CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
2.2.2. Phân tích kết quả điều tra
2.2.2.3. Thực trạng mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi thông
* Xây dựng tiêu chí điều tra và thang đánh giá - Tiêu chí:
Để đánh giá mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên, chúng tôi xây dựng các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường trong những hoàn cảnh khác nhau
Mức độ Nội dung
1 (Cao)
- Hiểu được lợi ích BVMT.
- Thể hiện bằng những việc làm cụ thể để BVMT.
- Hiểu được ý nghĩa của việc BVMT và thực hiện hiệu quả trong các môi trường khác nhau.
2 (Trung bình)
- Hiểu được lợi ích BVMT nhưng thỉnh thoảng chưa vận dụng đúng vào thực tế.
- Thỉnh thoảng biết thực hiện một vài hành động BVMT.
- Thực hiện hành động BVMT nhưng chưa chuẩn xác, hành động còn mờ nhạt.
3 (Thấp)
- Hiểu được lợi ích BVMT nhưng không áp dụng vào thực tế.
- Thờ ơ với các hành động BVMT mà GV đặt ra.
- Trẻ không vận dụng được các hành động BVMT ở trường, cũng như ở gia đình và xã hội.
+ Tiêu chí 2: Mức độ vận dụng kiến thức kỹ năng về ý thức bảo vệ môi trường và sự nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhận thức
Mức độ Nội dung
1 (Cao)
- Trẻ có tính tự giác khi tham gia vào các các hoạt động giáo dục của giáo viên về BVMT.
- Thực hiện chính xác và hiệu quả các hành động BVMT.
- Thường xuyên thực hiện và cố gắng hoàn thành tốt các hoạt động BVMT.
2 (Trung bình)
- Trẻ có tính tự giác khi tham gia vào các các hoạt động giáo dục của giáo viên về BVMT.
- Thực hiện các hành động giúp BVMT nhưng chưa chuẩn xác.
- Thỉnh thoảng tham gia vào các hoạt động BVMT nhưng không thường xuyên
3 (Thấp)
- Trẻ có tính tự giác khi tham gia vào các các hoạt động giáo dục của giáo viên về BVMT nhưng hiệu quả không cao.
- Thờ ơ với việc tham gia vào các hoạt động BVMT.
- Trẻ không thực hiện được các hoạt động BVMT.
- Thang đánh giá:
Để xác định mức độ ý thức BVMT của trẻ chúng tôi xây dựng thang đánh giá với 3 mức độ:
+ Mức độ 1: Cao (8 – 10 điểm)
+ Mức độ 2: Trung bình (5 – dưới 8 điểm) + Mức độ 3: Thấp (Dưới 5 điểm)
- Cách tính như sau:
- Về mặt định tính: Phân tích và đánh giá kết quả các tư liệu thu được từ các phiếu đánh giá và các biên bản quan sát biểu hiện của trẻ trong hoạt động KP MTTN.
- Về mặt định lượng: Sử dụng công thức thống kê toán học nhằm phân tích số liệu, đánh giá mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN, cụ thể:
T = K/N.100 Trong đó:
+ T: là phần trăm số trẻ có mức độ ý bảo vệ môi trường tương ứng với thang đo (Cao, trung bình, thấp).
+ K: số trẻ đạt được mức độ ý thức bảo vệ môi trường.
+ N: tổng số trẻ tham gia thực nghiệm
- Với các tiêu chí trên được chúng tôi đánh giá thông qua kết quả thực hiện bài khảo sát của trẻ [Phụ lục 2], tiến hành cho trẻ giải quyết các bài tập kiểm tra một cách độc lập trong một khoảng thời gian nhất định. GV đưa ra các câu hỏi cho trẻ tự trả lời theo khả năng của mình. Tiếp theo là phân tích kết quả thực hiện bài tập kiểm tra bằng cách cho điểm với thang điểm 10.
- Chúng tôi xây dựng 2 bài tập lớn, mỗi bài tập lớn gồm 5 bài tập nhỏ.
Mỗi bài tập nhỏ nếu trẻ làm đúng được 1 điểm, sai không có điểm.
+ Bài tập 1: Bao gồm 5 bài tập nhỏ, điểm tối đa 5 điểm + Bài tập 2: Bao gồm 5 bài tập nhỏ, điểm tối đa 5 điểm
* Kết quả điều tra thực trạng mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi tại Mẫu giáo Sao Biển – Núi Thành – Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.8 dưới đây.
Bảng 2.8. Thực trạng mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi
Số trẻ Kết quả điều tra
52
Cao Trung bình Thấp
SL (Người)
TL (%)
SL (Người)
TL (%)
SL (Người)
TL (%)
13 25 22 42.3 17 32.7
- Về mặt định lượng: Kết quả thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao, cụ thể: Mức độ cao chỉ đạt 25%, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 42.3% và mức độ thấp cũng chiếm tỉ lệ khá cao 32.7%.
- Về mặt định tính: Thực tế, khi quan sát trẻ trả lời câu hỏi của cô, chúng tôi nhận thấy kết quả thực hiện không đồng đều, có trẻ trả lời nhanh, có trẻ suy nghĩ kỹ mới trả lời, cũng có rất nhiều trẻ phải nhắc lại câu hỏi mới hiểu để đưa ra câu trả lời cho cô. Chủ yếu trẻ đạt điểm thông qua các bài tập về nhận thức; còn
các bài tập vận dụng kiến thức kỹ năng về ý thức bảo vệ môi trường và sự nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhận thức trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều này cho thấy trẻ chỉ biết và có khái niệm về ý thức bảo vệ môi trường chứ chưa có sự thực hiện đúng. Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên ở trường Mẫu giáo Sao Biển chưa chú trọng đến việc thực hiện ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên ở trường Mẫu giáo Sao Biển, chúng tôi quan sát và nhận thấy rằng, việc tổ chức hoạt động KP MTTN cho trẻ cơ bản đã mang lại những kết quả nhất định. Giáo viên ở đây đã quan tâm đến việc GD ý thức BVMT cho trẻ. Tuy nhiên, còn tập trung nhiều trong hoạt động học tập (Giờ học KP MTTN), bên cạnh đó cũng có lồng ghép các hoạt động khác nhưng không thường xuyên. Mặt khác GV chỉ chú trọng đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ mà ít đi sâu vào việc cho trẻ thực hiện trải nghiệm, chính vì thế mà mức độ ý thức và thực hiện ý thức BVMT của trẻ chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và cần có một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình.