Hoạt động khám phá môi trường tự nhiên trong trường mầm non

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC

1.4. Hoạt động khám phá môi trường tự nhiên trong trường mầm non

Chủ đề: Thực vật

* Nội dung:

- Những kiến thức cơ bản về thực vật có liên quan đến hiểu biết của trẻ, hướng đến sự phát triển nhận thức như tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng, nhu cầu và môi trường sống của nó…

- Các hình thức tác động qua lại giữa con người và thực vật như: biện pháp giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ… Nó xác định các nguyên tắc hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với thực vật.

* Yêu cầu:

- Tiếp tục củng cố, làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về thực vật: đặc điểm cấu tạo, sự phong phú, đa dạng, quá trình phát triển, nhu cầu, mối quan hệ của thực vật với môi trường sống, với con người.

- Có kĩ năng so sánh sự khác nhau và giống nhau của hai hay nhiều đối tượng; có kĩ năng phân loại thực vật theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó.

- Muốn được chăm sóc, bảo vệ thực vật; có một số kĩ năng chăm sóc thực vật.

Chủ đề: Động vật

* Nội dung:

- Những tri thức có liên quan đến hiểu biết của trẻ về động vật, hướng đến sự phát triển nhận thức; các nguyên tắc hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với động vật được thể hiện ở các hình thức tác động qua lại giữa con người và động vật (biện pháp giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ).

* Yêu cầu:

- Củng cố, làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về động vật để hình thành khái niệm “động vật nuôi”, “động vật hoang dã”, “động vật dưới nước”, “động vật trên cạn”.

- Tiếp tục làm quen với động vật hoang dã; hình thành biểu tượng khái quát về động vật hoang dã (đặc điểm bên ngoài, nơi cư trú, thức ăn, vận động…).

- Biết được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo và nơi cư trú; giữa việc chăm sóc và trạng thái của động vật, có nhu cầu quan tâm đến động vật, có kĩ năng chăm sóc động vật.

Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên

* Nội dung:

- Làm quen với các nguồn sáng: mặt trời, mặt trăng, các vì sao với các biểu hiện của nó như mặt trời mọc và lặn, sự xuất hiện và thay đổi của mặt trăng trong tháng; vị trí của mặt trời vào các thời gian trong ngày. Cho trẻ biết về hình dạng, màu sắc, khoảng cách, độ sáng… của chúng.

- Làm quen với các hiện tượng thời tiết.

+ Thời tiết là trạng thái thể chất của lớp khí quyển tầng dưới ở vị trí nào đó trong những khoảng thời gian nhất định. Tính chất đặc trưng của thời tiết là sự thay đổi thường xuyên, có thể thay đổi vài lần trong ngày, làm cho nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của không khí thay đổi. Khi có sự kết hợp của các yếu tố này sẽ xuất hiện các hiện tượng vật lí như sương mù, mây, mưa, tuyết…

+ Hướng dẫn trẻ nhận biết, phân biệt và gọi được tên các yếu tố tạo nên sự khác biệt về thời tiết như gió, mây, mưa, bão, sấm, chớp qua quan sát bầu trời vào các thời gian khác nhau; biết được sự xuất hiện và thay đổi của các yếu tố đó; biết xác định đặc điểm của các hiện tượng thời tiết qua quan sát và cảm nhận được ảnh hưởng của nó đến trạng thái, sinh hoạt và hoạt động của con người và các yếu tố khác trong môi trường.

* Yêu cầu:

- Củng cố, làm chính xác, mở rộng biểu tượng của trẻ về các hiện tượng tự nhiên: đặc điểm, sự phong phú, đa dạng, sự thay đổi của nó…

- Có kĩ năng so sánh sự khác nhau và giống nhau của hai hay nhiều yếu tố ở các mùa; có kĩ năng phân nhóm các yếu tố thời tiết theo mùa.

- Có kĩ năng xác định, dự đoán sự thay đổi thời tiết qua việc quan sát và làm lịch thời tiết.

- Hình thành nhu cầu và kĩ năng sinh hoạt cho phù hợp với thời tiết (ăn, mặc, vệ sinh).

Chủ đề: Thiên nhiên vô sinh

* Nội dung:

- Hướng dẫn trẻ làm quen với nước. Trẻ cần biết sự phân bố của nước trong tự nhiên, tên gọi của nó, đặc điểm của các loại nước (màu sắc, mùi vị, khối lượng, áp lực…), sự thay đổi trạng thái của nó do tác động của nhiệt độ, ánh sáng, con người (dạng lỏng, khí, rắn…); vai trò của nước đối với con người, động thực vật (ăn, uống, sinh hoạt, sản xuất), cách sử dụng nước; hình thành ở trẻ ý thức và kĩ năng giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm sử dụng nước.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với không khí. Trẻ biết sự tồn tại của khđộ, ánh sáng, con người (dạng lỏng, khí, rắn…); vai trò của nước đối với con người, động

thực vật (ăn, uống, sinh hoạt, sản xuất), cách sử dụng nước; hình thành ở trẻ ý thức và kĩ năng giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm sử dụng nước.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với không khí. Trẻ biết sự tồn tại của không khí ở khắp nơi; biết được đặc điểm, tính chất của không khí (màu sắc, hình dạng, thể tích, áp suất, sự chuyển động của không khí, hướng và sức gió…); trẻ biết được vai trò của không khí đối với con người, động thực vật; hình thành ở trẻ mong muốn và kĩ năng bảo vệ môi trường không khí xung quanh chúng.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với các vật thể cứng như đất, cát, sỏi, đá… Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi được tên các vật thể rắn, biết được đặc điểm, tính chất, thành phần kết cấu của chúng; mối quan hệ của chúng với môi trường, con người. Trẻ cần biết được sự phân bố của các vật thể rắn, công dụng của nó (trồng cây, làm vật liệu xây dựng, chăn nuôi, làm nơi ở…), cách sử dụng.

* Yêu cầu:

- Củng cố, làm chính xác và mở rộng biểu tượng của trẻ về yếu tố tự nhiên vô sinh: đặc điểm cấu tạo, sự phong phú, đa dạng, sự thay đổi, mối quan hệ của nó với động thực vật và con người.

- Có kĩ năng so sánh hai hay nhiều yếu tố; có kĩ năng phân loại yếu tố tự nhiên vô sinh theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó.

- Có mong muốn và kĩ năng sử dụng, giữ gìn và bảo vệ yếu tố vô sinh.

1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động KP MTTN đối với trẻ 5 – 6 tuổi

Hoạt động khám phá môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Thông qua hoạt động này, trẻ được khám phá thế giới thiên nhiên với bao điều kỳ thú. Đó là các yếu tố tự nhiên vô sinh (nước, không khí, ánh sáng…); thế giới tự nhiên hữu sinh (động vật, thực vật). Trẻ được thỏa mãn trí tò mò của mình bằng những hoạt động trải nghiệm lí thú. Qua đó trẻ biết rõ được chúng và có thái độ sống tích cực đối với môi trường thiên nhiên.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển các quá trình tâm lý như: Cảm giác, tri giác, chú ý, ghi nhớ có chủ định cũng như các quá trình tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng…cụ thể:

- Rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ: trẻ có cơ hội được tiếp xúc đối tượng, có sự huy động mức tối đa sự tham gia của các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác,…) và sự vận động của cơ thể để khảo sát sự vật hiện tượng.

- Rèn luyện trí nhớ và chú ý có chủ định: Khi được làm quen với đối tượng mới, trẻ huy động tri thức đã có của mình có liên quan đến đối tượng. Trẻ được lĩnh hội tri thức về một đối tượng trong nhiều hoạt động, được lặp đi lặp lại trong những thời gian nhất định. Điều này không những đem lại cho trẻ tri thức về đối tượng đó mà còn hình thành cho trẻ các kĩ năng liên quan đến việc nhận thức cũng như thái độ đúng với nó.

- Rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy: Đó là các thao tác phân tích tổng hợp, khái quát. Trẻ có cơ hội luyện tập các thao tác so sánh, đối chiếu ý tưởng và khái niệm; có cơ hội được luyện tập để học cách phân loại đối tượng theo dấu hiệu khác nhau và mỗi loại có những dấu hiệu chung. Học cách đo lường bằng các đơn vị đo chuẩn hoặc ước lượng cũng rất cần thiết cho việc phân tích, tổng hợp, khái quát.

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ: Việc phát triển tư duy đòi hỏi trẻ phải có đủ vốn từ, biết nói thành câu, biết mô tả bằng lời để người khác hiểu ý định của mình. Do vậy, thông qua việc khám phá trẻ có cơ hội để tích lũy vốn từ, thể hiện sự hiểu biết bằng lời nói.

- Rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng: Trẻ có khả năng đưa ra những nhận xét, suy luận dựa trên kết quả quan sát. Ngoài ra, trí tưởng tượng của trẻ sẽ được phát triển nếu trẻ có sự luyện tập kỹ năng dự báo trước hay ước lượng dựa trên kết quả quan sát, kinh nghiệm, kiến thức đã có hoặc trẻ có cơ hội đưa ra những phát biểu thể hiện một giả định nào đó.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)