Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên

3.1.1. Dựa vào mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi ( Điều 21 – Luật Giáo dục, 2005).

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy, phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. ( Điều 22 – Luật Giáo dục, 2005).

* Phát triển thể chất:

- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động: vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

- Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.

- Có một số thói quen, kỹ năng tốt về bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và cách đảm bảo sựa an toàn.

* Phát triển nhận thức:

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phân đoán, chú ý và ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh.

* Phát triển ngôn ngữ:

- Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào lớp một.

- Có một số biểu tượng về môi trường và những thứ liên quan đến môi trường.

* Phát triển tình cảm – xã hội:

- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp.

- Nhận ra một số trạng thái cảm xúc về thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì, thực hiện công việc được giao.

- Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống.

* Phát triển thẩm mỹ:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch,…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

3.1.2. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng tư duy, ghi nhớ và bắt chước rất cao, nên giáo viên cần cân nhắc thật kỹ các biện pháp để phù hợp với trẻ. Mỗi trẻ đều có môi trường sống khác nhau nên sự phát triển tâm sinh lý khác nhau. Môi trường học tập tại trường là như nhau, đồng đều với mọi trẻ ở các lứa tuổi. Song giáo viên không phải vì thế mà bỏ qua các yếu tố về tâm sinh lý của từng trẻ mà chủ quan, áp dụng các biện pháp giáo dục ý thức đồng loạt.

Quá trình giáo dục mang tính toàn vẹn, đó là hình thành và phát triển bất kỳ một phẩm chất nào của cá nhân, đều phải tác động vào tất cả các mặt của đời sống tâm lí cá nhân như: nhận thức, ý chí, tình cảm, kỹ năng, hành động.

Vậy quá trình giáo dục ý thức trước hết phải làm cho trẻ nhận thức đúng, chính xác nội dung khái niệm về giáo dục tư tưởng, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ,… từ nhận thức đúng đắn sẽ hình thành thái độ, niềm tin và tình cảm đúng.

Thái độ, tình cảm là biểu hiện cụ thể của quan điểm sống với những giá trị, chuẩn

mực xã hội của bản thân. Không dừng lại ở chỗ nhận thức như thế nào, quá trình giáo dục ý thức phải dẫn đến đích là con người phải biết thể hiện nhận thức bằng hành động. Ý thức BVMT được lặp đi, lặp lại trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh khác nhau và có tính ổn định được xem là bộ mặt đạo đức văn hóa của cá nhân.

Tóm lại, quá trình giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTTN phải dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ mà đưa ra những biện pháp cụ thể và phù hợp.

3.1.3. Dựa vào nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” và xây dựng môi trường phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ

* Ý nghĩa:

- Việc lấy trẻ là trung tâm, luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động của chúng và nhà giáo dục tạo điều kiện, tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúng thích và chúng nghĩ là một nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng quan trọng của giáo dục mầm non.

- Tính tích cực của trẻ trong hoạt động là điều kiện để trẻ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực cho trẻ.

- Quan điểm của giáo dục mầm non ở nước ta rất coi trọng nguyên tắc này trong quá trình giáo dục trẻ và coi đó là nguyên tắc cần thiết, điều kiện bắt buộc trong đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

* Nội dung:

Tư tưởng chính của nguyên tắc này là quá trình CS – GD xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ nhà GD luôn phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ, nhà GD giữ vai trò là người hỗ trợ “thang đỡ”,

“điểm tựa” cho trẻ trong quá trình hoạt động.

* Thực hiện và vận dụng:

- Coi trọng suy nghĩ, ý tưởng, quyết định của trẻ. Không áp đặt nhưng cũng không thả nổi trẻ.

- Tạo cơ hội thuận lợi phát triển tính tự lập, sáng tạo của trẻ.

- Xây dựng mối quan hệ yêu thương, hợp tác giữa GV và trẻ em.

- Quan sát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

- Coi trọng việc lập kế hoạch, tạo môi trường hoạt động cho trẻ.

- Tổ chức hoạt động dựa vào nguyện vọng, hứng thú, khơi dậy tiềm năng phát triển của trẻ.

3.1.4. Dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp, địa phương Nguyên tắc này là nguyên tắc thiết thực và gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhất. Mỗi một trường mầm non đều có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế của trường, của địa phương và của phụ huynh trẻ. Có trường sơ sở vật chất đảm bảo về hình thức bên ngoài, về chất lượng bên trong nhưng ngược lại cũng sẽ có trường cơ sở vật chất còn thiết thốn, chưa được đảm bảo, điển hình là các trường mầm non ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Việc đưa ra biện pháp rất hay, rất mới tuy nhiên trường đó lại không có đủ điều kiện để triển khai biện pháp đó thì cũng không đạt hiệu quả. Chính vì thế khi đưa ra các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua hoạt động KP MTTN, giáo viên cần chú ý đặc biệt đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp ở từng địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao. Giáo viên cần dựa vào điều kiện có sẵn của nhà trường, của lớp để các biện pháp đưa ra có tính khả thi, thiết thực, vừa hay vừa đơn giản nhưng lại đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm và tạo được sự hứng thú của trẻ.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)