Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình khởi sự doanh nghiệp nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH

3.3. Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh

3.3.1. Kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Có lẽ đối với một nhà doanh nghiệp thì việc bỏ ra hàng giờ để suy nghĩ và hoạch định là tất cả những gì họ cần phải làm. Tuy nhiên, có sự khác nhau rất lớn giữa việc trình bày một cơ hội và việc phát triển một kế hoạch kinh doanh. Có hai điểm khác biệt quan trọng trong cách thức tiếp cận vấn đề. Đầu tiên, một kế hoạch kinh doanh có thể có hai công dụng:

(1) Nêu rõ số tiền mà một người nào đó đóng góp vào trong doanh nghiệp.

(2) Hướng dẫn những chính sách và hành động của doanh nghiệp trong vài năm. Vì vậy, những chiến lược và những bài trình bày cần phải làm rõ ràng, không quá tham vọng và có tiềm năng được ủng hộ.

Một điểm khác biệt nữa chính là yếu cầu mức độ chi tiết phải cao hơn. Điều này có nghĩa là nhóm cần phải dành nhiều thời gian hơn để thu thập dữ liệu một cách chi tiết và trình bày một cách rõ ràng. Chẳng hạn, trong giai đoạn sàng lọc cơ hội, bạn có thể hoàn toàn đúng khi cho rằng thị trường mục tiêu của sản phẩm nằm trong phạm vi từ 30 đến 60 triệu đô la Mỹ và thị trường đang phát triển với tốc độ trên 10% mỗi năm. Tuy nhiên, với việc lập kế hoạch thì mức độ chi tiết như vậy thi chưa đủ. Phạm vi doanh số cần thu hẹp nhiều hơn vì nếu không giới hạn, những ai đọc hay sử dụng kế hoạch có thể không tin tưởng lắm vào những con số này. Và nếu nói rằng thị trường mục tiêu phát triển ở mức trên 10% thì quá mơ hồ. Điều đó có nghĩa là thị trường tăng trưởng ở tỷ lệ giữa năm ngoái và năm trước đó hay có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng này là tỷ lệ trung bình của ba năm qua? Vì vậy, mức tăng trưởng trên 10% là khó có thể chấp nhận và thông tin trình bày như vậy không chính xác. Cần phải trình bày và nêu rõ tốc độ phát triển thực sự của thị trường. Đồng thời, cũng cần nêu và giải thích rõ liệu tỷ lệ này có thay đổi hay không

và lý do tại sao.

Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho một doanh nghiệp khởi sự có thể mất từ 200 đến 300 giờ đồng hồ. Nếu chuyển thời gian này sang buổi tối và những ngày cuối tuần thì quá trình này có thể kéo dài từ 3 đến 12 tháng.

Một kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh hay tình huống như mua lại thường mất khoảng một nửa thời gian trên vì người ta đã biết nhiều về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn những yếu tố như thị trường, cạnh tranh, thông tin kế toán và tài chính.

Mặc dù chúng ta có thể dự kiến là kế hoạch sẽ được thông hiểu, nhưng thực tế thì kế hoạch không thể bao quát được mọi chi tiết. chúng ta nên tuân thủ nguyên tắc 80/20 khi xây dựng kế hoạch. Nguyên tắc này có nghĩa là chúng ta sẽ cung cấp một báo cáo phân

tích và thảo luận đủ sâu về một vấn đề chính yếu (20%) và một bản khái quát (khoảng 80%) những nhân tố ít quan trọng hơn đối với sự thành công của dự án.

Bảng 4.3. là bản mục lục mẫu của một kế hoạch kinh doanh. Thông tin trình bày ở đây thường có trong những kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất và đây chính là một khuôn khổ rất hữu ích để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Việc tổ chức các thông tin thô thành các phần giúp cho việc quản lý thông tin được thuận lợi hơn. Tương tự, trong khi mức độ chi tiết và trật tự trình bày rất quan trọng. Điều này có thể thay đổi với từng tình huống cụ thể và phụ thuộc vào mục đích của kế hoạch và giai đoạn của doanh nghiệp cùng với những nhân

tố khác.

Bảng 4.3. Mục lục kế hoạch kinh doanh

TÓM TẮT

Mô tả khái niệm về công ty và công ty.

Cơ hội và chiến lược.

Thị trường mục tiêu và các dự đoán.

Các lợi thế cạnh tranh.

Các chi phí.

Các con số kinh tế, khả năng sinh lợi và

tiềm năng thu hoạch.

Nhóm

The offering

NGÀNH CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM

HAY DỊCH VỤ

Công ty và khái niệm

Các sản phẩm hay dịch vụ

Chiến lược thâm nhập và tăng trưởng

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ

TRƯỜNG.

Các khách hàng

Quy mô thị trường và các xu hướng

Thị phần và doanh số dự kiến.

Đánh giá hiện tại về thị trường

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP.

Lợi nhuận biên và lợi nhuận ròng biên.

Tiềm năng lợi nhuận và khả năng bền

vững.

Chi phí cố định, biến đổi.

Thời gian hòa vốn.

Số tháng để đạt dòng ngân quỹ dương.

KẾ HOẠCH MARKETING

Toàn bộ chiến lược marketing.

Định giá

Chiến thuật bán hàng.

KẾ HOẠCH THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN.

Tình trạng và các nhiệm vụ phát triển.

Các khó khăn và rủi ro.

Cải tiến sản phẩm và các sản phẩm mới.

Các chi phí.

Các vấn đề ưu tiên.

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT.

Chu kỳ hoạt động Các vị trí địa lý

Hạ tầng cơ sở và các cải thiện Chiến lược và các kế hoạch.

Các vấn đề quy định và luật pháp NHÓM QUẢN LÝ

Tổ chức Nhân sự quản lý chính Trả công quản lý và sở hữu.

Các nhà đầu tư khác.

Thuê lao động và các cam kết khác và quyền chọn cổ phiếu và các kế hoạch thưởng.

Ban giám đốc.

Các bên hữu quan khác, quyền và các hạn chế.

Các nhà tư vấn chuyên nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ.

KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT RỦI RO, VẤN ĐỀ VÀ CÁC GIẢ THIẾT, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.

Báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán thực.

Dự toán báo cáo thu nhập.

Dự toán bảng cân đối kế toán.

Biểu đồ và các tính toán hòa vốn.

Các chính sách dịch vụ và bảo hành.

Quảng cáo và khuyến mãi

Phân phối.

Kiểm soát chi phí.

Một số điểm nổi bật.

KẾ HOẠCH KHAI THÁC VỐN.

Nguồn tài trợ mong muốn.

Niêm yết Vốn hóa

Sử dụng vốn Thu nhập của người đầu tư PHỤ LỤC

3.3.2. Bảng kiểm tra cuối cùng.

Bảng liệt kê dưới đây giúp bạn phân bổ thời gian và duy trì khả năng tập trung của bạn. những điểm dưới đây cũng rất quan trọng khi bạn chuẩn bị bài trình bày trực tiếp kế hoạch kinh doanh của công ty.

Câu hỏi ôn tập

Phát biểu một cách nhanh chóng và phân cấp dữ liệu của bạn – thông tin chi tiết có giá trị.

1. lấy mốc là những độc giả, đặc biệt là trong phần tóm tắt, bằng cách thể hiện cơ hội

mà bạn có thể:

- Nhận diện một nhu cầu hoặc cơ hội trong một thị trường rộng lớn và phát triển.

- Chuyển ý tưởng thành một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu nào đó, tận dụng

cơ hội đó.

- Giải thích rằng bạn có kiến thức và nhóm có thể xây dựng một doanh nghiệp hoạt động có lãi và bền vững (hoặc biết cách thức bạn tạo ra một nhóm như vậy).

2. ưu tiên những điểm mà bạn đang thưc hiện theo ba hạng mục như sau:

- Sự cần thiết: không có kế hoạch này sẽ không có ý nghĩa.

- Biết là rất tốt: hỗ trợ trực tiếp và cung cấp nội dung cho những điểm thiết yếu.

- Hấp dẫn: cung cấp thông tin sâu hơn về thị trường,về ngành nhưng có lẽ không liên quan trực tiếp đến điểm mấu chốt của kế hoạch kinh doanh. Những thông tin thú vị nên được chuyển xuống phần phụ lục vì nếu không làm như vậy thì sẽ không tác động đến độc giả.

3. Xác định quy mô thị trường: Ai là khách hàng của bạn? tại sao họ mua sản phẩm

và dịch vụ của bạn? Mua với số lượng bao nhiêu và với giá nào?

4. Đưa vào những minh chứng về các khách hàng: điều này sẽ làm tăng độ tin cậy cho kế hoạch của bạn.

5. thảo luận về cạnh tranh: tại sao khách hàng sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn thay cho một sản phẩm hoặc dịch vụ khác.

6. Xây dựng chiến lược marketing: khách hàng sẽ nhận thức về sản phẩm hoặc dịch

vụ của bạn như thế nào và bạn sẽ mang lại lợi ích của họ như thế nào?

7. Phải thật sự cụ thể khi thảo luận với nhóm của bạn: xác định kinh nghiệm phù hợp nào mà thành viên có thể đem lại cho doanh nghiệp. nếu bạn không thể xác định những nhà quản lý chủ chốt, bạn nên liệt kê những kinh nghiệm mà bạn muốn có

và lập kế hoạch tuyển dụng.

8. Chuẩn bị một cách khá chi tiết và phải rõ ràng, người ta sẽ nhắc đi nhắc lại nhiều lần đối với những lỗi bất cẩn do sai sót trong in ấn.

1. Kế hoạch kinh doanh là gì? Kế hoạch chuẩn bị cho ai? Tại sao?

2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn thiện gồm những nội dung gì?

3. Ai là người chuẩn bị kế hoạch kinh doanh?

4. Những nhà đầu tư tiềm năng sử dụng kế hoạch kinh doanh như thế nào? Họ sử dụng cơ sở nào để đánh giá?

5. Kế hoạch kinh doanh ngắn gọn là gì? Khi nào và tại sao nó có thể được xem như

là một công cụ hiệu quả?

6. Hãy giải thích tại sao những con số trong kế hoạch không phải là quan trọng?

7. Các nhà doanh nghiệp sử dụng quá trình hoạch định kinh doanh như thế nào để xác định những thành viên trong nhóm tốt nhất, những nhà quản lý và những nhà đầu tư làm tăng thêm giá trị cho dự án/

8. Chuẩn bị đề cương cho một kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể mà bạn đang nuôi dưỡng trong ý nghĩ của bạn?

Một phần của tài liệu Giáo trình khởi sự doanh nghiệp nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)