẽ có giải pháp để quản lý và giảm thiểu tác động

(e3). Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động thi công cần phải xem xét đến là: (i) dầu thải: đối với dầu máy thì mỗi thiết bị thi công sẽ thay từ 3-6 tháng/lần (thường khoảng 6 tháng/lần), lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay; (ii) các chất thải nguy hại khác như giẻ lau nhiễm dầu, thùng đựng dầu, bình ắc quy, bóng đèn hư hỏng trên công trường.

Các chất thải nguy hại này nếu không được thu gom, xử lý hợp lý sẽ là nguồn gây tác động rất lớn đến môi trường không khí, nước và đất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái động thực vật.

+ Nguồn phát sinh: chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị tham gia nạo vét như máy đào gầu dây, máy xúc…

+ Thành phần: gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, …

+ Thời gian phát sinh: không thường xuyên, diễn ra trong suốt thời gian dự án tồn tại. Chỉ phát sinh khi tiến hành sửa chữa đột xuất hoặc bảo dưỡng định kì.

+ Vùng ảnh hưởng: Vùng trong khu vực thi công xây dựng dự án

+ Khối lượng phát sinh: phát sinh không thường xuyên, tùy thuộc vào thời gian sửa chữa bảo trì máy móc. Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 2,33 lít/lần thay và 3 tháng thay nhớt/lần và mỗi vần bão dưỡng sử dụng khoảng 1kg dẻ lau/thiết bị, thải ra 3 can đựng dầu nhớt cho mỗi máy (Nguồn: Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng - Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc Phòng 2002). Trong hoạt động thi công.

* Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Sau đây là các nguồn và mức độ của nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải:

a. Tác động do tiếng ồn

Nguồn gây tác động do tiếng ồn độ rung:

Trong giai đoạn xây dựng của dự án tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các nguồn sau:

- Hoạt động của các máy móc, xây dựng công trình (máy trộn bê tông, máy ủi, xe lu, cần trục di động, máy phát điện, máy đóng cọc)

- Hoạt động của các xe tải trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và các máy móc thiết bị ra vào trong khu vực dự án

Đối tượng bị tác động

Các đối tượng chính chịu tác động trực tiếp bởi tiếng ồn là những công nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tỉnh Lai Châu (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(521 trang)