CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 –
3.2.2. Đa dạng hóa các loại trò chơi lồng ghép vào hoạt động khám phá môi trường tự nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi
* Mục đích và ý nghĩa:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Nó không chỉ giúp cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu mà nó còn ảnh hưởng đến sự hình thành tính chủ định, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm.
Vì vậy để tận dụng những ưu thế đó của hoạt động vui chơi, ta có thể thiết kế và suy nghĩ ra những trò chơi mới lạ và hấp dẫn nhằm giúp cho trẻ nâng cao ý thức BVMT Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Như chúng ta đều biết trẻ “Học bằng chơi, chơi bằng học”, vì vậy chơi là một cách để trẻ học, là con đường thuận lợi và dễ dàng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.
* Yêu cầu:
- Các trò chơi phải đảm bảo được mục đích là GD ý thức BVMT cho trẻ.
- Cần nắm vững các hình thức tổ chức, luật chơi một cách chính xác và phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, qua đó vận dụng một cách linh hoạt nhạy bén nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ.
- Các trò chơi phải tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia.
- Nội dung giáo dục ý thức BVMT cho trẻ được lồng ghép vào trò chơi phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Tùy thuộc vào nội dung, chủ đề, nhiệm vụ mà trò chơi đưa ra thì giáo viên phải chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao, an toàn để kích thích hứng thú của trẻ.
* Cách tiến hành:
Trong quá trình tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên có thể lựa chọn đa dạng các trò chơi. Ngoài các trò chơi học tập nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ đã được thiết kế trong bảng kế hoạch, giáo viên có thể sử dụng đa dạng các trò chơi như trò chơi học tập, trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi lắp ghép – xây dựng… để tổ chức cho trẻ. Dưới đây là một số trò chơi nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ được tổ chức trong hoạt động khám phá MTTN.
Ví dụ 1:
Trò chơi vận động “Nơi ở của rác”
1. Mục đích – yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về rác vô cơ và rác hữu cơ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ. Rèn các kỹ năng thao tác tư duy.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia trò chơi. Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Tạo môi trường chơi: 3 thùng nước, các loại rác thải, 3 thùng rác vô cơ, 3 thùng rác hữu cơ. Slide nhạc. Hình chóp làm chướng ngại vật. Phần quà.
- Địa điểm chơi: Trong lớp học (có thể tổ chức ngoài trời) 3. Cách tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, lần lượt mỗi bạn của từng đội sẽ vượt qua chướng ngại vật sau đó nhặt 1 loại rác trong bể nước của đội mình và bỏ vào các thùng. Sau đó chạy về cuối hàng và đến bạn tiếp theo. Chơi đến khi trò chơi kết thúc.
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi đội nào nhặt được nhiều rác nhất và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi, quan sát và động viên trẻ.
- Nhận xét kết quả
+ Tuyên dương, khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chưa tốt.
+ Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường thông qua hành động phân loại rác thải.
Ví dụ 2:
Trò chơi xây dựng – lắp ghép
“Xây dựng công viên cho bé”
1. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng công viên.
- Rèn kỹ năng xây dựng bố cục trang trí hợp lý, rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Trẻ hứng thú , tham gia tích cực các hoạt động cùng cô và bạn. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường bằng cách trồng thật nhiều cây xanh, xây dựng công viên xanh sạch đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây xanh, hoa, cỏ, cổng chào, hàng rào, thùng đựng rác, chổi quét rát, ghế, xích đu, cầu trượt,…
- Mũ đội, slide nhạc, phiếu bé ngoan.
- Địa điểm chơi: Trong lớp học (có thể tổ chức ngoài trời) 3. Cách tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ xây dựng công viên cho đội của mình. Nhiệm vụ của mỗi đội là cùng thảo luận, bàn bạc và cùng nhau xây dựng công viên xanh – sạch – đẹp. Hết thời gian cô cùng các đội xem và nhận xét các đội còn lại.
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi đội nào xây dựng công viên xanh – sạch – đẹp nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng và được thưởng phiếu bé ngoan.
- Cô cho trẻ chơi, quan sát và động viên trẻ.
- Nhận xét kết quả
+ Tuyên dương, khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chưa tốt.
+ Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh, xây dựng công viên sạch đẹp.
Ví dụ 3:
Trò chơi học tập
“Bé thi tài”
1. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ có khái niệm về mưa, bão, lũ, lụt.
- Biết sự nguy hiểm, tác hại của mưa bão, lũ, lụt. Nắm được các cách phòng tránh khi có mưa bão, lũ, lụt.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia trò chơi. Giáo dục trẻ có một số ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
Slide trò chơi:
- Câu 1: Hình ảnh dưới đây báo hiệu trời sắp có mưa, bão
a. Đúng b. Sai - Câu 2: Mưa to gió lớn gây nên lũ lụt
a. Đúng b. Sai
- Câu 3: Khi có sấm sét mưa bão, chúng ta chạy đến trú mưa dưới gốc cây to/ trụ điện:
a. Đúng b. Sai
- Câu 4. Con người vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường a. Đúng b. Sai
- Câu 5. Môi trường bị ô nhiễm gây ra mưa, bão, lũ lụt a. Đúng b. Sai
- Câu 6: Việc làm của hình ảnh dưới đây làm bảo vệ môi trường
a. Đúng b. Sai - Địa điểm chơi: Trong lớp học
3. Cách tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi
- Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn 2 thẻ (Đúng, sai). Sau mỗi ô cửa trên màn hình sẽ có một câu hỏi, sau khi câu hỏi được mở ra các bạn sẽ dùng thẻ này để trả lời câu hỏi của cô, nếu chọn đáp án đúng thì đưa thẻ đúng lên cao, nếu chọn đáp án sai thì đưa thẻ sai lên cao.
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi bạn nào có nhiều kết quả đúng nhất sẽ dành chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ 4:
Trò chơi đóng vai
“Cửa hàng thực phẩm”
1. Mục đích – yêu cầu:
- Nhận biết tên gọi, đặc điểm các loại thực phẩm như rau, củ, quả,…
- Phát triển kỹ năng hợp tác, hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường.
- Trẻ biết lợi ích của các loại rau, củ, quả, biết nhường nhịn bạn chơi và giải quyết một số tình huống do cô đưa ra về bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị;
- Tạo môi trường chơi: Một số đồ chơi mô phỏng rau, củ, quả, tôm, cá, bánh, kẹo,…( Nếu có điều kiện cô có thể chuẩn bị rau, củ, quả thật như: rau mồng tơi, rau muống, củ cải, quả táo, quả quýt…).
- Địa điểm chơi: Trong lớp học
3. Cách tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi
+ Cách chơi: Cho nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại và cho nhóm trẻ khác đóng vai người mua hàng đến cửa hàng thực phẩm để mua các loại rau củ quả. Người mua đến cửa hàng thực phẩm xem và nói tên thực phẩm mình muốn sau đó trả tiền cho người bán.
+ Luật chơi: Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại. Các nhóm trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu như “Bác ơi bán cho tôi bó rau mồng tơi; Bác bán cho tôi quả táo…”.
“Người bán” thân thiện vui vẻ mời khách. “Người mua” trả tiền và nói cảm ơn.
+ Việc thực hiện những hành động chơi của người đóng vai người bán, người mua và giải quyết tình huống cô đưa ra: Trong quá trình đi chợ về, cô tạo tình huống là mình đang vứt rác bừa bãi nơi công cộng, để thử xem trẻ giải quyết như thế nào!
- Theo dõi quá trình chơi, theo dõi việc thực hiện cách chơi, luật chơi, nếu trẻ có sai phạm thì giáo viên lại giải thích cho trẻ hiểu.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Việc thực hiện và nắm vững cách chơi, luật chơi, giải quyết tình huống đã được đưa ra.
+ Những thành tích của trẻ trong trò chơi.
+ Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi.
+ Khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chưa tốt.