CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.2. Nội dung cơ bản của Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 12 1. Nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.9. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán
áp dụng phần mềm kế toán
Trong thời đại 4.0, con người đang tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin,công việc tay chân dần được thay thế bằng máy móc, hầu hết các ngành nghề đều có sự thay đổi rõ rệt. Ngành Kế toán cũng không phải
là ngoại lệ, kế toán thủ công đang dần được thay thế bằng kế toán máy, giúp cho quá trình lưu trữ thông tin diễn ra khoa học và hiệu quả hơn.
Nguyên tắc tổ chức kế toán:
- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng.
- Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hóa cao, trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật trong công tác kế toán
- Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất song phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Mã hóa:
- Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu các đối tượng cần quản lý. Việc xác định các đối tượng mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Mã hóa các đối tượng quản lý cho phép sử dụng các ký hiệu ngắn gọn
để mô tả thông tin, làm tăng tốc độ nhập liệu và xử lý thông tin, giúp cho việc nhận diện thông tin một cách chính xác trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Việc mã hóa các đối tượng quản lý được thực hiện qua 3 bước:
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 44 CQ55/21.05
+ Xác định đối tượng cần mã hóa (Khách hàng, Hàng hóa,…). + Lựa chọn phương pháp mã hóa thích hợp cho từng đối tượng (Mã hóa phân cấp, liên tiếp, tổng hợp,…).
+ Triển khai mã hóa theo phương pháp mã hóa đã lựa chọn cho từng đối tượng quản lý.
Quy trình thực hiện công việc kế toán máy:
- Xây dựng và khai báo hệ thống danh mục đối tượng kế toán: danh mục tài khoản, danh mục chứng từ, danh mục hàng hóa, danh mục khách hàng. Hệ thống danh mục này cho phép tăng cường tính tự động trong quá trình nhập dữ liệu.
- Cập nhật số dư ban đầu: Kế toán chỉ phải cập nhật số dư ban đầu của tài khoản mới sử dụng phần mềm kế toán. Bắt đầu từ kỳ kế toán tiếp theo máy tính sẽ tự động kết chuyển số dư cuối kỳ trước sang số dư đầu
kỳ này.
- Nhập dữ liệu phát sinh: Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi,… để nhập thông tin vào máy tính.
- Sau khi nhập hết các thông tin thì máy tính sẽ tự động xử lý các số liệu đưa vào các sổ phù hợp. Sản phẩm cuối cùng của quy trình kế toán máy
là sổ sách báo cáo. Đó là các sổ cái và sổ chi tiết các TK 111, 112, 131,
511, 632,…
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 45 CQ55/21.05
Sơ đồ 1.12: Quy trình ghi sổ kế toán Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Nhìn chung, mỗi hình thức kế toán có một hệ thống sổ kế toán khác nhau nhưng dù ở hình thức nào thì kế toán doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh cũng phải căn cứ vào chứng từ gốc và sử dụng các sổ cái và sổ chi tiết liên quan như: Sổ Cái TK liên quan (có mẫu dành riêng cho từng hình thức kế toán): TK 911, TK 511, 515, 632, 6421, 6422, 711, 811…, Sổ, thẻ kế toán chi tiết tài khoản liên quan: TK 6421, TK 6422, TK 511, TK 911,… sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ; sổ chi tiết bán hàng; sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm;
Sổ quỹ
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ chi tiết kế toán Phần mềm kế toán
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 46 CQ55/21.05
Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý tại đơn vị mình mà Doanh nghiệp có thể xây dựng hình thức kế toán phù hợp ,đảm bảo
mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.