CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TKK
2.1. Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm TKK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm
Sơ lược về công ty
- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm TKK
- Tên bằng viết tắt bằng tiếng Anh: TKK FOODS ,.JSC
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh : TKK FOODS JOINT STOCK COMPANY
- Trụ sở chính: Số 26B/35/141 phố Nam Dư - Phường Lĩnh Nam - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
- Điện thoại/Fax: 024 858 295 98
- Người đại diện: Bà Ngô Thị Huế - Chức vụ: Giám đốc
- Tính đến ngày 31/12/2018, Tổng vốn điều lệ của công ty là:
1.500.000.000VNĐ (Một tỷ năm trăm triệu đồng) và các cổ đông công
ty đã góp đủ số vốn cam kết
- Mệnh giá cổ phần:100.000 đồng
- Tổng số cổ phần :15.000
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm TKK đã được phòng Đăng Ký Kinh Doanh– Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 0108326198 cấp ngày 15/06/2018.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, cung cấp thực phẩm ( các sản phẩm sữa, bánh kẹo và
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 50 CQ55/21.05
các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột) tại thị trường trong nước và thế giới .
Dù Công ty Cổ phần Thực phẩm TKK mới gia nhập trong lĩnh vực thực phẩm, nhưng với chiến lược và định hướng kinh doanh đúng đắn, công ty đã khẳng định được uy tín và đang phấn đấu vươn lên vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu bánh kẹo tại Việt Nam.
Được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ với các nhà máy bánh kẹo, thực phẩm lớn của miền Bắc: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Green ,Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thái Dương , Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thanh Hoa.... TKK đang từng bước mang thương hiệu bánh kẹo Việt Nam đến với các bạn hàng thế giới.
Các thị trường xuất khẩu chính: Hàn Quốc, Bahrain, Đài Loan, Trung Quốc, các quốc gia EU, etc.
Trong thời đại toàn cầu hóa và các hoạt động xúc tiến Quốc tế bằng vô số việc tham gia các hội chợ thương mại thực phẩm Quốc tế nhằm đưa sản phẩm của chúng ta bắt nhịp với xu thế hội nhập của nền kinh tế.
Là cơ sở kinh doanh Thực phẩm ăn liền, công ty luôn theo đuổi mục tiêu mang đến những sản phẩm CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT cho khách hàng. Với chiến lược đặt khách hàng lên hàng đầu, các sản phẩm của TKK không chỉ được kiểm soát chặt chẽ mà còn đa dạng về kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau. Tất cả các sản phẩm của TKK đều phải tuân thủ các điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO22000, HACCP, HALAL .
Ngành, nghề kinh doanh của công ty:
Ngành sản xuất chính hiện nay: Bán buôn thực phẩm (Bán buôn các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột) trong nước và thế giới.
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 51 CQ55/21.05
Mục tiêu của công ty :
Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng
cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.
Đẩy mạnh sản xất, kinh doanh của Công ty, tăng thu nhập cho người lao động.
Tăng nguồn ngân sách cho địa phương và tỉnh thông qua nguồn thu thuế
và các nguồn dịch vụ khác.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Quy mô hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của công ty:
Chỉ tiêu Tại 31/12/ 2018 Tại 31/12/ 2019 Tại 31/12/ 2020 Tổng Nguồn
Vốn 2.753.817.805 1.597.283.965 2.289.470.002 Tổng NPT 1.244.168.847 88.936.523 1.266.170.400 Tổng VCSH 1.509.648.958 1.508.347.442 1.023.299.602
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng Doanh thu
BH&CCDV 3.420.532.994 3.886.034.776 1.527.366.303 Tổng lợi nhuận
sau thuế 9.648.958 (1.301.516) (485.047.840)
Bảng 2.1 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 52 CQ55/21.05
Qua bảng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể nhận xét khái quát như sau:
1. Chỉ tiêu NPT
Tại thời đểm 31/12/2019 đang có xu hướng giảm xuống , cụ thể giảm 1.155.232.324 (vnđ) tương ứng giảm 92,85% so với thời điểm đầu năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải trả người bán giảm đáng kể trong năm có thể công tác quản trị công nợ của doanh nghiệp là tốt .
Chỉ tiêu NPT tại thời điểm 31/12/2020 đang tăng lên 1.177.233.877 (vnđ) gấp 13,23 lần so với thời điểm đầu năm 2020. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã tăng các khoản vay nợ trong năm.
2. Chỉ tiêu VCSH
Tại thời điểm 31/12/2019, VCSH tại công ty giảm 1.301.516(vnđ) , tương ứng giảm 0,08% ,nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2019 giảm
Tại thời điểm 31/12/2020, VSCH giảm 485.047.840 (vnđ), tương ứng giảm 32,16%. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid 19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, điều này làm lợi nhuận của công ty giảm đáng kể.
Qua việc phân tích chỉ tiêu NPT và VCSH ta thấy rằng , tổng Nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2019 giảm do lợi nhuận giảm. Còn tại 31/12/2020, Tổng Nguồn vốn tại đơn vị tăng lên do sự tăng lên đáng kể của các khoản
NPT. Lý do chính khiến NPT tại thời điểm 31/12/2020 tăng lên là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp không có đủ vốn để bù đắp các khoản chi phí phát sinh.
3. Doanh thu BH & CCDV năm 2019 tăng 465.501.782(vnđ), tương ứng tăng 13,61% so với năm 2018, nguyên nhân có thể do hàng hóa của doanh nghiệp đang được ưa chuộng trên thị trường.
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 53 CQ55/21.05
Doanh thu BH& CCDV năm 2020 giảm 2.358.668.473 (vnđ), tương ứng giảm 60,7% so với năm 2019. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút đáng kể này là do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn tới đơn vị gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ hàng hóa.
4. LNST TNDN năm 2019 giảm 1.301.516 (vnđ), ứng với giảm
13,49% so với năm 2018, nguyên nhân có thể do việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp còn chưa hiệu quả.
LNST TNDN năm 2020 giảm 483.746.324(vnđ) , giảm gấp 371,68 lần
so với năm 2019. Nguyên nhân chính do lượng hàng tiêu thụ trong năm không nhiều làm DTBH & CCDV trong năm 2020 sụt giảm .
Qua việc phân tích khái quát các chỉ tiêu trên , ta thấy qua từng năm
tổng nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận tại đơn vị có sự biến động rất lớn. Nhưng nhìn chung, lợi nhuận của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm đáng
kể, điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực
sự chưa tốt.
Quy mô hoạt động của công ty còn nhỏ , do vậy bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, nó được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Giám đốc: là người trực tiếp đề ra những định hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh lớn cho công ty. Đồng thời, tổ chức, sắp xếp bộ máy điều hành, ban hành các quy chế, quy định đảm bảo tất cả mọi người trong công ty đều
Kho
Giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng tài chính -
kế toán
Sinh viên : Vũ Thị Cúc 54 CQ55/21.05
tuân theo. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kì, giám đốc sẽ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để từ đó đề xuất ra các phương án thu hẹp hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh: là nơi thu nhận thông tin phản hồi của thị trường về
các sản phẩm dịch vụ của công ty cũng như đối thủ cạnh tranh ; xây dựng
kế hoạch bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới, tìm kiếm khách hàng, đồng
thời đưa ra những giải pháp chăm sóc khách hàng sau khi bán .
Phòng tài chính-kế toán: là nơi theo dõi tình hình biến động các loại tài sản, hàng tồn kho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty ,đồng thời cung cấp toàn bộ thông tin về việc sử dụng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đảm bảo công tác quản lý về kinh tế, tài chính tại đơn vị diễn ra hiệu quả. Cuối kỳ, báo cáo tình hình hoạt động của công ty với giám đốc thông qua việc lập Báo cáo tài chính.
Bộ phận kho:
Có trách nhiệm quản lý và bảo quản an toàn cho hàng hóa;
Báo cáo về tình hình hàng hóa Nhập – Xuất – Tồn.