CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
3.3. Thực nghiệm một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
3.3.9. Kết quả thực nghiệm
3.3.9.1. Kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm Chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm hình thành ở cả 2 nhóm TN và ĐC bằng hệ thống bài tập kiểm tra được trình bày ở mục [Phụ lục 2]. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. So sánh mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm
Đối tượng khảo sát
Kết quả điều tra
X S
Cao Trung bình Thấp
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%)
TN (26 trẻ) 6 23.1 11 42.3 9 34.6 5.96 1.75
ĐC (26 trẻ) 7 26.9 11 42.3 8 30.8 6.04 2.27
* Nhận xét kết quả:
Về mặt định lượng: Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 cho chúng tôi thấy phần lớn ở trẻ cả 2 nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm tương đối đồng đều, tuy nhiên mức độ ý thức BVMT ở mức cao lại chiếm tỉ lệ thấp hớn mức trung bình và mức thấp. Cụ thể số trẻ thực hiện khảo sát mức độ cao ở nhóm TN chiếm tỉ lệ 23.1% và nhóm ĐC chiếm tỉ lệ 26.9%. Mức độ trung bình ở hai nhóm chiếm tỉ lệ bằng nhau là 42.3%. Mức độ thấp nhóm TN chiếm tỉ lệ 34.6%, nhóm ĐC chiếm tỉ lệ 30.8%.
Về mặt định tính: Trong quá trình khảo sát trẻ, chúng tôi nhận thấy rằng đa số trẻ đều trả lời câu hỏi lúng túng, nhiều câu trẻ không biết trả lời như thế nào. Ở cả 2 mặt nhận thức và thực hiện ý thức bảo vệ môi trường chỉ ở mức độ trung bình và thấp, có một số trẻ trội hơn. Vì thế, khi thực hiện bài tập mất khá nhiều thời gian và có sự hướng dẫn tích cực của GV thì trẻ mới hoàn thành được, điều này dẫn đến kết quả thu được chưa cao. Cụ thể kết quả so sánh này được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Cao Trung bình Thấp
Nhóm TN Nhóm ĐC
3.3.9.2. Kết quả đo sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả ở nhóm TN khi tiến hành một số biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc tổ chức hoạt động KP MTTN. Ở nhóm ĐC, chúng tôi để giáo viên tổ chức thông thường. Sau khi tổ chức TN hình thành ở nhóm TN, chúng tôi khảo sát trẻ bằng hệ thống các bài tập khảo sát cho trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC [Phụ lục 2].
Kết quả thu được thể hiện như sau:
Bảng 3.2. So sánh mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Đối tượng khảo sát
Kết qả điều tra
X S
Cao Trung bình Thấp
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%)
TN (26 trẻ) 13 50 8 30.8 5 19.2 7.0 1.7
ĐC (26 trẻ) 9 34.6 9 34.6 8 30.8 6.35 1.99
* Nhận xét kết quả:
- Về mặt định lượng: Khi so sánh mức độ ý thức BVMT cho trẻ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng sau thực nghiệm mức độ ý thức BVMT của trẻ ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC và cao hơn so với kết quả khảo sát ban đầu. Cụ thể là trẻ nhóm TN ở mức độ cao tăng lên một cách rõ rệt (tăng từ 23.1% lên 50%); trong khi đó tỉ lệ mức độ trung bình và mức độ thấp sau thực nghiệm có xu hướng giảm đi so với trước thực nghiệm (trung bình giảm từ 42.3% xuống 30.8%, yếu giảm từ 34.6% xuống còn 19.2%). Mức độ ý thức BVMT của trẻ nhóm ĐC có tăng nhưng không đáng: trẻ ở mức độ cao tăng từ 26.9% lên 34.6%; trẻ mức độ trung bình giảm từ 42.3% xuống 34.6%; trẻ mức độ thấp không có sự thay đổi vẫn ở tỉ lệ 30.8%.
- Về mặt định tính: Qua quá trình quan sát trẻ ở nhóm TN và ĐC khi thực hiện các bài tập khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn trẻ ở nhóm TN thực
hiện khá dễ dàng các bài tập khảo sát, trẻ hoàn thành bài tập nhanh hơn nhiều so với thời gian trước, trẻ linh hoạt, hoạt bát và nhanh nhẹn hơn khi thực hiện các bài tập đưa ra. Các bài tập trẻ hay mắc sai phạm như các bài tập thực hiện ý thức giờ đây trẻ thực hiện khá nhanh và chính xác. Nhìn chung nhóm TN hình thành đã có sự tiến bộ rõ rệt hơn, có được kết quả như vậy là nhờ vào sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên khi tổ chức hoạt động khám phá MTXQ nói chung và khám phá MTTN nói riêng chú trọng nội dung giáo dục ý thức BVMT cho trẻ một cách hợp lý, phù hợp với khả năng nhận thức cũng như nhu cầu, hứng thú của trẻ, vì vậy kết quả mang lại sau thực nghiệm khá cao. Kết quả mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành được chúng tôi cụ hóa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy rõ sự chênh lệch giữa 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm. Tỉ lệ nhóm TN ở mức độ cao tăng lên rõ rệt, trong khi đó tỉ lệ của mức độ trung bình và thấp giảm đi đáng kể. Như vậy, ý thức BVMT của trẻ ở nhóm TN được nâng cao hơn so với trẻ ở nhóm ĐC.
0 10 20 30 40 50 60
Cao Trung bình Thấp
Nhóm TN Nhóm ĐC
3.3.9.3. Kết quả đo mức độ ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm trẻ TN trước và sau TN
Trong suốt quá trình điều tra và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá MTTN nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy kết quả ý thức ở nhóm trẻ TN đã có sự thay đổi tương đối lớn theo chiều hướng tính cực. Điều này thể hiện rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 3.3. So sánh mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN
Đối tượng khảo sát
Kết qả điều tra
X S
Cao Trung bình Thấp
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%)
SL (người)
TL (%) Trước TN
(26 trẻ) 6 23.1 11 42.3 9 34.6 5.96 1.75
Sau TN
(26 trẻ) 13 50 8 30.8 5 19.2 7.0 1.7
* Nhận xét kết quả:
- Về mặt định lượng: Khi so sánh kết quả mức độ ý thức BVMT của trẻ ở nhóm TN trước sau chúng tôi nhận thấy rằng:
Sau thực nghiệm mức độ ý thức BVMT của trẻ nhóm TN cao hơn so với kết quả khảo sát ban đầu. Cụ thể là trẻ ở mức độ cao tăng lên một cách rõ rệt (tăng từ 23.1% lên 50%); trong khi đó tỉ lệ mức độ trung bình và thấp sau thực nghiệm có xu hướng giảm đi so với trước thực nghiệm (trung bình giảm từ 42.3% xuống 30.8%, thấp giảm từ 34.6% xuống 19.2%).
Giá trị trung bình (X) của trẻ thuộc nhóm TN trước và sau thực nghiệm có sự tăng lên đáng kể, cụ thể tăng từ 5.96 lên 7.0. Điều này cho thấy, mức độ ý thức BVMT của trẻ nhóm TN sau thực nghiệm đã tăng lên vượt trội. Đối với độ lệch chuẩn (S) của nhóm trẻ TN sau thực nghiệm giảm so với trước thực nghiệm, cụ thể là giảm từ 1.75 xuống 1.7.
- Về mặt định tính: Qua quá trình quan sát trẻ ở nhóm TN khi thực hiện các bài tập khảo sát trước thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn trẻ ở nhóm TN cũng như ĐC thực hiện các bài tập một cách chậm chạp, thiếu chính
xác và không chắc chắn. Tuy nhiên, sau khi trẻ ở nhóm TN được thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động KP MTTN nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thì khi được khảo sát với các bài tập khảo sát sau TN, trẻ ở nhóm TN thực hiện khá dễ dàng bài tập khảo sát, trẻ hoàn thành bài tập nhanh hơn nhiều so với thời gian trước, trẻ linh hoạt, hoạt bát và nhanh nhẹn hơn khi thực hiện các bài tập đưa ra. Các bài tập trẻ hay mắc sai phạm giờ đây đã thực hiện khá nhanh và chính xác. Kết quả mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau thực nghiệm hình thành được chúng tôi cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ ý thức BVMT của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN
Như vậy, qua việc tổng hợp các kết quả trên từ hai nhóm TN và ĐC chúng ta có thể thấy rằng: cùng một độ tuổi, với đặc điểm tâm sinh lí và mức độ nhận thức tương đương nhau nhưng sau khi tiến hành tổ chức hoạt động khám phá MTTN nhằm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở cùng một chủ đề, một đề tài và sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa còn có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm TN và ĐC; nhóm TN đạt kết quả cao hơn, số lượng trẻ ở mức độ cao nhiều hơn nhóm ĐC; số lượng trẻ ở mức độ trung bình và thấp ở nhóm TN cũng giảm đi đáng kể so với nhóm ĐC. Điều này cũng chứng tỏ rằng các biện pháp mà đề tài đưa ra đạt hiệu quả và có tính khả thi cao.
0 10 20 30 40 50 60
Cao Trung bình Thấp
Trước TN Sau TN
Tiểu kết chương 3
Giáo dục ý thức BVMT có vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống văn hóa và hoàn thiện nhân cách con người theo hướng tiến bộ. Chính vì vậy, môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh cuộc sống là một điều kiện lý tưởng để giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng.
Giáo dục ý thức BVMT thông qua hoạt động KP MTTN không chỉ tác động đến trí tuệ, nhận thức của trẻ một cách mạnh mẽ mà quan trọng hơn chính là tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi, thói quen đối với sự vật hiện tượng xung quanh.
Với những cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở hai chương đầu, trong chương 3 chúng tôi đã xác định được các căn cứ để đưa ra biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN đó là: Cần phải thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và nội dung chương trình KP MTXQ (KP MTTN). Tổ chức hoạt động KP MTTN phải phối hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi;a lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Một điều kiện cũng rất cần thiết nữa đó là tổ chức hoạt động KP MTTN phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp, địa phương.
Trên cơ sở những nguyên tắc này, chúng tôi đã đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN, cụ thể:
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
- Biện pháp 2: Đa dạng hóa các loại trò chơi lồng ghép vào hoạt động khám phá môi trường tự nhiên
- Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ được lao động, tìm hiểu trải nghiệm các hoạt động bảo vệ môi trường
- Biện pháp 4: Thiết kế, ứng dụng trò chơi trên PowerPoint trong tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
- Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Trên cơ sở các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm và đạt kết quả khả quan, đảm bảo các yêu cầu mà đề tài hướng tới, khi áp dụng các biện pháp đã đưa ra trẻ hứng thú, mạnh dạng hơn khi tham gia hoạt động để vừa lĩnh hội được tri thức, vừa nâng cao ý thức BVMT của bản thân.
Thực nghiệm sư phạm áp dụng các biện pháp trên đã cho kết quả khả quan trong việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KP MTTN. Chúng tôi đã sử dụng công thức tính độ lệch chuẩn để thấy được sự thay đổi mức độ biểu hiện ý thức BVMT của trẻ sau thực nghiệm. Các phương pháp kiểm chứng này đã cho chúng tôi khẳng định độ tin cậy về thực nghiệm. Điều này chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra là hợp lý, giả thuyết khoa học được chứng minh, mục đích đề tài được thực hiện.