CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HOÀNG
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Xi măng VICEM Hoàng Mai
Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng VICEM Hoàng Mai em nhận thấy : về cơ bản công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ đúng chế độ kế toán của Nhà Nước và Bộ Tài Chính ban hành đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hợp lý và chưa thật tối ưu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau :
Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp :
Công Ty Cổ Phần Xi Măng VICEM Hoàng Mai sản xuất và kinh doanh rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang lại một mức lợi nhuận khác nhau. Vì vậy công ty cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng từ đó xây dựng
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều đó thì công ty phải phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng sau mỗi kỳ báo cáo.
Đối với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp công
ty có thể phân bổ theo doanh số bán.
Ta sẽ có tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh theo doanh số bán như sau :
Chi phí quản lý kinh doanh
phân bổ cho thành phẩm i = Chi phí QLKD cần phân bổ
+ Doanh số bán thành phẩm i
Tổng doanh số bán
Khi phân bổ chi phí kinh doanh cho từng loại thành phẩm thì ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng loại thành phẩm đó. Qua đó, ta tính được lợi nhuận thuần của từng loại thành phẩm, cụ thể là đối với xi măng lợi nhuận thuần chiếm tỷ lệ lớn so với lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy xi măng là mặt hàng chủ lực của công ty từ đó công ty có những biện pháp thúc đẩy mạnh tiệu thụ, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Bên cạnh đó ta có thể biết được mặt hàng nào của công ty kinh doanh không hiệu quả để đưa ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó nữa không.
Mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt:
Công ty nên sử dụng sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền để giảm bớt số lượng nghiệp vụ ghi vào sổ nhật ký chung, giảm bớt
sự dày đặc khó theo dõi của sổ nhật ký chung. Ngoài ra nhìn vào sổ nhật ký bán hàng ta cũng có thể thấy ngay được doanh thu bán hàng trong ngày của công ty.
Biểu sô 3.1: Mẫu sổ nhật ký bán hàng
Công ty CP xi măng vicem Hoàng Mai
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Tháng… năm…
ĐVT: VNĐ
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Phải thu
từ người mua
TK ghi Nợ
SH NT Hàng
hóa
Thành phẩm
Dịch
vụ
Số trang trước chuyển sang
... ... .... ... ... ... ... ...
Cộng chuyển trang sau
Công ty nên xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ:
Số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, với các bên liên quan của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán và các thông tin trong báo cáo tài chính đã được công bố. Do đó doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nộ bộ là một bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi công ty phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ công ty, giúp công ty phát hiện kịp thời những sai sót, sơ hở, những điểm yếu để báo cáo kịp thời cho lãnh đạo công ty.