CHƯƠNG 4: TÊN VÀ CẤU TRÚC CÔNG TY
4.3. Đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế
4.3.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh
Các nội dung về đăng ký kinh doanh được quy định trong các Nghị định số02/2000/NĐ–CP ngày 03/02/2000, Nghị định số 109/2004/NĐ–CP ngày 02/04/2004 và hiện đang thực hiện theo Nghị định số 88/2006/NĐ–CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức thành hai cấp: cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung Ương) và cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
oỞ cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư. Riêng
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
oỞ cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất. Hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh ở cấp này.
Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh.
4.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế
Sau khi đã chọn được tên doanh nghiệp,
mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng
ký kinh doanh và làm con dấu. Việc đăng ký kinh doanh thường được tiến hành ở Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian cấp đăng ký kinh doanh dao động từ 1 tuần tới 2 tuần tùy theo địa phương và tính đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
Việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) bao gồm các công việc sau :
o Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
o Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
o Nếu sau 10 ngày làm việc mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
o Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Việc đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể bao gồm các công việc sau:
o Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
o Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, phải có bản sao hợp lệ
chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
o Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định, phải có bản sao hợp lệ văn
bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
o Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh.
o Nếu sau 5 ngày làm việc mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra, sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần đăng
ký mẫu dấu công ty tại công an thành phố hoặc tỉnh thành doanh nghiệp hoạt động.Việc cấp con dấu mất 1 – 2 tuần tùy địa phương.
Đăng ký mã số thuế
Doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế thành phố, tỉnh thành hoặc chi cục thuế địa phương. Thời gian cấp mã số thuế dao động 1 – 2 tuần.
Sau khi đã có mã số thuế, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký thuế và mua hoá đơn tại Chi cục thuế, nơi doanh nghiệp làm trụ sở, thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cơ quan thuế và doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần làm dự kiến thu nhập của doanh nghiệp trong năm với Chi cục thuế, và nộp thuế tạm ứng ở mức doanh nghiệp dự kiến theo từng quý. Nếu doanh nghiệp dự kiến lãi quá cao, mức nộp thuế tạm ứng của doanh nghiệp cũng bị cao như vậy, điều này có thể khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn
về tài chính khi mới khởi nghiệp. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp sẽ cân đối số tiền thuế tạm ứng thực nộp trong năm và số cần nộp theo báo cáo thực tế để đóng thêm hoặc xin hoàn trả chênh lệch (nếu có).
4.3.3 Các giấy tờ cần thiết
Các giấy tờ cần thiết trong Hồ sơ Đăng ký kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp bao gồm:
Câu hỏi ôn tập
1. Khi lựa chọn tên công ty cần phải chú ý những vấn đề gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường và thương hiệu của đối thủ cạnh tranh?
2. Tại sao cần kiểm tra ý nghĩa của tên gọi và các tên gọi đã được đăng ký?
3. So sánh ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác?
4. Sự giống và khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể?
5. Những thuận lợi và khó khăn khi mua lại một doanh nghiệp so với việc hình thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới?
6. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển nhượng?
7. Những thuận lợi và khó khăn khi khởi sự kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thuơng mại (Franchise)?
8. Các bước công việc cần tiến hành khi mua quyền thương mại?