CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
2.2.2. Phân tích kết quả điều tra
2.2.2.2. Thực trạng quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
* Thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
Mặc dù đa số giáo viên đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên nhưng liệu họ có áp dụng thường xuyên quan điểm này hay không. Cho nên, chúng tôi đã thu thập ý kiến của giáo viên về vấn đề này, kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
STT Mức độ tổ chức SL (Người) TL (%)
1 Rất thường xuyên 1 12.5
2 Thường xuyên 3 37.5
3 Không thường xuyên 4 50
4 Không bao giờ 0 0
Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy mức độ sử dụng rất thường xuyên hoạt động KP MTTN nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ chiếm tỷ lệ 12.5%
GV. Trong khi đó, có có 37.5% GV thường xuyên tổ chức và 50% GV không thường xuyên tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ, và không có GV nào không bao giờ tổ chức.
Đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động KP MTTN đối với việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhưng thực tế hoàn toàn khác, số giáo viên không thường xuyên tổ chức lại chiếm tỷ lệ khá cao, điều này đối lập rất lớn. Dù biết khi tổ chức hoạt động KP MTXQ nói chung và MTTN nói riêng rất quan trọng đối với việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhưng để làm được điều đó rất tốn thời gian và phải lên kế hoạch cụ thể nếu không sẽ cháy giáo án, không đảm bảo được kiến thức cho trẻ. Từ những lý giải đó mà vai trò của hoạt
động KP MTTN nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ chưa được xem trọng và quan tâm.
Như vậy, có thể thấy rằng dù có quan tâm nhưng rất ít giáo viên thực sự chú ý coi trọng việc tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ và chưa phát huy hết lợi thế của hoạt động này trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi. Đây là một hạn chế lớn làm kiềm hãm nhận thức của trẻ về MTXQ nói chung và MTTN nói riêng.
* Thực trạng các hình thức giáo viên đã sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
Để tìm hiểu thực trạng tiến hành các hình thức tổ chức và mức độ sử dụng hoạt động KP MTTN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và có kết quả như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức giáo viên đã sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
STT Các hình thức
Mức độ
RTX TX KTX KBG
SL TL SL TL SL TL SL TL
1 Hoạt động học tập
(Giờ học KP MTTN) 1 12.5 5 62.5 2 25 0 0 2 Hoạt động vui chơi
trong lớp (góc) 0 0 2 25 6 75 0 0
3 Hoạt động vui chơi
ngoài trời 1 12.5 4 50 3 37.5 0 0
4 Hoạt động dạo chơi,
tham quan 0 0 0 0 8 100 0 0
5 Hoạt động lao động 0 0 0 0 8 100 0 0
Chú ý: Số lượng (người) – Tỉ lệ (%)
Qua bảng 2.4 chúng tôi nhận thấy rằng:
- Hình thức sử dụng hoạt động trên tiết học KP MTTN nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, có 12.5% sử dụng ở mức độ thường xuyên, 62.5% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 25% sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Hình thức sử dụng hoạt động vui chơi trong lớp (góc) nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, không có GV nào sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, có 25% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên và 75% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Hình thức sử dụng hoạt động vui chơi ngoài trời có 12.5% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, 50% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 37.5% GV không thường xuyên sử dụng và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Đối với hình thức sử dụng hoạt động dạo chơi, tham quan có 100% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên, các mức độ còn lại là 0% GV.
- Đối với hình thức sử dụng hoạt động lao động cũng giống như hình thức sử dụng hoạt động dạo chơi, tham quan có 100% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên, các mức độ còn lại là 0% GV.
Nhìn chung, để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ GV đã sử dụng các hoạt động trên tiết học KP MTXQ nói chung và MTTN nói riêng, hoạt động vui chơi trong lớp (góc), hoạt động vui chơi ngoài trời với mức độ cao hơn so với các hoạt động dạo chơi, tham quan và hoạt động lao động. Điều này cho thấy giáo viên coi trọng hoạt động học có chủ đích và cho rằng chỉ có hoạt động này mới đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhưng các hoạt động khác sẽ giúp trẻ củng cố cũng như làm quen trước với những bài học sắp tới. Chính việc nhận thức chưa đúng nên phần nào ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ. Nếu trẻ được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên ở mọi lúc, mọi nơi từ trong lớp ra ngoài lớp và ngay cả ở những đồ dùng đồ chơi mà trẻ chơi hằng ngày đều có biểu tượng về MTTN thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ sẽ đạt hiệu quả hơn, giúp trẻ hứng thú và ham khám phá hơn.
* Thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
Để tìm hiểu những biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và dưới đây là kết quả thu thập được.
Bảng 2.5. Thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
STT Các biện pháp
Mức độ
RTX TX KTX KBG
SL TL SL TL SL TL SL TL
1
Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp
8 100 0 0 0 0 0 0
2
Lập kế hoạch lồng ghép GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
hoạt động KP MTTN
2 25 5 62.5 1 12.5 0 0
3
Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi quen thuộc phù hợp với
nội dung GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
hoạt động KP MTTN
2 25 6 75 0 0 0 0
4
Lồng ghép đồng dao, ca dao, câu đố, bài thơ, câu chuyện có nội dung GD ý
thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi vào trong hoạt
động KP MTTN
2 25 5 62.5 1 25 0 0
5
Tạo cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm và lao động 0 0 2 25 6 75 0 0
6
Quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết, khen thưởng cho các cá nhân điển hình
2 25 4 75 2 25 0 0
7 Biện pháp khác 0 0 0 0 0 0 0 0
Chú ý: Số lượng (người) – Tỉ lệ (%) Qua bảng thống kê 2.5, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Biện pháp 1: Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp có 100% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, các mức độ còn lại là 0% GV.
- Biện pháp 2: Lập kế hoạch lồng ghép GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN có 25% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, 62.5% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 12.5% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Biện pháp 3: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi quen thuộc phù hợp với nội dung GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN, có 25% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, có 75% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, các mức độ còn lại là 0% GV.
- Biện pháp 4: Lồng ghép đồng dao, ca dao, câu đố, bài thơ, câu chuyện có nội dung GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi vào trong hoạt động KP MTTN, có 25% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, 50% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 25% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và lao động, không có GV nào sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, có 25% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 75% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Biện pháp 6: Quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết, khen thưởng cho các cá nhân điển hình, có 25% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, 50% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 25% GV sử dụng ở mức độ không thường xuyên và 0% GV không bao giờ sử dụng.
- Không có GV nào sử dụng các biện pháp khác.
Nhìn chung, GV đã sử dụng các biện pháp nhằm GD ý thức BVMT cho trẻ. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Biện pháp xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp được hầu hết các GV quan tâm. Biện pháp sưu tầm, lựa chọn các trò chơi quen thuộc phù hợp với nội dung GD ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN được giáo viên lựa chọn là thường xuyên sử dụng nhất. Tuy nhiên, vì sử dụng thường xuyên nên các trò chơi bị trùng lặp rất nhiều, trẻ đôi lúc cũng nhàm chán. Các bài thơ, câu đố, câu chuyện cũng vậy, số lượng bài giáo viên sưu tầm được ít nhưng lại phải sử dụng nhiều lần nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động. Điều đáng quan tâm ở đây chính là có đến 75% GV không thường xuyên sử dụng biện pháp tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và lao động, trong khi đó đây lại là biện pháp có hiệu quả cao trong việc GD ý thức BVMT cho trẻ.
Đa số các GV cho rằng, vì phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị cho nên sử dụng các biện pháp khác sẽ tiện lợi hơn. Như vậy, đây cũng chính là hạn chế rất lớn đến hiệu quả GD ý thức BVMT cho trẻ mà các GV cần được khắc phục.
* Thực trạng mức độ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi Để tìm hiểu mức độ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và dưới đây là kết quả thu thập được.
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi
STT Mức độ thể hiện ý thức BVMT của trẻ SL (Người) TL (%)
1 Rất thường xuyên 0 0
2 Thường xuyên 4 50
3 Không thường xuyên 4 50
4 Không bao giờ 0 0
Kết quả bảng 2.6 cho thấy, không có GV nào cho rằng trẻ thể hiện ý thức BVMT ở mất độ rất thường xuyên, có 50% GV cho rằng trẻ thể hiện ở mức độ thường xuyên và 50% cũng là con số GV cho rằng trẻ thể hiện ở mức độ không thường xuyên, 0% GV cho rằng không bao giờ. Hoạt động cần có sự tham gia
tích cực và chủ động của trẻ. Bởi lẻ chỉ có trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động, trẻ mới có thể tích lũy được kinh nghiệm và kĩ năng. Cũng chỉ có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực thì mới có thể hình thành và phát triển năng lực nhận thức và năng lực của trẻ. Giáo viên mầm non cần phải tạo môi trường hấp dẫn, phong phú và tạo ra nhiều cơ hội để trẻ thực hiện.
* Những khó khăn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
Trong quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên, giáo viên sẽ có gặp những khó khăn nhất định. Để tìm cách khắc phục những khó khăn đó, chính vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát và có kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng những khó khăn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
STT Những khó khăn SL (Người) TL (%)
1 Số lượng trẻ đông, không thể quán xuyến
được hết các hành vi của trẻ 2 25
2 Khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế 1 12.5
3 Mất thời gian, công sức 2 25
4 Thiếu sự giúp đỡ của gia đình
và các lực lượng khác 1 12.5
5 Đồ dùng, đồ chơi không đủ để đáp ứng 2 25
6 Ý kiến khác 0 0
Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy, việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN còn gặp rất nhiều khó khăn: Số lượng trẻ đông, không thể quán xuyến được hết các hành vi của trẻ với 25% GV lựa chọn; 25%
GV cho rằng việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN mất thời gian, công sức; 25% giáo GV gặp khó khăn về đồ dùng đồ chơi không đủ để đáp ứng; Khó khăn khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế và khó khăn thiếu sự giúp đỡ của gia đình đều chiếm 12.5% GV lựa chọn.
Dựa vào kết quả, ta nhận thấy tất cả những khó khăn trên đều là nguyên nhân khiến việc tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi ảnh hưởng đến chất lượng hiêu quả của quá trình giáo dục.