CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VÁN ĐỀ sử DỤNG PHẦN MỀM MINECRAFT TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN NHẰM PHÁT NÀNG Lực HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CO SỞ
1.6. Một số phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực họp tác cho học
1.6.1. Phương pháp dạy học dự án
Ì.6.Ỉ.Ỉ. Khái niệm, đặc điểm dạy học dự án
* Khái niệm, đặc điểm dạy học dự án
DH theo dự án [26] là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
DH theo dự án là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy với hành động, gắn nhà trường và xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển NL làm việc tự học, NL sáng tạo, NLHT, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác của người học, hình thành phẩm chất của con người lao động mới.
* Đặc điếm của dạy học dự án
- DH dự án [29] được xây dựng nhằm hướng tới ba mục tiêu cơ bản sau:
31
Vê kiên thức: HS đạt được chuân chương trình hoặc có thê nhiêu hơn;
về kỹ năng: HS được rèn luyện các KN như tự lập kế hoạch, thực hiện dự án, báo cáo và trình bày kết quả, đánh giá dự án;
về thái độ: Rèn luyện ở HS tính tích cực, tự lực, có ý thức vận dụng KT vào thực tiễn; hòa đồng giúp đỡ nhau trong học tập, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
- Đặc điểm cùa DH dự án được cụ thể hóa như sau:
Định hướng thực tiễn: Nội dung của các dự án chủ yếu xuất phát từ những tình huống thực tiễn, tạo cơ hội học tập cho người học được vận dụng các KT, KN của bản thân vào giải quyết nhừng vấn đề thực tế trong cuộc sống. Các nhiệm vụ phù hợp với NL thực tế của người học nhằm tạo động lực cho người học trong suốt quá
trình thực • hiện• • dự án.
Định hướng hứng thú người học: Người học được đề xuất hoặc lựa chọn những dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành công việc, đồng thời mong muốn được đánh giá. Ngoài ra, cơ hội HT với các bạn trong lớp trong quá trình thực hiện
dự án cũng làm tăng hứng thú của người học.
Định hướng hành động: Người học cần kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cần khám phá, tồng hợp và giải thích thông tin một cách ý nghĩa. Qua đó người học kiểm tra, củng cố, mở rộng kiến thức và khả năng hành động của bản thân cũng như kinh nghiệm thực tiễn.
Định hướng sản phẩm: Sau khi thực hiện dự án, người học cần tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa. Kết quả dự án có thể là bài báo, mô hình, trình bày thí nghiệm,...
Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia một cách chủ động và tích cực vào các giai đoạn của quá trình học tập: đề xuất, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn để, tạo ra sản phẩm và trình bày kết quả thực hiện.
Cộng tác làm việc: Các dự án thường được tố chức thực hiện theo nhóm, các thành viên phân công công việc cụ thế giữa các thành viên trong nhóm sau đó họ’p tác cùng nhau giải quyết vấn đề của nhóm được giao. Ngoài sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm thì còn có sự tương tác giữa người học với giáo viên, giừa người học với môi trường sống, góp phần rèn luyện các kỹ năng có giá trị, đặc biệt là
kĩ năng sống cho người học.
Định hướng kì năng mềm: làm việc theo dự án nhằm hỗ trợ phát triển cả KN tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như họp tác, tự giám sát, tìm kiếm, và đánh giá thông tin...Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi định hướng sẽ kích thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Đồng thời
HS còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các KN mềm như: KN học tập và thích ứng,
32
KN thu thập và xử lí thông tin, KN sông và hoạt động nghê nghiệp...
Tính phức họp có ỷ nghía xã hội, thực tiễn: Nội dung của dự án có thể có sự kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học nhằm giải quyết những vấn đề
mang tính phức hợp, liên môn.
Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập được thiết kế tính thiết thực, liên quan tới nhiều lĩnh vực kiến thức, và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề
thực tiễn. Sau thời gian làm việc tích cực, HS thấy được kết quả công việc của mình,
GV đánh giá được kết quả học tập của HS theo mục tiêu bài học từ đó HS nhìn rõ
hơn về những cái gì mình nhận thức được.
Hoạt động trong DH dự án gồm các hành động, xây dựng công việc, sự tham gia thảo luận, thái độ cời mở, trao đồi thông tin. Trong một dự án, hoạt động của HS
không chỉ là đọc, nghiên cứu, viết giới hạn trong không gian lớp học mà còn được
thực hiện trải nghiệm trong thực tế. Vì vậy một dự án thường được thực hiện trong
khoảng thời gian (từ vài ngày đến vài tuần) để có thể hoàn thành quá trình áp dụng
kiến thức vào thực tế. Đây là cơ hội để HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm hoặc
các hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
1.6.1.2. ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dự án
a) Ưu điểm
- HS học sâu và hiệu quả bền vững: HS được tìm hiểu và học tập theo nhiều hình thức, dạng hoạt động khác nhau nhằm giúp cho HS hiều được sâu, nhớ lâu KT.
- Tàng cường sự tham và gia nâng cao hứng thú tạo cảm giác thoải mái cho HS: HS được lựa chọn dự án nhở theo sở thích để có thể chủ động, độc lập trong việc
thực hiện các nhiệm vụ. Do đó các em cảm thấy thấy thoải mái và hứng thú hơn
trong học tập.
- Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập của HS trong hoặc ngoài lớp học mang tính tích cực: các nhiệm vụ và các hình thức học tập thay đổi tại các dự
án nhỏ tạo cho HS nhiều cơ hội khác nhau (khám phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo,
chơi...) điều này giúp tạo động lực tích cực cho HS.
- Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS, GV luôn theo dõi và trợ giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu. Điều đó tạo ra sự tương tác cao giữa GV
và HS, đặc biệt là HS trung bình, yếu. Ngoài ra HS còn được tạo điều kiện để hỗ trợ,
họp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trinh độ và nhịp độ. b) Hạn chế
- HS chưa biết cách khai thác các nguồn tài nguyên khác nhau để làm bằng chứng cho các lập luận của mình;
33
- HS chưa có nhiều kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết các vấn đề một cách có kể hoạch;
- Đòi hỏi GV phải dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị chu đáo về thời gian
và không gian nghiên cứu cho các dự án. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi về cả phương tiện,
cơ sở vật chất và tài chính nên khó thực hiện trên diện rộng.
- GV phải có kinh nghiệm tô chức, quản lí, giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS.
1.6.1.3. Quy trình thực hiện dạy học dự án
• Quy trình tổ chửc dạy học dự án
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier [10], [26] đà nghiên cứu về
lí luận DH hiện đại, để tổ chức DH theo dự án người dạy cần thực hiện 5 bước sau:
- Bước 1: Xây dựng ý tưởng, chọn đề tài và xác định mục đích dự án
GV và HS cùng đưa ra các ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích cùa dự án.
Dự án phải chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với năng lực cùa HS, trong đó, có sự liên hệ nội dung học tập đến hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội, đặc biệt là nhừng vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
GV hướng dẫn HS xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí.
- Bước 3: Thực hiện dự án
+ Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ Các thành viên trong nhóm thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra.
+ HS thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc.
- Bước 4: Thu thập kết quả và trĩnh bày sản phẩm dự án
+ Kết quả thực hiện dự án có thể được trình bày dưới dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích, báo cáo...) và có thế được trình bày trên Powerpoint, trang Web,...
+ Các thành viên cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến
thức mới mà HS đà tích lũy được thông qua dự án.
9
9
+ Sản phâm dự án của các nhóm có thê trình bày giữa các nhóm người học, giới thiệu trước lớp, trong trường hay ngoài xã hội.
- Bước 5: Đánh giá dự án
+ GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản phẩm thu được, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của HS.
+ GV hướng dẫn HS rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.
* Một số lưu ý khi sử dụng dạy học dự án
34
- GV nên dành thời gian 30 phút của 1 tiêt học cho việc hướng dân HS thực hiện các công việc sau:
Giai đoạn lập kế hoạch dự án: gợi ý HS tìm hiểu chủ đề liên quan (sử dụng sơ
đồ tư duy); phân chia nhóm phù hợp sau khi các HS đã lựa chọn chủ đề; hướng dẫn
HS lập kế hoạch nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Giai đoạn thực hiện dự án: thu thập thông tin gì, ở đâu, bằng cách nào, sử dụng phương tiện gì? Xử lý thông tin như thế nào?
Giai đoạn tổng họp và báo cáo kết quả: lưu ý hướng dẫn HS cách tống hợp báo cáo, cách trình bày báo cáo.
- Xác định rõ mục tiêu học tập của HS, HS đạt được gì về KT, KN, thái độ,
NL cụ thể.
- Tập trung vào tư duy bậc cao, không chỉ là những KN đọc sách hay sử dụng CNTT.
- Nội dung/chủ đề gắn với thực tiễn, cập nhật những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan tới nội dung bài học như: ô nhiễm môi trường an toàn thực phẩm.
Ị. 6.2. Phương pháp dạy học họp tác nhóm
1.6.2.1. Khái niệm, đặc điểm dạy học họp tác nhóm
DH HT nhóm [39] là PPDH tích cực nhằm giúp HS tăng cường được khả năng tập trung, học tập đúng mục tiêu, có tinh thần đoàn kết, NL giao tiếp và HT cúa HS.
Đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của HS trong quá trình làm việc nhóm,
9
HS có cơ hội đê phát triên tư duy săc bén, tư duy phản biện cùa bản thân mình với các thành viên trong nhóm. Và HS cũng có cơ hội để rèn luyện KN lắng nghe, chấp nhận ý kiến khác nhau, thỏa hiệp và nhìn nhận các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong đó, dưới sự tổ chức và điều khiền của GV, HS được chia thành nhiều nhóm nhỏ liên kết lại với nhau thành một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bàng trí tuệ tập thế đế hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
1.6.2.2. Ưu điểm và hạn chế của phương phảp dạy học hợp tác nhóm
a) Ưu điểm
- Tạo điều kiện cho HS được hoạt động, trao đối, khám phá, thu nhận tri thức.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và khả năng ghi nhớ của HS.
- Thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập. Nếu tổ chức tốt cho mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của nhóm, không ai được dựa dẫm vào ai thì các thành viên sẽ làm việc hiệu quả hơn.
- Phát triển KN HT, giao tiếp, KN xã hội cho HS. Tạo môi trường cho HS nhút nhát có điều kiện tham gia xây dựng bài, cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau.
35
9 9
- Tạo không khí học tập sôi nôi, bình đăng và găn bó, trạng thái tâm lí học tập tốt. Khi trao đổi, mỗi HS nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, xác định điều cần học hởi thêm.
- Tạo bầu không khí thân thiện vui vẻ, người học sẽ cảm giác hứng thú, tăng sức chịu đựng, làm việc lâu mệt mỏi trong môi trường học tập thuận lợi để HS giúp
đở, chia sẻ, giải thích và động viên lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự họp tác, ý thức tập thể.
b) Hạn chế
- Học theo nhóm đòi hỏi không gian lớp học phải rộng với số lượng HS vừa phải. Nếu số lượng HS quá đông GV sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động của HS ở mỗi nhóm.
- Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc.
- Tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện, gây ồn ào. Thời gian cho hoạt động học tập cần có đủ và nhiều thời gian.
- Không phải bài học/ nội dung nào cũng áp dụng được PPDH hợp tác nhóm. Khi GV áp dụng cứng nhắc, quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài, hoạt động nhóm sẽ không có tác dụng.
- Đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm tồ chức, quản lí, giám sát các hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS.
1.6.2.3. Quỵ trĩnh thực hiện dạy học hợp tác nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho tất cả HS hoặc cho từng nhóm: Chia lớp thành các nhóm có số thành viên như nhau (4-6 người), các nhóm này được gọi là nhóm hợp tác. Mỗi thành viên được giao một phần nội dung bài học. Thành viên số 1 của tất cả các nhóm được giao tìm hiểu kĩ một phần nội dung như nhau. Thành viên số 2, 3, 4... còn lại của tất cả các nhóm được giao các nội dung khác, như nhau cho cùng số.
- Lập nhóm thảo luận: có thể theo NL, sở thích, ngẫu nhiên hay chồ ngồi ở lớp của HS.
- HS thảo luận, làm việc nhóm: Thực hiện theo nhiệm vụ đã được giao trong thời gian quy định. Các thành viên của nhóm nghiên cứu cá nhân, chuẩn bị phần nội dung của mình. Sau đó các thành viên có nhóm cùng chủ đề thảo luận với nhau trong khoảng thời gian xác định và trở thành nhóm chuyên gia của nội dung đó. Các thành viên thuộc nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác cùa mình và giảng lại cho cả nhóm nghe phần nội dung của minh. Các thành viên trình bày lần lượt cho hết nội dung bài học. Trong quá trình thảo luận, GV sẽ là người định hướng, hỗ trợ kịp thời HS, nhóm
HS vấn đề thắc mắc, cần thiết.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả.
36