Địa điểm và trang thiết bị

Một phần của tài liệu Giáo trình khởi sự doanh nghiệp nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 101 - 108)

6.1.1. Xác định địa điểm kinh doanh

6.1.1.1. Địa điểm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động

Địa điểm kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa đến khách hàng. Ngày nay, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới, phát triển sản phẩm; chiến lược kinh doanh, cũng cần thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ nhưng khi đã quyết định mua, thuê địa điểm kinh doanh thì quyết định đó lại đồng nghĩa với sự ổn định lâu dài và không thể thay đổi dễ dàng. Đối với mỗi ngành kinh doanh tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh có thể đôi chút khác nhau, nhưng về cơ bản đó là yếu tố P (Place) có tính ổn định nhất trong các P của Marketing hỗn hợp. Do đó, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

 Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc chọn địa điểm xây dựng nhà xưởng, kho bãi quan trọng hơn nhiều việc tìm địa điểm đặt văn phòng hay cửa hàng vì việc di chuyển máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi đòi hỏi tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí

và làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Địa điểm đặt nhà xưởng, kho bãi phải đảm bảo các nguyên tắc như có cơ sở hạ tầng phù hợp, có sẵn lực lượng lao động, giao thông thuận tiện (cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm), có khả năng mở rộng trong tương lai…

 Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ và ngành kinh doanh bán lẻ nói chung, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đối với từng ngành lại

có các tiêu chí đặc thù khác nhau nhưng về cơ bản địa điểm kinh doanh càng thuận tiện

và dễ thu hút khách hàng mục tiêu càng tốt. Đặc trưng của các ngành này đều là ngành phân tán, do đó doanh nghiệp sẽ khó thành công nếu cứ cố gắng đạt được tính kinh tế nhờ quy mô.

6.1.1.2. Địa điểm kinh doanh và các đối tượng hữu quan

Có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm kinh doanh. Một trong những yếu tố đó là sự phù hợp của địa điểm đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy tự trả lời xem vị trí kinh doanh sẽ chọn quan trọng với ai, quan trọng như thế nào.

Đối với bản thân doanh nhân:

 Không gian đó trước hết phải thật thuận tiện với

cá nhân bạn. Nếu cảm thấy nó không thuận tiện với bạn, thì có nghĩa là bạn đã chọn nhầm chỗ. Nên nhớ, bạn chính là người làm việc ở đó đầu tiên, hàng ngày và lâu nhất.

Đối với khách hàng: Địa điểm phải thuận tiện cho khách hàng mục tiêu của

doanh nghiệp. Nếu địa điểm không thuận tiện thì dù chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt đến mấy thì khách hàng cũng sẽ thưa dần. Nếu mất khách hàng doanh nghiệp cũng chẳng tồn tại được lâu.

Đối với nhân viên của doanh nghiệp

 : Vấn đề này không quan trọng lắm, nhất

là vào thời điểm ban đầu này, khi doanh nghiệp chưa có hoặc chỉ có một vài nhân viên. Tuy nhiên, khả năng thu hút và giữ các nhân viên tốt cũng là một ưu điểm nên cân nhắc tới khi chọn địa điểm doanh nghiệp.

Đối với các đối tác chiến lược:

 Thực tế là các mối quan hệ đối tác chiến lược dễ

có được giữa các đối tác ở cùng khu vực địa lý. Ví dụ như Thung lũng Silicon trở thành điểm quy tụ của ngành công nghệ thông tin; Phố Wall là nơi tập trung của các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán…

Đối với các nhà đầu tư hay người mua tiềm năng:

 Có thể khi mới thành lập,

doanh nhân thậm chí còn chưa nghĩ đến khía cạnh này, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng coi trọng giá trị dài hạn của doanh nghiệp chắc chắn sẽ coi vị trí kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố rất đáng quan tâm.

6.1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm kinh doanh

Có nhiều tiêu chí được dùng để lựa chọn địa điểm kinh doanh. Sau đây là một số cáctiêu chí cơ bản:

o Lựa chọn khu vực phù hợp (danh tiếng): Một địa chỉ ở khu buôn bán sầm uất

có tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp của bạn không? Các khách hàng giàu có thích tìm đến những doanh nghiệp nằm trong vùng dành cho giới của họ không?

Một số ngành kinh doanh đòi hỏi khu vực danh giá, sầm uất tại các trung tâm lớn (thời trang, giải trí, khách sạn, nhà hàng…) trong khi đó một số ngành lại thành công tại các khu vực dân cư nhỏ hơn (siêu thị, băng đĩa, giặt là,

ăn uống, nhà nghỉ…). Như vậy, ngành nghề

và khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng khi chọn khu vực kinh doanh. Lưu lượng và mức độ thuận tiện về giao thông: có thể có những địa điểm trông thật sự phù hợp vào buổi sáng nhưng có thể lạc lõng vào buổi trưa, thường xuyên tắc đường vào buổi chiều nhưng lại vắng tanh vào buổi tối và các ngày nghỉ. Do đó không nên chọn địa điểm kinh doanh vội vàng, nên khảo sát những địa điểm tiền năng vào các thời điểm khác nhau trong ngày, các ngày trong tuần hay thậm chí trong các kiểu thời tiết khác nhau để tránh những điều phiền toái không đáng có do địa điểm không phù hợp. Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và ngành kinh doanh bán lẻ thường rất thích nơi giao thông đông đúc, ngược lại, những người tìm chỗ thuê văn phòng thì không.

o Kiểm tra các quy định trong khu vực: Nhiều thành phố có các yêu cầu khoanh

vùng rất khắt khe. Hãy nghiên cứu tình hình và đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm. Cần kiểm tra các quy định về ngành nghề được phép hoạt động, các quy định về bảng biểu, nơi đỗ xe cho khách hàng và nhân viên…

o Mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng: các doanh nghiệp dịch vụ và kinh doanh

bán lẻ cần được đặt trong một khu vực có dân cư tăng trưởng cao, tăng trưởng kinh tế tốt

và dân cư có xu hướng chi tiêu cho tiêu dùng. Điều này có thể thấy thông qua việc làm ăn đang thuận lợi phát đạt hay chật vật của các doanh nghiệp hiện đang có mặt trong khu vực.

o Khoảng cách tới đối thủ cạnh tranh: cần xem xét khoảng cách từ địa điểm

tiềm năng tới các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện có. Khoảng cách này quá gần hoặc quá

xa đều không có lợi. Nếu khoảng cách quá gần, các đối thủ cạnh tranh sẽ có lợi thế của người đi trước. Nếu muốn tạo khoảng cách xa đối thủ cạnh tranh mà lại chọn địa điểm tại khu vực chuyên kinh doanh các mặt hàng khác cũng sẽ gặp bất lợi do khách hàng không

yên tâm vì không có cơ hội lựa chọn và so sánh. Trong một số ngành, việc chọn địa điểm gần nhau cũng có tác dụng tích cực tới hiệu quả kinh doanh chung của tất cả các doanh nghiệp.

o Mua hoặc thuê địa điểm: nếu tiềm lực tài chính tốt và chọn được địa điểm

kinh doanh lý tưởng, doanh nghiệp có thể mua đứt luôn để đảm bảo tính ổn định và tránh các rắc rối phát sinh sau này. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đều chọn phương án đi thuê để giảm bớt áp lực tài chính. Khi đó, doanh nghiệp cần quan tâm tới từng điều khoản trong hợp đồng thuê nhà như tiền thuê, tăng tiền thuê, thời gian thuê, chi phí bảo dưỡng thông thường, sửa chữa của người thuê, nhượng quyền thuê…

Như vậy, để ra một quyết định chắc chắc và cẩn thận đòi hỏi doanh nghiệp phảinghiên cứu một loạt các vấn đề phức tạp. Do đó cần giữ thái độ cởi mở với các lựa chọn khác, thực hiện nghiên cứu và sẵn sàng đưa ra một trong những quyết định quantrọng nhất để khởi sự hoạt động cho doanh nghiệp.

6.1.2. Trang bị máy móc văn phòng

Trang bị máy móc văn phòng phù hợp là việc rất

cần thiết để giảm bớt khối lượng công việc và nâng

cao hiệu quả hoạt động quản lý. Sự phù hợp của

máy móc, thiết bị được hiểu là khả năng đáp ứng

yêu cầu công việc trong hiện tại và tương lai, đồng

thời tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu. Các

doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới khởi

nghiệp càng cần phải chú trọng điều này. Một mặt,

chi phí đầu tư càng cao thì càng lâu thu hồi vốn

đầu tư. Ngược lại, nếu máy móc thiết bị

không bảo đảm sẽ gây ra sự lãng phí khi quy mô

sản xuất và mức độ phức tạp trong quản lý tăng lên đòi hỏi máy móc hiện đại và đồng bộ. Việc trang bị máy móc, thiết bị cho văn phòng cần chú ý một số điểm sau đây:

 Tùy theo yêu cầu công việc của từng bộ phận, từng cá nhân để trang bị máy móc cho đúng yêu cầu. Ví dụ, bộ phận thiết kế, đồ họa, kỹ thuật, quản trị hệ thống mạng… cần được trang bị máy tính có cấu hình mạnh, tốc độ nhanh; ngược lại, khối văn phòng với các công việc đơn giản như soạn thảo văn bản, kiểm tra và gửi thư điện tử (e- mail), tính toán chi phí… thì không cần những máy tính quá hiện đại, đắt tiền. Máy tính xách tay (laptop) chỉ thực sự cần thiết đối với nhân viên những bộ phận thường xuyên di chuyển khỏi công ty.

 Nếu có thể, nên trang bị hệ thống máy tính đồng bộ và cùng thời điểm để tất cả các máy móc đều hoạt động thông suốt. Mặt khác, sự đồng bộ này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt là được giảm giá từ nhà cung cấp mà còn tiết kiệm được chi phí và thuận lợi cho việc bảo dưỡng định kỳ.

Việc trang bị những thiết bị ngoại vi như máy in, máy fax, máy scan, máy chiếu… cần cân nhắc đến khả năng hoạt động của từng thiết bị và nhu cầu sử dụng thực tế của oanh nghiệp.

Thiết bị kết nối Internet: nên lắp đặt thiết bị kết nối Internet băng thông rộng để

nhân iên có thể dễ dàng hoàn thành công việc và giữ mối liên hệ thông suốt, nhanh chóng với khách hàng.

6.1.3 Trang web của doanh nghiệp

6.1.3.1. Lợi ích của trang web

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi Internet ngày càng trở nên phổ biến và trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc và cuộc sống, thì lợi ích của rang web đối với việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Trang web trở thành cửa ngõ để doanh nghiệp tiếp thị hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ của mình đến khắp nơi trên thế giới.

Cụ thể, trang web có thể mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau đây:

Cung cấp thông tin nhanh chóng, cập nhật, không hạn chế khối lượng.

Phạm vi quảng bá toàn cầu, không bị giới hạn về khu vực địa lý.

Thông tin luôn có sẵn để phục vụ tại bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo, thông tin dễ dàng được thay đổi mà không cần phải

in ấn lại như brochure, catalogue, danh thiếp…

Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng (để trưng bày, giới thiệu sản phẩm…) và chi phí

thuê nhân công (nhân viên phục vụ, bán hàng, chăm sóc khách hàng…).

Tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

6.1.3.2. Thiết kế trang web

Doanh nghiệp cần quyết định xem nên tự xây dựng trang web hay thuê những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Mỗi lựa chọn đều có chi phí và lợi ích riêng.

6.1.3.3. Tự thiết kế trang web

Doanh nghiệp có thể chọn phương án này nếu bản

thân doanh nhân hay một nhân viên trong doanh

nghiệp có khả năng và có hiểu biết nhất định về

thiết kế trang web. Phương án này tuy có ưu điểm là

tiết kiệm chi phí nhưng cũng có nhiều hạn chế như:

Mất thời gian và công sức vào thiết kế

trang web thay vì tập trung thời gian cho hoạt động

kinh doanh chính. Các công cụ hỗ trợ tạo trang web

như Microsoft Frontpage hay Macromedia’s

Dreamweaver dù đã được cải tiến nhiều nhưng không thể thay thế hoàn hảo cho các trang web mà một người chuyên nghiệp mã hóa bằng tay.

Có thể đánh mất thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng nếu trang web thiếu

tính chuyên nghiệp, khó truy cập, đường dẫn không hoạt động hay thông tin không cập nhật…

Do những hạn chế này mà các doanh nghiệp thường thuê những nhà thiết kế chuyên nghiệp để xây dựng cửa ngõ nối doanh nghiệp với thế giới bên ngoài.

6.1.3.4. Thuê nhà thiết kế trang

web chuyên nghiệp

 Lợi ích đầu tiên có thể thấy là một

người lập trang web chuyên nghiệp có chuyên

môn kỹ thuật để tạo ra một trang web có thể

phù hợp với tất cả các trình duyệt và hoạt động trôi chảy. Việc đầu tư thuê một người lập trang web chuyên nghiệp cũng cho phép doanh nghiệp tập trung thời gian để kinh doanh

và bớt thời gian tìm tòi, nghiên cứu nhằm trở thành người thiết kế trang web cho chính mình.

 Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể giao phó hoàn toàn công việc cho nhà thiết kế chuyên nghiệp. Phải xác định rằng nhà thiết kế chuyên nghiệp chỉ dùng kiến thức chuyên môn để tư vấn và hiện thực hóa những ý tưởng và yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp cần phải xác định các vấn đề sau:

 Mục đích lập trang web của doanh nghiệp là gì? Trang web chỉ có tác dụng giới thiệu về các sản phẩm của doanh nghiệp trên mạng hay doanh nghiệp muốn dùng nó để bán sản phẩm, dịch vụ qua Internet.

 Ngân sách dành cho việc lập và duy trì hoạt động của trang web là bao nhiêu?

 Ai sẽ là người chịu trách nhiệm thường xuyên bảo trì trang web của doanh nghiệp?

 Ai là người cập nhật những nội dung và thông tin mới?

 Người lập chỉ thiết kế hay còn chịu trách nhiệm tiếp thị cho trang web của doanh nghiệp?

 Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thông tin về nhà thiết kế trước khi chính thức chọn nhà thiết kế. Các thông tin cần tìm hiểu như: những trang web mà nhà thiết kế đã thiết kế trước đó, tính chuyên nghiệp của nhà thiết kế, thời hạn hoàn thành, chi phí…

6.1.3.5. Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế trang web

Dù doanh nghiệp tự thiết kế hay thuê nhà thiết kế trang web chuyên nghiệp thì cũng cần lưu ý một số điểm sau:

oTrang web nên thiết kế đơn giản: ví dụ như trang web www.google.com,

www.amazon.com... rất đơn giản, không nhiều hình ảnh động, không nhiều màu sắc nhưng quan trọng là tính năng rất mạnh của chúng. Khách hàng không cần những trang web quá ấn tượng mà điều cơ bản là cung cấp được những chức năng, thông tin, sản phẩm họ cần.

oHàng hóa, dịch vụ, loại hình kinh doanh phù hợp: Không phải bất cứ thứ gì

cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng bởi

vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Do đó, khi quyết định bán hàng qua mạng, doanh nghiệp cần khảo sát kỹ thị trường cho sản phẩm của mình.

oTốc độ truyền tải: Tốc độ là một yếu tố rất quan trọng đối với 1 trang web, nhất

là trong thương mại điện tử. Những trang web có tốc độ truyền tải chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Để cải thiện tốc độ truyền tải, trang web không nên có quá nhiều hình ảnh và âm thanh không thực sự hữu ích. Ngoài ra, những khâu khác cũng cần lưu ý tốc độ như: trả lời email, giao hàng…

oTiện ích khác: cũng giống như trong thương mại truyền thống, khi khách hàng

chịu dừng chân lâu trong gian hàng của doanh nghiệp ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là

họ đã bắt đầu quan tâm và muốn mua sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, các trang web cũng cần cung cấp thêm các thông tin hữu ích và hấp dẫn khác để giữ chân khách hàng.

oSearch Engine: Đăng ký trang web của doanh nghiệp tại các Search Engine

(công cụ tìm kiếm) để được liệt kê ở các trang đầu. Điều này tạo cơ hội để khách hàng tìm thấy trang web của doanh nghiệp trong hàng tỉ các trang web khác.

6.1.4. Thương mại điện tử

6.1.4.1. Thương mại điện tử là gì?

Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử, nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT

là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động

thương mại bằng những phương tiện điện tử.

TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động

thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các

phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại

được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết

kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh

doanh.

TMĐT càng được biết tới như một

phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi

Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet.

6.1.4.2. Lợi ích của thương mại điện tử

Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Cụ thể như sau:

 Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống.

Ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư.

 Giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng.

 Các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán.

 Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng.

Những lợi ích như vậy chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

6.1.4.3. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (Business to Business), Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (Business to

Consumer), Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (Business to

Government), Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (Consumer to Consumer), Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (Government to Consumer).

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình khởi sự doanh nghiệp nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)